Sáng kiến kinh nghiệm Bước đầu thực hiện thử nghiệm phương pháp dạy học theo dự án đối với môn Sinh học 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bước đầu thực hiện thử nghiệm phương pháp dạy học theo dự án đối với môn Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bước đầu thực hiện thử nghiệm phương pháp dạy học theo dự án đối với môn Sinh học 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị TRƯỜNG THPT THANH BÌNH Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔN SINH HỌC 10 Người thực hiện: LÂM THỤY ANH THƯ Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học - Lĩnh vực khác ........................................................... Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN Mô hình Phần mềm Phim ảnhCD Năm học 2011- 2012 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chưa bao giờ trong lịch sử nền giáo dục nước ta xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường sự tích cực, chủ động của người học lại phát triển mạnh mẽ như trong các thập kỷ gần đây. Việc đẩy mạnh ứng dụng phương pháp Dạy học giải quyết vấn đề vào giảng dạy đã được tiến hành từ nhiều năm nay, điều này cũng đồng thời khuyến khích học sinh chủ động trau dồi các kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ việc học. Tuy nhiên việc ứng dụng thực tế vào giảng dạy hiện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do sự chưa tương hợp giữa nội dung và thời gian thực hiện chương trình, sự chênh lệch trình độ của học sinh và kể cả những hạn chế về trình độ của giáo viên. Với mục đích bước đầu thử nghiệm ứng dụng kết hợp dạy học tăng cường sự tích cực của học sinh và phát triển khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ học tập, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “ Bước đầu thực hiện thử nghiệm phương pháp dạy học theo dự án đối với môn Sinh học 10”. II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Dạy học theo dự án: Chương trình Intel Teach to the Future - Dạy học cho tương lai của Intel Khoa học kỹ thuật thế giới phát triển với tốc độ ngày càng cao, cung cấp cho học sinh những kiến thức của sách giáo khoa là chưa đủ để các em có thể tự tin và bản lĩnh sẳn sàng khi bước vào một thế giới được thúc đẩy bởi công nghệ. Điều quan trọng hơn là trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng cơ bản để các em tự học, tự rèn luyện bản thân trên con đường tìm kiếm tri thức và hoàn thiện nhân cách. Chương trình Intel Teach to the Future - Dạy học cho tương lai là một phần trong sáng kiến “Những đột phá trong lĩnh vực giáo dục của Intel” (Intel® Innovation in Education), kết hợp với các nhà giáo dục tại các cộng đồng trên toàn thế giới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các lĩnh vực công trình học, toán học, khoa học và công nghệ, giúp học sinh, sinh viên phát triển các kỹ năng suy nghĩ ở cấp độ cao hơn để có thể thành công trong một nền kinh tế tri thức. Chương học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục cũng được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [1]. Trong những năm gần đây, để khuyến khích tinh thần tự học của học sinh nhiều phương pháp dạy học đã được giáo viên ứng dụng như kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật khăn trải bàn chúng phát huy tính tích cực học tập của học sinh bằng việc kích thích, dẫn dắt học sinh suy nghĩ, khám phá tri thức mới. Tuy nhiên các phương pháp này chưa đặt học sinh vào vị trí cần vận dụng khoa học kỹ thuật vào tìm hiểu các kiến thức mới cũng như vận dụng chúng vào giải quyết các nhiệm vụ được giao. - Sinh học là môn học kết hợp các vấn đề lý thuyết và có rất nhiều vận dụng thực tiễn. Điều này là một lợi thế khi giảng dạy Sinh học vì có thể khai thác những vận dụng này kích thích hứng thú học tập của học sinh; đồng thời các khái niệm, tính chất cũng như các quá trình sinh học cũng là các nội dung mà khi giao bài tập hay nội dung nghiên cứu cho học sinh, giáo viên có thể khai thác để đòi hỏi học sinh tự nâng cao năng lực ứng dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật mới để có thể tìm hiểu và trình bày kết quả công việc của mình. Đặc điểm này là điều kiện rất thuận lợi để ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào giảng dạy. 2.2. Nội dung, đối tượng và biện pháp thực hiện 2.2.1. Nội dung và đối tượng Nội dung thử nghiệm là chương cuối của chương trình Sinh học 10, chương Vi-rút và bệnh truyền nhiễm Bước đầu thử nghiệm phương pháp dạy học theo dự án, chúng tôi chọn đối tượng là các HS khá giỏi đầu cấp, lớp thử nghiệm là lớp 10A1 và lớp đối chứng là 10A2. 2.2.2. Biện pháp thực hiện 2. Phương tiện cần thiết: hình ảnh/phim về sự nhân lên của vi-rút, hình ảnh một số vi-rút độc và vi-rút ôn hòa 3. Tiến trình thực hiện: - Nộp nội dung và sửa bài: 27-29/3/2012 - Báo cáo trước lớp: 6/4/2012 PHẦN 3. VI-RÚT GÂY BỆNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA VI-RÚT TRONG THỰC TIỄN 1. Mục tiêu cơ bản - Nêu được tác hại của vi-rút đối với vi sinh vật, thực vật và côn trùng. - Nêu được nguyên lý và ứng dụng thực tiễn của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ: sản xuất các chế phẩm sinh học như vacxin, inteferon, hoocmon, thuốc trừ sâu (Có thể giới thiệu thêm về cơ chế thực hiện) - Giải thích được vì sao vi-rút tự nó không có khả năng xâm nhập vào tế bào thực vật 2. Phương tiện cần thiết: hình ảnh một số bệnh do vi-rút trên thực vật, côn trùng, cơ chế kỹ thuật di truyền sử dụng phago 3. Tiến trình thực hiện: - Nộp nội dung và sửa bài: 5-7/4/2012 - Báo cáo trước lớp: 10/4/2012 PHẦN 4. BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH- HIV -AIDS 1. Mục tiêu cơ bản - Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. - Trình bày được khái niệm về miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch - Phân biệt khái niệm kháng nguyên và kháng thể - Nêu được khái niệm về HIV và đặc điểm của AIDS, cách thức lan truyền và đề nghị các phương pháp phòng tránh - Sống kí sinh nội bào bắt buộc. Trong tế bào vật chủ, vi rút hoạt động như một thể sống; ngoài tế bào chúng lại như một thể vô sinh. (Để nhân lên, vi rút phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào, vì thế chúng là kí sinh nội bào bắt buộc) * Ví dụ: Vi rút đậu mùa, vi rút viêm gan B, vi rút cúm, vi rút viêm não Nhật Bản, * Phân loại - Dựa vào axit nucleic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không vỏ ngoài thì vi rút gồm 2 nhóm sau: + Vi rút ADN (vi rút đậu mùa, viêm gan B, hecpet) + Vi rút ARN (vi rút cúm, vi rút sốt xuất huyết Dengi, vi rút viêm não Nhật Bản,) - Để đơn giản hơn, người ta phân loại vi rút dựa vào vật chủ: + Vi rút ở người và động vật + Vi rút ở thực vật + Vi rút ở vi sinh vật II. Cấu tạo vi rút: - Cấu tạo chung của vi rút gồm 2 thành phần cơ bản: + Phần lõi: là axit nuclêic (hệ gen của vi rút) giữ chức năng di truyền. + Phần vỏ (vỏ capsit) : bản chất là protein - Phức hợp axit nucleic và vỏ capsit gọi là nucleocapsit. Lõi Axit nucleic Vỏ Capsit 1. Vỏ capsit - Vỏ capsit được cấu tạo từ những đơn vị nhỏ hơn gọi là capsome. - Số lượng capsome càng nhiều thì kích thước vi rút càng lớn. Capsome - Ngoài 3 dạng cơ bản trên, một số vi rút có hình dạng bất định như vi rút cúm. * Thí nghiệm của Franken và Conrat: Vi rút lai mang axit nucleic của chủng A. => Trong 2 thành phần cấu tạo chủ yếu, thì axit nucleic đóng vai trò quyết định mọi đặc tính của vi rút. * Một số loại vi rút Virut b¹i liÖt Virut d¹i Virut HIV Virut Virut kh¶m thuèc l¸ viªm n·o * Phân biệt virut và vi khuẩn: Tính chất Vi rút Vi khuẩn Có cấu tạo tế bào Không Có Chỉ chứa ADN hoặc ARN Có Không Phagơ: enzim lizozim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài. Cơ chế: bao đuôi được kích thích→co lại, đẩy trụ đuôi xuyên vào tế bào chủ. AND của pha gơ theo trụ đuôi đi vào tế bào. 3. Sinh tổng hợp Vi rút sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nucleic và protein cho riêng mình. Một số trường hợp vi rút có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp. Quá trình tổng hợp: Tổng hợp enzim của vi rút Tổng hợp axit nuclêic Tổng hợp protein vỏ 4. Lắp ráp: Lắp axit nucleic vào protein vỏ để tạo vi rút hoàn chỉnh. Vỏ capsit bao lấy lõi AND, các bộ phận như là đĩa gốc, đuôi gắn lại với nhau tạo thành phagơ mới. II/Vi rút ôn hòa và vi rút độc- Chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan 1. Vi rút ôn hoà Ở một số tế bào, bộ gen của vi rút gắn vào NST của tế bào, tế bào vẫn sinh trưởng bình thường, vi rút này gọi là vi rút ôn hoà. - Nhóm vi rút chỉ kí sinh ở côn trùng như Baculo Virut Baculo - Nhóm vi rút kí sinh ở côn trùng sau đó mới nhiễm vào người và động vật: khoảng 150 loại. Những vi rút này thường sinh độc tố. Khi muỗi hoặc bọ chét đốt người hoặc động vật thì virut sẽ xâm nhiễm và gây bệnh cho người và động vật. - VD: vi rút viêm não ngựa, vi rút Đengi (DHF) gây bệnh sốt xuất huyết Vi rút Đengi Vi rút viêm não 3. Vi rút kí sinh ở thực vật Bộ gen của hầu hết các vi rút kí sinh ở thực vật là ARN mạch đơn. Sau khi nhân lên trong tế bào, vi rút lan sang các tế bào khác qua cầu sinh chất Hiện nay người ta đã biết 600-1000 bệnh ở thực vật do vi rút gây ra. Vi rút gây tắc mạch làm cho hình thái lá thay đổi: đốm chết, làm xoăn lá hay đốm lá Vacxin Dại Vacxin Viên gan B Một số loại vi rút được nghiên cứu để hạn chế sự phát triển của một số loài động vật hoang dã, ví dụ như Chế phẩm của virut pox được dùng để hạn chế sự phát triển quá mức của những đàn thỏ tự nhiên Chế phẩm từ virut Pox 2. Bảo vệ thực vật Vi rút có thể được dùng để tiêu diệt các côn trùng gây hại cho thực vật Ở Việt Nam đã sản xuất được thuốc trừ sâu sinh học có chứa vi rút Baculo 1) Khái niệm. • HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus, có nghĩa là virút gây suy giảm miễn dịch ở người. • AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch cho HIV gây ra. • Cấu tạo: - HIV là một loại Vi rút có vỏ ngoài - Lõi Vi rút bao gồm 2 phân tử ARN và một loại enzim phiên mã ngược. 2) Đặc điểm của AIDS. • Cơ chế hoạt động của Vi rút HIV. Vi rút HIV phá huỷ các tế bào bạch cầu (tế bào T), là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các tế bào CD4 + T-lymphocyte đóng một vai trò thiết yếu đối với sự hoạt động của hệ thống miễn dịch và là mục tiêu chính của Vi rút HIV. Một khi vi rút xâm nhập vào các tế bào này của cơ thể, nó sẽ gây nhiễm trùng hoặc bị ung thư mà nếu không bị nhiễm vi rút này nó có thể chống lại được. Những nhiễm trùng này gọi là nhiễm trùng cơ hội. Sự phá huỷ này diễn ra trong một thời gian dài, khoảng từ ½ đến 10 năm. Hầu hết những người bị nhiễm HIV đều có vẻ ngoài khoẻ mạnh, không có triệu chứng gì trong nhiều năm. Không thể biết được ai bị nhiễm HIV/AIDS qua vẻ bề ngoài của họ. Thử máu là cách duy nhất để biết được một người có bị nhiễm HIV hay không. • Ba giai đoạn phát triển của bệnh - Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn “cửa sổ” : kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ. - Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 – 10 năm. Lúc này số lượng tế bào limphô T – CD4 giảm dần. - Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kapôsi, mất trí, sốt kéo dài, sút cân, Cuối cùng dẫn đến cái chết không sao tránh khỏi.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_buoc_dau_thuc_hien_thu_nghiem_phuong_p.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Bước đầu thực hiện thử nghiệm phương pháp dạy học theo dự án đối với môn Sinh.pdf