Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình “lớp học đảo ngược” vào việc dạy học chủ đề văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình “lớp học đảo ngược” vào việc dạy học chủ đề văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình “lớp học đảo ngược” vào việc dạy học chủ đề văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÁP DỤNG MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” VÀO VIỆC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VĂN TỰ SỰ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH Môn: Ngữ Văn Tác giả: Trần Thị Oanh Tổ: Ngữ Văn-Tiếng Anh SĐT: 0827916692 Năm học 2021-2022 1.1. Xác định những tiết dạy học chủ đề Văn tự sự sẽ thực hiện mô hình “Lớp học đảo ngược”. (10 tiết)...............................................................................18 1.2. Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề............................................................18 1.3. Xây dựng bảng mô tả năng lực, phẩm chất:.................................................20 1.4. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ VĂN TỰ SỰ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ...........................................21 1.5. Thiết bị dạy học và học liệu:............................................................................23 1.6. Tìm hiểu về vấn đề khó khăn mà HS sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện...................................................................................................................23 2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ VĂN TỰ SỰ THEO MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC”.......................................................................23 2.1. Trước khi đến lớp.............................................................................................23 2.2. Tiến trình dạy học trên lớp .............................................................................49 2.2.1. Trình bày ........................................................................................................49 2.2.2. GV tổ chức các hoạt động để HS tương tác và chia sẻ lẫn nhau.................49 2.2.3. Nhận xét, đánh giá sản phẩm........................................................................49 2.3. Thiết kế hoạt động học tập sau giờ học lên lớp .............................................50 2.3.1. GV thiết kế các bài tập sau giờ học trên lớp .................................................50 2.3.2. Hướng dẫn HS làm hồ sơ học tập .................................................................51 2.3.3. GV theo dõi, đánh giá kết quả làm bài tập của HS.......................................52 2.3.4. Tổng kết và báo cáo kết quả đánh giá...........................................................52 2.3.5. Hoàn thiện và điều chỉnh kế hoạch: .............................................................52 IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................52 1. Kết quả đánh giá các sản phẩm của HS (Xem Hồ sơ học tập của HS ở phần phụ lục 1).....................................................................................................52 2. Kết quả đánh giá tính khả thi của việc thực hiện mô hình “Lớp học đảo ngược” vào dạy học chủ đề Văn tự sự trong chương trình Ngữ Văn 10 tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh ...............................................................52 3. Phân tích, đánh giá..............................................................................................56 PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................58 1. Ý nghĩa của đề tài: ..............................................................................................58 2. Tính mới: .............................................................................................................59 3. Kiến nghị..............................................................................................................59 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................60 PHẦN PHỤ LỤC. ....................................................................................................... PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thứ nhất là xuất phát từ ý nghĩa của việc đổi mới PPDH theo hướng hiện đại. Chương trình GDPT mới được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình của các nước tiên tiến trên thế giới. Và đổi mới PPDH là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này. GDPT nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải đổi mới cách tiếp cận các thành tố của quá trình dạy học. Một trong những trọng tâm của đổi mới giáo dục hiện nay là đổi mới PPDH, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của HS với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của GV nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại là rất cần thiết và cần được triển khai rộng rãi nhằm tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho HS. Chính môi trường này sẽ là tiền đề để tạo ra một thế hệ trẻ có khả năng hội nhập sâu rộng với thế giới trong kỷ nguyên mới với đầy cơ hội và thách thức, góp phần tạo tiền đề để phát triển toàn diện nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế. Thứ hai là xuất phát từ ý nghĩa của mô hình “Lớp học đảo ngược”. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ thì việc dạy học kết hợp sử dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy quá trình học tập bên ngoài lớp học là một xu thế đã và đang ngày càng phổ biến trong giáo dục trên thế giới. Với PPDH truyền thống, GV phải dành phần lớn thời gian trên lớp để giúp người học nắm được những kiến thức, kỹ năng mới, sau đó người học làm bài tập, thực hành tại lớp, được giao bài tập về nhà để củng cố, hoàn thiện tri thức đã tiếp nhận được. Làm như vậy chưa thực sự tạo cho người học tính chủ động, tích cực và hứng thú trong học tập. Thế giới ngày càng phẳng, người học có nhiều lựa chọn và cơ hội để tự học hiệu quả với sự hỗ trợ của các tài liệu học phong phú trên Internet. Trên cơ sở đó họ đã đưa ra các hình thức như đọc và tóm tắt tài liệu về bài học mới, trả lời câu hỏi, hoặc hoàn thành phiếu bài tập để kiểm tra sự hiểu biết của người học. Từ phương thức này đã phát triển nên mô hình “Lớp học đảo ngược’ được ứng dụng trong dạy các môn học khác nhau. Mô hình “Lớp học đảo ngược” ra đời và ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới giúp người học phát triển khả năng tự học, tính chủ động và tích cực, không phụ thuộc. Không chỉ hướng tới sự chủ động tích cực của người học, mô hình này cũng chú trọng tương tác giữa người học và GV, người học tham gia phát biểu, thảo luận, xây dựng bài giảng, chốt kiến thức cùng GV. Như vậy, mọi hoạt động học trên lớp học đảo ngược đều xoay quanh người học, lấy người học làm trung tâm, thúc đẩy học trò tích cực và năng nổ hơn. Thực chất của mô hình là đảo ngược cách học tập truyền thống sao cho phát huy được tối đa tiềm năng trí tuệ, tính tích cực và khả 1 Cùng với sự phát triển nhanh của khoa học - kỹ thuật, khối lượng tri thức của nhân loại tăng và thay đổi từng giờ đòi hỏi nền giáo dục nước ta đào tạo ra những người lao động năng động, tự chủ, tích cực và sáng tạo. Đáp ứng các yêu cầu đó, có thể thấy mô hình “Lớp học đảo ngược” là mô hình hiện đại, phù hợp cần được nghiên cứu và vận dụng. Với mong muốn nghiên cứu mô hình dạy học mới và sử dụng chúng nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học Văn nói riêng, tác giả quyết định chọn đề tài: Áp dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” vào việc dạy học chủ đề Văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh. Qua đề tài này, người viết muốn khảo sát thực tế để tìm hiểu, nắm bắt, đánh giá được thực trạng dạy học Ngữ Văn tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh, trên cơ sở đó, đề xuất mô hình dạy học mới nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho HS THPT nói chung và HS trường THPT Nguyễn Duy Trinh nói riêng trong thời đại mới. Đề tài được người viết thực hiện trong dạy học tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh. PHẦN II. NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Mô hình Lớp học đảo ngược. 1.1. Khái niệm Lớp học đảo ngược Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một phương pháp đào tạo mới trong đó cung cấp nội dung học tập cho người học học tập trước khi vào lớp. Lớp học đảo ngược là mô hình giảng dạy năng động, có thể hiểu rằng so với phương pháp học tập truyền thống, người học đến lớp nghe thầy cô giảng bài rồi trở về nhà làm bài tập sẽ được “đảo ngược” bằng phương pháp người học phải xem các tài liệu học tập (hồ sơ môn học, slide bài giảng, video, giáo trình, các bài hướng dẫn) ở nhà thông qua hệ thống quản lý học tập (classroom, zalo, ). Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động tương tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu, như vậy giúp người dạy và người học thảo luận, nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề trong nội dung môn học. 1.2. Mô hình Lớp học đảo ngược Hoạt động của Người dạy Người học người tham gia - Soạn tài liệu giảng dạy, video - Tự học, xem, tiềm hiểu Ngoài không gian bài giảng bài giảng lớp học - Chia sẻ với người học trên - Ghi chú những điều Hệ thống quản lý học tập chưa rõ, chưa hiểu, chuẩn 3 “Tổng hợp” và “Đánh giá”). nhiệm vụ bậc cao lại do học sinh và phụ huynh là những người không có chuyên môn đảm nhận. Ngược lại, với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình E-Learning đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thông tin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự khám phá những kiến thức mới này và làm bài tập ở mức độ dễ ở nhà. Khi đến lớp, các em được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ, các bài tập bậc cao, khó cũng sẽ được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm. 1.4. Cách tổ chức mô hình lớp học đảo ngược Nguyên tắc tổ chức hoạt động học tập theo mô hình lớp học đảo ngược là: - Lớp học đảo ngược đảm bảo nguyên tắc phải lấy người học làm trung tâm. - Thời gian ở lớp được dành để khám phá các kiến thức sâu hơn và tạo ra những cơ hội học tập thú vị cho HS. - Những bài giảng, những video giáo dục trực tuyến do GV thiết kế, tuyển chọn để truyền tải nội dung kiến thức sẽ được HS sử dụng ở bên ngoài lớp học. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là điều kiện quan trọng để triển khai mô hình lớp học đảo ngược. - Các học liệu có thể được trình bày đa dạng, phù hợp với phong cách học, phương thức học khác nhau (ví dụ: văn bản, video, âm thanh, đa phương tiện). - Các công cụ có các chức năng tạo cơ hội cho người học có thể thảo luận, trao đổi và tương tác trong và ngoài lớp học. - Các công cụ có thể cung cấp thông tin phản hồi tức thì, ẩn danh cho người dạy và người học nhằm mục đích đánh giá và đánh giá cải tiến, điều chỉnh vì sự tiến bộ của người học (ví dụ: câu hỏi kiểm tra nhanh, câu hỏi thăm dò/khảo sát, các công cụ đánh giá theo tiến trình... ). - Nhờ một số chức năng của công cụ công nghệ, việc thu thập dữ liệu sự tiến bộ và thành tích học tập của người học, dự báo các khó khăn, thách thức đối với người học cũng được cung cấp 5
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_vao.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình “lớp học đảo ngược” vào việc dạy học chủ đề văn tự sự trong ch.pdf