Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nhóm Halogen (Hóa học 10) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nhóm Halogen (Hóa học 10) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nhóm Halogen (Hóa học 10) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đã từ rất lâu, học theo kiểu lớp “học truyền thống” đã hằn sâu trong lòng mỗi người, không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Đó là kiểu học sinh đến trường, lắng nghe thầy cô giảng bài rồi về nhà làm bài tập. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng về mọi mặt của xã hội, cách dạy và học của giáo viên, học sinh cũng có sự thay đổi đáng kể. Từ chỗ chỉ có sách giáo khoa, đã xuất hiện sách tham khảo, sách báo khoa học, rồi đến máy tính, điện thoại có mạng internetCách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học. Để đáp ứng được một nguồn nhân lực dồi dào bắt kịp với sự phát triển của ngành công nghiệp hiện đại, ngành giáo dục luôn phải tiếp nhận những cái mới, cải tiến từng bước cho phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, Học sinh phải học trực tuyến trong một thời gian dài buộc ngành giáo dục, nhà trường, giáo viên và học sinh phải tìm biện pháp khắc phục khó khăn và nâng cao chất lượng học tập. Việc dạy học trực tuyến đặt vai tò tự học của học sinh lên hàng đầu. Để học sinh không cảm thấy buồn chán, mệt mỏi với kiểu học truyền thống, mỗi thầy cô giáo cần lựa chọn các phương pháp phù hợp để nâng cao ý thức tự giác, tự học của học sinh. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi nhận thấy mô hình lớp học đảo ngược là mô hình phù hợp nhất với tình tình hiện nay và xu thế trong tương lai. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nhóm Halogen (Hóa học 10) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nhóm Halogen Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học (TH) của học sinh trung học phổ thông (THPT). 3. Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để phát triển năng lực tự học cho học sinh khi dạy chương Nhóm Halogen thông qua mô hình lớp học đảo ngược? 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mô hình lớp học đảo ngược trong dạy Hóa học chương Nhóm Halogen lớp 10 nhằm phát triền năng lực tự học của học sinh THPT. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học và học chương Nhóm Halogen Hóa học lớp 10. 1 + Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu cũng như quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược để đề xuất quy trình vận dụng dạy học Chương Nhóm Halogen. 9. Đóng góp mới của đề tài - Góp phần làm rõ cơ sở lí luận về vấn đề hình thành và phát triển năng lực (NL) và năng lực tự học (NLTH) cho HS THPT, làm rõ khái niệm, vai trò đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược. - Xác định được các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá sự phát triển NL tự học cho HS THPT. - Điều tra, đánh giá được thực trạng việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học nhằm phát triển NLTH cho học sinh THPT. - Thiết kế được kế hoạch bài dạy và đưa ra quy trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược cho học sinh nhằm phát triển NL tự học. - Dạy học thử nghiệm trên 2 cặp lớp đối chứng (ĐC) và xử lý số liệu thực nghiệm (TN). - Đánh giá được NLTH của HS thông qua các tiêu chí và bộ công cụ đã xác định ở trên. 3 Sơ đồ của biểu hiện của năng lực tự học N NG ỰC TỰ HỌC T NH C CH PHƢƠNG PH P HỌC 1. Có tính kỉ luật. 1. Có kỹ năng tìm kiếm và thu hồi 2. Có tư duy phân tích. thông tin. 3. Có khả năng tự điều chỉnh. 2. Có kiến thức để thực hiện các hoạt 4. Ham hiểu biết. động học tập. 5. Linh hoạt. 3. Có năng lực đánh giá, kỹ năng xử lý 6. Có năng lực giao tiếp xã hội. thông tin và giải quyết vấn đề. 7. Mạo hiểm, sáng tạo. 8. Tự tin, tích cực. 9. Có khả năng tự học. Nhóm đặc biệt bên ngoài: chính là phương pháp học nó chứa đựng các kỹ năng học tập cần phải có của người học, chủ yếu được hình thành và phát triển trong quá trình học, do đó phương pháp dạy của giáo viên sẽ có tác động rất lớn đến phương pháp học của học trò, tạo điều kiện để hình thành, phát triển và duy trì năng lực tự học. Nhóm đặc điểm bên trong (tính cách) được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua các hoạt động sống, trải nghiệm của bản thân và bị chi phối bới yếu tố tâm lý. Chính vì điều đó mà giáo viên nên tạo môi trường để học sinh được thử nghiệm và kiểm chứng bản thân, đôi khi chỉ cần phản ứng đúng sai trong nhận thức hoặc nhận được lời động viên, khích lệ cũng tạo ra được động lực để người học phấn đấu, cố gắng tự học. Tác giả Taylor [Tay lor, B (1995), Self- directed Learning: Revisiting an idea most appropriare for middle school students] khi nghiên cứu về vấn đề tự học của học sinh trong trường phổ thông đã xác định năng lực tự học có những biểu hiện sau: NGƢỜI C N NG ỰC TỰ HỌC Thái đ Tính cách K năng 1. Chịu trách nhiệm với việc 1. Có động cơ học tập. 1. Có kỹ năng thực hiện các học tập của bản thân. 2. Chủ động thể hiện kết hoạt động học tập. 2. Dám đối mặt với những quả học tập. 2. Có kỹ năng quản lý thời thách thức. 3. Độc lập. gian học tập. 3. Mong muốn được thay 4. Có tính kỉ luật. 3. Lập kế hoạch. đổi. 5. Tự tin. 4. Mong muốn được học. 6. Hoạt động có mục đích. 7. Thích học. 8. Tò mò ở mức độ cao. 9. Kiên nhẫn. 5 Động cơ tự học được phát triển dần trong quá trình HS chiếm lĩnh đối tượng học tập. Khi HS thực hiện các nhiệm vụ tự học, mục đích tự học sẽ xuất hiện dưới hình thức là hoàn thành nhiệm vụ học tập. Khi động cơ đủ mạnh, để phù hợp với điều kiện bản thân mỗi các nhân cần lựa chọn cho mình những hình thức, nội dung và xây dựng kế hoạch tự học thích hợp. Trong quá trình tự học, việc lĩnh hội tri thức sẽ dần nâng tầm hiểu biết. Như vậy động cơ học tập cũng được cũng cố và nâng lên mức cao hơn . 1.2.2. Chu trình tự học Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn và các cộng sự , chu trình tự học của học sinh là một chu trình 3 thời: - Thời 1: Tự nghiên cứu - Thời 2: Tự thể hiện - Thời 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Hình 1. Chu trình tự học. Thời (1): Tự nghiên cứu Người học tự tìm hiểu, tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới và tạo ra sản phẩm ban đầu hay gọi là sản phẩm thô có tính chất cá nhân. Thời (2): Tự thể hiện Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng sự hợp tác, trao đổivới các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Sau khi trình bày sản phẩm của mình qua trao đổi của bạn bè, qua góp ý của thầy thì người học sẽ tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình sau đó tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học . 1.2.3. Các hình thức tự học Khi nói đến học thì chúng ta đều nghĩ tới học các kiến thức và kĩ năng. Đây là 2 mục đích quan trọng của việc học. Tuy nhiên cách để đến được “vạch đích” và cách để vận dụng những kiến thức kĩ năng đã đạt được sẽ là quan trọng hơn cả. Để đến được vạch đích, ngoài việc được các yếu tố khách quan tác động thì việc tự học tự chau dồi kiến thức là điều cần thiết nhất. Khả năng tự học của mỗi người khác nhau cũng như có những biểu hiện và mức độ khác nhau. 7 + Tóm tắt nội dung; + Lập bảng hoặc sơ đồ để hệ thống lại kiến thức. - Tự kiểm tra, tự điều chình thông qua: + Câu trả lời, đáp án của bạn b ; + Cá nhân học sinh tự trả lời, tự đưa ra đáp án; + Tổng kết của GV. Để tự học có hướng dẫn của học sinh đạt kết quả cao, giáo viên phải tuân thủ nghiêm những điều sau: - Tạo động lực cho người học, giúp người học vượt qua các khó khăn, nhất là giai đoạn đầu. - Không châm trước, chiếu cố để người học không có tư tưởng ỷ lại. - Tạo được điều kiện về cơ sở vật chất cho việc tự học. 1.2.4. Vai trò của người giáo viên trong việc hướng dẫn học inh tự học GV cần phân tích tầm quan trọng của việc tự học của học sinh và hiệu quả của nó mạng lại cho người học nhằm tạo động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, r n luyện kĩ năng, thói quen chí tự học cho học sinh, giúp học sinh tự tìm kiếm, khám phá tri thức mới chất lượng và hiệu quả cao hơn. Giáo viên cần bồi dưỡng năng lực tự học sau cho học sinh: - Xây dựng và duy trì động cơ học tập cho học sinh. - Xây dựng phương tiện học liệu tự học để học sinh có thể học tập mọi lúc, mọi nơi phù hợp với điều kiện và sở thích cá nhân của học sinh. - Xây dựng các nội dung học tập hấp dẫn, trực quan, phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh. - Tạo điều kiện cho HS tự đánh giá được kết quả học tập sau mỗi lần học. - Nội dung bài học trên lớp không được lặp lại nội dung đã tự học ở nhà mà là sự tiếp nối, phát triển, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng của HS và định hướng tự học. 1.3. ý luận về mô hình lớp học đảo ngƣợc 1.3.1. ơ lược ề lớp học t ền th ng lớp học đảo ngược Lớp học truyền thống Ở lớp học truyền thống, học sinh đến trường ngồi nghe giảng bài thụ động và hình thức này được giới chuyên môn gọi là Low thinking (suy nghĩ thấp). Sau đó các em về nhà làm bài tập và quá trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu học sinh không hiểu bài. Lúc này cha mẹ các em sẽ phải đóng vai người thầy bất đắc dĩ để giúp con mình làm bài và hầu hết đều không thành công trong vai trò này, hoặc rất vất vả vì phụ huynh không có chuyên môn. Như vậy, nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới thuộc người thầy, và theo thang tư duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là “Biết” và “Hiểu”). 9 1.3.2.Ư điểm của mô hình lớp học đảo ngược Mô hình lớp học đảo ngược có những ưu điểm : - GV đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học tập của HS nên có nhiều thời gian để theo dõi quan sát hoạt động của HS, có điều kiện tập trung cho nhiều đối tượng HS khác nhau nhất là các đối tượng cần nhiều sự hỗ trợ hơn so với các bạn. - HS có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình, chủ động, tự chủ học tập - Tăng cường khả năng tương tác, tương tác ngang hàng giữa các HS với nhau. - HS có nhiều cơ hội học hỏi với bạn, với thầy - HS tự quyết định tốc độ học phù hợp, có thể tua nhanh hoặc xem lại nhiều lần khi chưa hiểu, qua đó làm chủ việc học của mình. - Hỗ trợ các HS vắng mặt nhờ các bài học luôn trực tuyến và được lưu trữ lại. - HS tiếp thu tốt hơn có thể được chuyển tiếp đến các chương trình học cao hơn mà không ảnh hưởng gì đến các bạn còn lại. - Phụ huynh có nhiều cơ hội hỗ trợ cho HS chuẩn bị bài tốt hơn trong thời gian tự học ở nhà. 1.3.3. Hạn chế của mô hình lớp học đảo ngược Mô hình lớp học đảo ngược cũng tồn tại những hạn chế sau: - Không phải mọi HS đều có đủ điều kiện về máy vi tính và kết nối Internet để tự học trực tuyến. - Việc tiếp cận với nguồn học liệu có thể khó khăn với một số em chưa có kĩ năng về CNTT và mạng Internet. Tốc độ mạng không phải lúc nào cũng ổn định để thuận lợi khi học tập. - Để kích thích và tạo động lực cho HS thì GV phải có kiến thức về CNTT ở một mức độ nhất định, phải đầu tư thời gian và công nghệ lớn. Những phân tích trên có thể cho thấy chỉ phù hợp với một số bài học chứ không thể áp dụng đại trà, chỉ thành công khi có các phương tiện học tập phù hợp. Ngoài ra, vai trò của GV trong việc thiết kế, điều hướng, hỗ trợ HS trong các hoạt động nhóm trên lớp cũng rất quan trọng, quyết định sự thành công của mô hình. 1.3.3. Phương tiện học tập trong mô hình lớp học đảo ngược Để tổ chức được lớp học đảo ngược hiệu quả, giáo viên cần sự trợ giúp của một số công cụ hỗ trợ. Và có rất nhiều công cụ hỗ trợ với những tính năng ưu việt khác nhau: - Các công cụ trình chiếu: Microsoft PowerPoint 2010; Wondershare PPT2Flash Professional, soạn giảng bằng video. - Công cụ hổ trợ soạn giảng: Microsoft PowerPoint 2010, MathType 7, ChemOffice Suite 2018 ... 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_tron.pdf