Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 10 ở Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc

docx 34 trang sk10 07/12/2024 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 10 ở Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 10 ở Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 10 ở Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm 2018– 2019
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Lời giới thiệu
 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng 
trong quá trình dạy học. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy phải gắn liền với 
việc đổi mới phương pháp đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh. Đây là 
hai mặt của một vấn đề không thể tách rời được, muốn đổi mới phương pháp 
dạy học cần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Như chúng ta đã biết 
“Kiểm tra, đánh giá của giáo viên phải kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá 
của người học và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập và 
mức độ đạt được mục tiêu dạy học”. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay ngành 
giáo dục đang tiến hành đổi mới căn bản toàn diện cả về sách giáo khoa, nội 
dung, phương pháp giảng dạy...trong đó lấy đổi mới công tác kiểm tra đánh giá 
học sinh làm tiền đề để định hướng giáo dục theo hướng phát triển năng lực học 
sinh. Qua đó ta thấy rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá trong dạy 
học và do vậy tôi quyết định chọn đề tài “Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả 
học tập môn Toán của học sinh lớp 10 ở Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc” 
để nghiên cứu và tìm hiểu.
II. Tên sáng kiến
 “Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 
10 ở Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc.”
III. Tác giả sáng kiến
 Họ và tên: Đỗ Thị Lư
 Địa chỉ: Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
 Số điện thoại: 0985274208
 Email: dolu52spt@gmail.com
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
 Họ và tên: Đỗ Thị Lư
 Địa chỉ: Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
 Số điện thoại: 0985274208
 Email: dolu52spt@gmail.com
 1 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm 2018– 2019
 Về phía trò:
 - Tích cực chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, có khả năng tư duy sáng 
tạo trong quá trình học tập. 
 - Có khả năng tư duy, tổng hợp kiến thức để nắm bắt được các kiến thức 
đã học trong sách và kiến thức thu được ở ngoài đời sống thực tế.
 * Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xây dựng và thực hiện trong các giờ 
lên lớp, các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút và học kỳ tại Trung tâm GDNN – 
GDTX Yên Lạc trong năm học 2018–2019.
3. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận:
 + Nghiên cứu các văn kiện Đảng và nhà nước, luật giáo dục đào tạo có 
liên quan đến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh 
lớp 10 ở các Trung tâm GDNN – GDTX.
 + Nghiên cứu các sách báo, tạp chí có liên quan đến nội dung đề tài.
 + Nghiên cứu các công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài.
 - Các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá 
được sử dụng để xây dựng hệ thống các khái niệm của đề tài.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm 
tra, đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 10 ở một số Trung tâm 
GDNN – GDTX hiện nay.
4. Cấu trúc đề tài
 Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung 
chính của sáng kiến được trình bày trong 3 chương:
 - Chương 1: Cơ sở lý luận kiểm tra đánh giá
 - Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn 
toán cho HS lớp 10 ở Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc.
 - Chương 3: Một số hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả 
học tập của học sinh lớp 10 ở Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc.
 3 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm 2018– 2019
thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin phản hồi để điều chỉnh và 
hoàn thiện quá trình dạy, đổi mới PP và hình thức tổ chức DH từ đó nâng cao 
chất lượng DH của nhà trường. KTĐG có tính mục đích, có ý nghĩa đối với cả 
GV và HS.
2.1. Mục đích của KTĐG giúp cho QTDH vận động đúng hướng
 Thứ nhất: Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập:
 - Qua KTĐG thông báo cho từng HS biết được trình độ tiếp thu kiến thức 
và những kĩ năng môn học của mình so với yêu cầu của chương trình cũng như 
sự tiến bộ của họ trong quá trình học tập, nhằm thúc đẩy tính tích cực, hứng thú 
học tập.
 - KTĐG giúp HS phát hiện những nguyên nhân sai sót cần phải bổ sung, 
điều chỉnh trong hoạt động học.
 Thứ hai: KTĐG để phân loại, xếp loại HS:
 - Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS 
và mỗi tập thể lớp, tạo cơ hội để các HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để nhận 
ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên HS học tập, có kế hoạch bồi 
dưỡng kịp thời. Đồng thời, qua đó giáo dục cho HS nâng cao tinh thần trách 
nhiệm trong học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, có thêm niềm tin ở sức lực, 
khả năng của mình để từ đó có nhu cầu tự KTĐG thường xuyên.
 - Giúp GV có cơ sở nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự 
điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động DH, không ngừng nâng cao chất lượng DH bộ 
môn. 
 Như vậy, KTĐG là nhiệm vụ cần thiết, phức tạp nhất và tất yếu không thể 
thiếu được của QTDH. Nó chính là động lực thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động 
dạy – học. KTĐG không những là một nhân tố DH mà còn là một nhân tố kích 
thích HS học tập vươn lên, hai nhân tố này có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau. 
Ngược lại, nếu mục đích DH của KTĐG bị xem nhẹ sẽ dẫn tới hậu quả buông 
lỏng QTDH, không động viên, khuyến khích, thúc đẩy HS tự vươn lên trong quá 
trình học tập. 
2.2. Ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá
 Đối với học sinh: Việc kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên 
cung cấp kịp thời những thông tin giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học 
tập môn Toán.
 5 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm 2018– 2019
xảo ở mức độ nào để tìm cách điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp. Kiểm 
tra định kỳ được nhà trường giao toàn quyền cho giáo viên phụ trách môn học.
 - Kiểm tra tổng kết: Kiểm tra này được thực hiện vào cuối năm học, cuối 
khóa học nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố mở rộng chương trình toàn năm 
của môn học. Kiểm tra tổng kết môn Toán thường được tổ chức thi chung do 
nhà trường chịu trách nhiệm.
 Tiến hành cùng với việc kiểm tra trên là việc đánh giá. Đánh giá cũng có 
nhiều loại:
 - Đánh giá chuẩn: được tiến hành trước khi dạy nội dung mới, hoặc sát 
hạch trình độ người học trước khi tham dự khóa học.
 - Đánh giá từng phần: được tiến hành nhiều lần trong quá trình giảng dạy 
nhằm cung cấp thông tin ngược. Trong dạy học toán ở GDTX, mỗi lần sau kiểm 
tra định kỳ, người giáo viên phụ trách môn Toán của lớp nào phải có được 
những đánh giá về tình hình học tập toán ở lớp đó.
 - Đánh giá tổng kết: Được tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khóa 
học bằng những kỳ thi do nhà trường tổ chức. 
 - Ra quyết định: Đây là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá. Dựa vào 
những định hướng đã nêu trong khâu đánh giá, giáo viên quyết định những biện 
pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh hoặc giúp đỡ chung cả lớp về những thiếu sót 
phổ biến hoặc có những sai sót đặc biệt. 
4. Chức năng của kiểm tra, đánh giá trong dạy học
 Đánh giá kết quả học tập của học sinh là xác nhận thành tích học tập của 
học sinh so với học sinh khác hoặc làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt 
được của học sinh về kiến thức, kỹ năng và thái độ so với mục tiêu dạy học đã 
được xác định 
5. Đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS trong trung tâm GDNN – GDTX 
 Để đáp ứng những mục tiêu của đổi mới PPDH, việc KTĐG cũng phải 
đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Không đổi mới KTĐG thì tất 
cả những đổi mới về chương trình, SGK, về PPDH sẽ trở nên vô nghĩa vì KTĐG 
kết quả học tập của HS không chỉ là một mắt xích quan trọng trong quá trình 
dạy học, mà còn góp phần trực tiếp điều chỉnh việc dạy và học trong các trung 
tâm GDNN – GDTX. KTĐG có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời 
những thông tin cần thiết giúp HS tự điều chỉnh hoạt động học tập môn học, 
 7 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm 2018– 2019
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT 
QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CHO HS LỚP 10 Ở TRUNG TÂM GDNN –
GDTX YÊN LẠC
1. Giới thiệu về Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc được thành lập năm 1996. Nằm trên 
mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng thuộc địa bàn xã Tam Hồng, 
huyện Yên Lạc, trung tâm đã xây dựng, phấn đấu, trưởng thành và khẳng định 
được vị trí, chức năng, nhiệm vụ của một Trung tâm GDNN – GDTX cấp 
huyện. Ở địa bàn nông thôn, tình hình kinh tế – xã hội còn chưa phát triển, đời 
sống của nhân dân còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học 
và giáo dục của Trung tâm, sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường chưa được 
quan tâm đúng mức, nhận thức của người dân về việc học tập còn hạn chế. Trải 
qua bao khó khăn, vất vả và thiếu thốn, nhưng nhờ phát huy truyền thống quê 
hương cách mạng, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp trên và nhất là tạo dựng 
được niềm tin của nhân dân trong huyện, cho đến nay, qua 23 năm hình thành và 
phát triển, Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc đã trở thành cơ sở giáo dục tin 
cậy của nhân dân không chỉ trên địa bàn huyện Yên Lạc mà còn ở cả các huyện 
khác trong tỉnh. Hai mươi ba năm qua, Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc đã 
có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp trồng người của tỉnh nhà nói riêng 
và sự nghiệp giáo dục của cả nước nói chung. Từ mái trường này, hàng vạn học 
sinh đã được dạy dỗ, để trở thành những công dân tốt của đất nước, nhiều người 
đã có những đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, 
trở thành những tấm gương cho các em học sinh hôm nay noi theo. Năm học 
2018 - 2019, Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc đã thu hút được một số lượng 
học sinh tương đối lớn với 6 lớp khối 10, 4 lớp khối 11 và 4 lớp khối 12, đội ngũ 
giáo viên, nhân viên của trung tâm tương đối ổn định.
 Với tinh thần “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và 
luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dù khó khăn đến đâu, cũng 
phải thi đua dạy tốt, học tốt”, trong những năm vừa qua, trung tâm luôn triển 
khai đồng bộ nhiều giải pháp như tăng cường cơ sở vật chất; đổi mới phương 
pháp dạy học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; xây dựng, 
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn 
với việc làm... và đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Song song với 
nhiệm vụ dạy học văn hóa, trung tâm còn có thêm một nhiệm vụ nữa cũng hết 
sức quan trọng là hướng nghiệp và dạy nghề. 
 9 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm 2018– 2019
độ cao hơn như hiểu, vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục tình 
cảm, thái độ.
 - Hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn chủ yếu còn mang tính hành chính, 
chưa thật sự trở thành nơi bồi dưỡng GV về đổi mới KTĐG, chưa tạo động lực 
cho GV về đổi mới KTĐG. 
 Nhìn chung, việc thực hiện chủ trương đổi mới KTĐG ở Trung tâm 
GDNN – GDTX Yên Lạc hiện nay còn chậm chạp. Các câu hỏi, bài kiểm tra 
được xây dựng và sử dụng như trên không phát huy được tính tích cực rèn luyện 
và hứng thú học tập, không thu được những thông tin “liên hệ ngược” về hoạt 
động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập nhằm điều chỉnh hoạt động 
dạy học. 
3. Nguyên nhân của tình trạng chậm đổi mới KTĐG ở Trung tâm GDNN – 
GDTX Yên Lạc
3.1. Về giáo viên
 - Đội ngũ giáo viên biên chế tại các tổ chuyên môn của trung tâm đa phần 
rất mỏng. GV hợp đồng thỉnh giảng không gắn bó hoàn toàn với trung tâm, việc 
suy nghĩ trăn trở để đổi mới KTĐG phù hợp với đối tượng học sinh đa dạng nên 
sự nhiệt tình và trách nhiệm với giờ giảng trên lớp không cao.
 - Một số GV do chưa nắm vững và chưa thực sự bám sát chuẩn kiến thức 
kỹ năng của chương trình để thực hiện dạy học, KTĐG nên dẫn đến việc sử 
dụng các phương pháp dạy học và chuẩn bị đề kiểm tra chưa tốt, lựa chọn nội 
dung và hình thức kiểm tra chưa hợp lý, chưa biết cách khai thác lỗi của HS để 
rèn PP tư duy và hướng dẫn PP học tập cho HS. 
 - Vẫn còn tình trạng thực hiện KTĐG chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, 
chính xác, công bằng, những hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, thi cử chưa 
được khắc phục dứt điểm.
3.2. Về học sinh
 - HS trong trung tâm đa dạng về độ tuổi, hoàn cảnh gia đình khó khăn, có 
HS đã bỏ học lâu ngày, trình độ nhận thức còn hạn chế, tâm lí chán học dẫn đến 
đa số HS không thích học, một số HS khác vẫn quen lối học thụ động, không 
hứng thú học tập gây khó khăn cho việc áp dụng các phương pháp KTĐG mới. 
Nhiều HS chưa có động cơ học tập đúng đắn, nặng nề lối học ứng phó, học 
thuộc lòng để phục vụ thi cử, vẫn duy trì lối học thụ động, chưa tham gia tích 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc.docx
  • docBìa Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 10 ở.doc
  • docxDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.docx