Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp tạo sự hứng thú học Toán cho học sinh THPT thông qua việc dạy, học phần vectơ - Chương trình Hình học lớp 10

pdf 71 trang sk10 16/04/2024 2253
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp tạo sự hứng thú học Toán cho học sinh THPT thông qua việc dạy, học phần vectơ - Chương trình Hình học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp tạo sự hứng thú học Toán cho học sinh THPT thông qua việc dạy, học phần vectơ - Chương trình Hình học lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp tạo sự hứng thú học Toán cho học sinh THPT thông qua việc dạy, học phần vectơ - Chương trình Hình học lớp 10
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
CÁC BIỆN PHÁP TẠO SỰ HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC 
 SINH THPT THÔNG QUA VIỆC DẠY, HỌC PHẦN VECTƠ – 
 CHƯƠNG TRÌNH HÌNH HỌC LỚP 10 
 MÔN: TOÁN HỌC 
 Năm học: 2021-2022 Nội dung Trang 
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
1. Lý do chọn đề tài SKKN 1 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 
3. Phương pháp nghiên cứu 2 
4. Đóng góp của Đề tài 2 
Phần II. Nội dung nghiên cứu 3 
I. Cơ sở khoa học 3 
1. Cơ sở lý luận 3 
1.1. Khái niệm hứng thú 3 
1.2. Đặc điểm của hứng thú 3 
1.3. Biểu hiện của hứng thú 3 
1.4. Vai trò của hứng thú đối với hoạt động học 4 
1.5. Khái niệm hứng thú khi học tập môn Toán 4 
1.6. Một số định hướng nhằm tạo sự hứng thú học Toán cho học sinh THPT 4 
thông qua việc dạy, học phần vectơ - Chương trình Hình học lớp 10. 
 2. Cơ sở thực tiễn 5 
 3. Thực trạng 5 
3.1. Các kết quả đạt được 5 
3.2. Những tồn tại hạn chế 6 
3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế 6 
II. Những biện pháp dạy học nhằm tạo ra sự hứng thú học Toán cho 7 
HS khi dạy, học toán vectơ 
1. Một số vấn đề về dạy học toán vectơ 
 7 
1.1. Những kiến thức vectơ được trình bày trong chương trình Hình học lớp 
10 7 
1.2. Một số dạng toán cơ bản về vectơ trong chương trình Hình học lớp 10 7 
1.3. Một số sai lầm thường gặp của HS về nhận thức toán vectơ 10 
2. Các biện pháp dạy học nhằm tạo ra sự hứng thú học Toán cho học 
sinh THPT thông qua việc dạy, học phần vectơ- Chương trình Hình học 11 
lớp 10 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lý do chọn đề tài SKKN 
 Qua nghiên cứu của các nhà tâm lí học, hứng thú là động lực thúc đẩy chủ thể tạo 
ra các sản phẩm, góp phần vào sự phát triển của xã hội. Mỗi người chúng ta khi được làm 
công việc phù hợp với sự hứng thú thì dù gặp nhiều khó khăn và trở ngại vẫn cảm thấy 
thoải mái và hiệu quả sẽ cao hơn. Trong hoạt động học tập, hứng thú là yếu tố có vai trò 
hết sức quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh. 
Hiện nay ở các trường trung học phổ thông (THPT), bên cạnh những học sinh vui thích, 
đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán 
học, nguyên nhân là do mất hứng thú học tập. 
 Dạng toán hình học về vectơ là kiến thức mới đối với học sinh mới vào lớp 10, đây 
cũng là phần đầu tiên của chương trình Hình học lớp 10. Phần kiến thức này có vai trò rất 
quan trọng để xây dựng kiến thức của các nội dung khác như hệ thức lượng trong tam giác, 
phương pháp tọa độ trong mặt phẳng, nghiên cứu các phép biến hình... cũng như áp dụng 
trong môn Vật lý như phân tích lực, ngoài ra còn nhiều ứng dụng khác trong Toán học, 
trong thực tế và trong các môn học khác. 
 Tuy nhiên qua thực tế nhiều năm giảng dạy toán vectơ, tôi nhận thấy: Khi đứng 
trước việc tiếp nhận một nội dung kiến thức về vectơ, người học thường khá lúng túng vì 
không biết bắt đầu từ đâu; không biết phải chuyển như thế nào từ “ngôn ngữ” tổng hợp 
sang “ngôn ngữ” vectơ và ngược lại; không biết vận dụng những kiến thức nào của vectơ 
trong việc giải quyết một số yêu cầu của bài toán Hình học học sinh còn mắc nhiều sai 
lầm khi biến đổi các biểu thức vectơ và khó khăn trong việc chọn các phép biến đổi thích 
hợp để đạt được kết quả... 
 Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực, chủ 
động, sáng tạo của học sinh, chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp 
cận năng lực của người học; nhằm đáp ứng với yêu cầu dạy, học theo Nghị quyết 29; nhằm 
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; từ thực tiễn dạy học nội dung vectơ 
cũng như việc học của học sinh trong các năm qua, tôi nhận thấy rằng việc tạo hứng thú 
trong học tập cho học sinh (HS) là việc làm hết sức cần thiết. Bản thân tôi nhận thấy việc 
gây hứng thú cho HS trong học tập nội dung vectơ là một trong những giải pháp hết sức 
quan trọng, góp phần phát huy năng lực HS, nâng cao chất lượng dạy và học. Đây chính là 
động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài SKKN: “Các biện pháp tạo sự hứng thú học 
Toán cho học sinh THPT thông qua việc dạy, học phần vectơ - Chương trình Hình học 
lớp 10”. 
 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú và hứng thú học Toán của học sinh THPT. 
 - Tìm hiểu thực trạng về hứng thú học Toán của học sinh THPT hiện nay. 
 1 
 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 I. Cơ sở khoa học 
 1. Cơ sở lý luận 
 1.1. Khái niệm hứng thú 
 Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, có ý nghĩa 
đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt 
động. 
 1.2. Đặc điểm của hứng thú 
 Để thấy được những đặc trưng nổi bật của hứng thú trước hết chúng ta cần phân biệt 
hứng thú với nhu cầu: 
 Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó (đối tượng của hứng thú) bao giờ 
cũng được ta ý thức rõ ràng về ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của chúng ta. Nhưng đối 
tượng gây ra nhu cầu thì ngay từ đầu lại chưa được ta ý thức đầy đủ, chỉ sau một thời gian 
dần dần đối tượng gây ra nhu cầu mới được ta ý thức ngày một rõ ràng hơn. 
 Hơn nữa đối tượng gây ra hứng thú bao giờ cũng làm xuất hiện ở ta một tâm trạng 
dễ chịu, một cảm xúc tích cực, một thiện cảm đặc biệt với nó. Từ đó hứng thú lôi cuốn, 
hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó, tạo ra tâm lí khát khao tiếp cận và đi sâu vào 
nó. Còn đối tượng gây ra nhu cầu thì đôi khi có những trường hợp mặc dù được ta ý thức 
đầy đủ, sâu sắc nhưng đối tượng đó lại có thể không gây ra cho ta một thiện cảm nào. 
Chẳng hạn, ý thức được rất rõ thuốc làm cho ta khỏi bệnh nhưng không phải lúc nào thuốc 
cũng tạo ra cho ta một khoái cảm đặc biệt đối với nó. 
 Như vậy muốn có hứng thú tồn tại cần có 2 điều kiện: 
 Điều kiện 1: Cái gây ra hứng thú phải được cá nhân ý thức, hiểu rõ ý nghĩa của nó 
đối với đời sống riêng của mình. 
 Điều kiện 2: Cái gây ra hứng thú phải tạo ra ở cá nhân một khoái cảm đặc biệt. 
 Mỗi hứng thú bao gồm cả hai điều kiện trên, thiếu một trong hai điều kiện đó thì 
hứng thú không tồn tại. Chính vì hai điều kiện trên mà hứng thú tạo nên ở cá nhân khát 
vọng tiếp cận sâu vào đối tượng. Và những đặc điểm trên đã khẳng định hứng thú là một 
thái độ đặc biệt. 
 1.3. Biểu hiện của hứng thú 
 Hứng thú biểu hiện ở ba mặt: 
 - Mặt nhận thức: Khi có hứng thú đối với cái gì đó thì có sự tập trung chú ý cao về 
đối tượng gây ra hứng thú, tính ổn định và tính bền vững thể hiện rõ trong chú ý có chủ 
định và chú ý không có chủ định, các hoạt động ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng tích cực hơn 
nhằm nhận thức chúng một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. 
 3 
 Mặt khác, GV cần chú trọng việc xây dựng bầu không khí giao tiếp thuận lợi giữa 
GV và HS, giữa HS với nhau. Đây chính là một trong những điều kiện đảm bảo cho việc 
dạy học diễn ra một cách nhịp nhàng và có hiệu quả và là điều kiện thuận lợi cho việc hình 
thành hứng thú học tập ở học sinh. GV cần xây dựng các hoạt động gắn kết giữa các thành 
viên trong nhóm, trong tập thể lớp. Thông qua các hoạt động nhóm, HS hoạt động tích cực 
và hứng thú hơn. 
 2. Cơ sở thực tiễn 
 Qua quan sát, dự giờ, thăm lớp, điều tra, phỏng vấn vấn đề liên quan đến sự hứng 
thú của HS trong dạy học Toán với tổng số 127 HS lớp 10 và 16 GV bộ môn Toán. Cụ thể: 
 - Sự hứng thú của HS khi giải Toán vectơ thông qua đánh giá của GV được thể 
hiện cụ thể trong Bảng 1, cụ thể như sau: 
 Hứng thú cao Ít hứng thú Không hứng thú 
 SL % SL % SL % 
 25 19,7 45 35,4 57 44,9 
 - Hiệu quả biện pháp thường dùng để tạo sự hứng thú cho HS thông qua đánh 
giá của GV được thể hiện trong Bảng 2, cụ thể như sau: 
 Hứng thú cao Ít hứng thú Không hứng thú 
 SL % SL % SL % 
 02 12,5 9 56,25 05 31,25 
 - Hiệu quả biện pháp thường dùng tạo sự hứng thú cho HS thông qua đánh giá 
của HS, được thể hiện trong Bảng 3, cụ thể như sau: 
 Hiệu quả cao Hiệu quả thấp Không hiệu quả 
 SL % SL % SL % 
 02 12,5 8 50 06 37,5 
 3. Thực trạng 
 3.1. Các kết quả đạt được 
 - Đa số GV nhận thức được vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy 
học (PPDH) nhằm tạo ra sự hứng thú trong học tập cho HS. 
 - Một số học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học Toán vectơ từ đó tích cực, chủ 
động hơn trong việc tiếp thu kiến thức và chủ động tìm hiểu kiến thức cao hơn. 
 5 
 - Nhiều GV còn mang nặng hình thức, thiếu năng động, sáng tạo khi đổi mới PPDH. 
 - Một bộ phận GV ý thức tự học, tự bồi dưỡng và việc cập nhật vấn đề đổi mới còn 
hạn chế. 
 - HS gặp khó khăn khi lần đầu tiên làm quen với đối tượng mới là vectơ, các phép 
toán vectơ nên HS chưa hiểu rõ bản chất vectơ và dẫn đến ngộ nhận, phạm sai lầm khi giải 
toán. Từ đó dễ gây ra sự chán nản, không hứng thú khi tiếp cận nội dung vec tơ. 
 II. Những biện pháp dạy học nhằm tạo ra sự hứng thú học Toán cho HS khi 
dạy, học toán vectơ 
 1. Một số vấn đề về dạy học toán vectơ 
 1.1. Những kiến thức vectơ được trình bày trong chương trình Hình học lớp 10 
 Kiến thức vectơ đươc trình bày ở phần đầu tiên của chương trình hình học lớp 10, 
là kiến thức mở đầu và “cơ bản” nhằm xây dựng các kiến thức mới về Hình học trong 
chương trình THPT. 
 Nội dung kiến thức về vectơ đươc trình bày trong chương trình gồm: 
 - Các định nghĩa: cung cấp cho học sinh các định nghĩa cơ bản về vectơ như: Đoạn 
thẳng định hướng (vectơ); vec tơ cùng phương, cùng hướng; vectơ – không; hai vectơ bằng 
nhau 
 - Các phép toán về vectơ: trang bị cho học sinh các phép toán như: tổng của hai 
vectơ; hiệu của hai vectơ; tích của vectơ với một số; quy tắc Ba điểm; quy tắc Trung điểm 
đoạn thẳng; quy tắc Trọng tâm tam giác; quy tắc Hình bình hành 
 - Xây dựng trục, hệ trục tọa độ, đồng thời cung cấp các kiến thức về tọa độ của vectơ 
và của điểm trên trục và hệ trục. 
 - Bên cạnh việc trình bày các kiến thức mang tính “Toán học” về vectơ, chương 
trình còn đưa ra các ứng dụng, sự liên hệ của kiến thức vectơ trong thực tiễn cuộc sống 
nhằm tạo sự “gần gũi” giữa Hình học với con người. 
 1.2. Một số dạng toán cơ bản về vectơ trong chương trình Hình học lớp 10 
 Dạng toán 1: Chứng minh hai vectơ bằng nhau A B 
 o 
 * Phương pháp : Ta có thể dùng một trong các cách sau: 
 D C 
 + Sử dụng định nghĩa: Chứng minh hai vectơ có cùng hướng và cùng độ dài 
 + Sử dụng tính chất của các hình. Nếu ABCD là hình bình hành thì 
 AB== DC, BC AD ,(hoặc viết ngược lại). 
 + Nếu a= b, b = c a = c 
 Dạng toán 2: Xác định vị trí của một điểm dựa vào đẳng thức vectơ. 
 Kiến thức: 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_tao_su_hung_thu_hoc_toan.pdf