Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề Đất - Người bạn nhà nông - Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh

docx 55 trang sk10 02/02/2025 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề Đất - Người bạn nhà nông - Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề Đất - Người bạn nhà nông - Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề Đất - Người bạn nhà nông - Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh
 MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ2
1. Lý do chọn đề tài.2
2. Mục tiêu đề tài.2
3. Phạm vi nghiên cứu.3
4. Điểm mới của đề tài.3
5. Phương pháp nghiên cứu.3
PHẦN II: NỘI DUNG4
1. Cơ sở khoa học4
1.1. Cơ sở lí luận4
1.2. Cơ sở thực tiễn7
2. Thực hiện giải pháp: Tổ chức dạy học Chủ đề : Đất – Người bạn nhà nông - 
theo hướng phát triển năng lực học sinh.9
2.1 . Mục tiêu chủ đề9
2.2. Xác định phương pháp dạy học chủ đề: Dạy học theo dự án. 10
2.3. Tổ chức dạy học chủ đề 10
3. Kết quả đạt được. 22
PHẦN III: KẾT LUẬN 24
PHỤ LỤC I. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 25
PHỤ LỤC II: ẢNH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TẠI LỚP 39
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
 1 Học sinh được tìm hiểu kiến thức về đất, vai trò của đất đối với nông nghiệp, 
một số loại đất nông nghiệp của Việt Nam. Phân tích hậu quả của việc sử dụng 
nguồn tài nguyên đất không hợp lý, ô nhiễm đất.
 Học sinh được trải nghiệm, phân loại một số loại đất có tại địa bàn thị xã Cửa 
Lò và một số vùng của Nghi Lộc.
 Học sinh có cái nhìn tổng thể, logic và biện chứng về đất và vai trò của đất 
trong cuộc sống con người. Có thể vận dụng sự kiến thức được học trong nhà 
trường để làm những việc có ý nghĩa để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên đất, bảo vệ 
môi trường. Từ đó học sinh có thể rút ra những bài học cho bản thân trong việc bảo 
vệ nguồn tài nguyên đất, bảo vệ môi trường. Góp phần hình thành và phát triển 
nhân cách của học sinh, sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước.
 3. Phạm vi nghiên cứu.
 Một số bài học trong chương I - Công nghệ 10:
 Bài 7: Một số tính chất của đất trồng.
 Bài 8: Thực hành xác định độ chua của đất.
 Bài 9: Biện pháp cải tạo sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi
đá.
 Bài 11: Thực hành : Quan sát phẫu diện đất.
 4. Điểm mới của đề tài.
 - Hình thành phương pháp học tập chủ động sáng tạo, phương pháp tự học, tự
nghiên cứu, vừa học vừa áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
 - Học sinh được tham gia vào các hoạt động tìm hiểu các loại đất tại địa bàn 
thị xã Cửa Lò và một số vùng Nghi Lộc.
 - Giúp học sinh tìm hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm đất, xói mòn đất, 
bạc màu đất.....và đề xuất một số biện pháp cải tạo, xây dựng mô hình thử nghiệm.
 - Hình thành lòng yêu quê hương đất nước, bảo vệ nguồn tài nguyên đất và 
bảo vệ môi trường.
 3 PHẦN II: NỘI DUNG
 1. Cơ sở khoa học
 1.1. Cơ sở lí luận
 Khái niệm cơ bản về dạy học chủ đề
 Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội: Dạy học theo chủ đề - 
chuyên đề là hình thức dạy học dựa vào việc thiết kế các chủ đề để dạy học và tổ 
chức dạy học chủ đề đó. Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, 
không chỉ truyền thụ kiến thức mà tập trung vào việc hướng dẫn học sinh tự lực 
tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức giải quyết nhiệm vụ học tập.
 Chủ đề dạy học có thể xem như một nội dung học tập/đơn vị kiến thức tương 
đối trọn vẹn nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng, năng lực nhất 
định trong quá trình học tập. Dạy học theo chủ đề tăng cường sự tích hợp kiến 
thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới đa chiều, tích hợp vào nội dung 
kiến thức các ứng dụng kĩ thuật và thực tiễn đời sống làm cho nội dung học có ý 
nghĩa hơn, hấp dẫn người học, rèn luyện đồng thời được cả năng lực chung và 
năng lực chuyên biệt.
 Như vậy, về bản chất thì dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái 
niệm , đơn vị kiến thức, nội dung bài học, ý tưởng,  có sự giao thoa, tương đồng 
lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến 
trong các môn học (chủ đề tích hợp liên môn), hoặc hợp phần của một môn học 
(chủ đề đơn môn). Đây là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, 
bài học, môn học có liên hệ với nhau làm thành nội dung học tập trong một chủ 
đề, làm cho nội dung chủ đề học tập trở nên ý nghĩa hơn, thực tế hơn, qua đó học 
sinh có thể tự hoạt động học tập nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào 
thực tiễn.
 Những nét đặc trưng của dạy học theo chủ đề
 - Dạy học theo chủ đề mang tính tích hợp: nội dung của chủ đề dạy học được 
tích hợp những nội dung từ một số đơn vị kiến thức, bài học, môn học khác nhau 
(tích hợp liên môn) hay trong cùng môn học (chủ đề đơn môn) có liên hệ với nhau 
làm thành nội dung học tập trong một chủ đề. Dạy học theo chủ đề còn tích hợp 
các vấn đề trong đời sống xã hội và các kĩ năng thực hành trong thực tiễn.
 5 tượng xảy ra trong cuộc sống mà đa số người học quan tâm và muốn tìm hiểu 
thông qua các tình huống khởi động cũng như các nội dung trong hoạt động luyện 
tập, vận dụng và sáng tạo của chủ đề.
 - Dạy học theo chủ đề định hướng đến đối tượng người học khác nhau: thông 
qua dạy học theo chủ đề, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động dạy học hướng 
đến các đối tượng học sinh khác nhau, tùy điều kiện và năng lực người học, giáo 
viên có thể linh động tổ chức các hoạt động học tập đến hoạt động “luyện tập”, 
“vận dụng” hay hoạt động “tìm tòi mở rộng” tùy vào từng đối tượng học sinh. 
Thông thường hoạt động “tìm tòi mở rộng” trong dạy học theo chủ đề chủ yếu 
được khuyến khích hướng tới đối tượng là học sinh khá giỏi, tuy nhiên, cũng qua 
nội dung và hệ thống câu hỏi được soạn sẵn, giáo viên có thể hướng dẫn và khích 
lệ các đối tượng học sinh trung bình tích cực nghiên cứu để hoàn thành nội dung 
chủ đề. Chính đặc trưng này đã giảm bớt áp lực đối với giáo viên trong việc tổ 
chức các hoạt động dạy học so với các hình thức tổ chức dạy học truyền thống.
 Quy trình xây dựng 1 chủ đề dạy học
 Mỗi bài học theo chủ đề phải giải quyết trọng vẹn một vấn đề học tập. Trên cơ 
sở nội dung Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014, tài liệu tập huấn 
chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và 
hướng dẫn học sinh tự học và tài liệu dạy học theo định hướng hình thành và phát 
triển năng lực người học, quy trình xây dựng 1 chủ đề dạy học như sau:
 Bước 1: Xác định tên chủ đề và thời lượng chủ đề dạy học.
 Bước đầu tiên là phân tích nội dung của chương trình để xác định chủ đề trọn 
vẹn, từ chủ đề lớn có thể phân chia thành các chủ đề nhỏ hơn phù hợp cho việc dạy 
học trên lớp.
 Về thời lượng của 1 chủ đề dạy học: số lượng tiết cho một chủ đề nên có dung 
lượng vừa phải (khoảng 2 đến 5 tiết) để việc biên soạn và tổ chức thực hiện khả 
thi, đảm bảo tổng số tiết của chương trình của từng môn sau khi biên soạn lại có 
chủ đề không vượt hoặc thiếu so với thời lượng quy định trong chương trình hiện 
hành.
 Bước 2: Xác mạch nội dung kiến thức và định mục tiêu của chủ đề dạy học.
 7 chia sẻ để học kiến thức mới của chủ đề, đồng thời qua đó rèn luyện và phát triển 
các kĩ năng tự học cho học sinh.
 - Hoạt động luyện tập và vận dụng: là 2 hoạt động giúp học sinh luyện tập các 
kiến thức và kĩ năng đã học thông qua các câu hỏi/bài tập và vận dụng các kiến 
thức vừa học được vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong thực tiễ.
 - Hoạt động tìm tòi mở rộng: học sinh tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức 
ngoài những kiến thức đã học được.
 Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chủ đề theo phương pháp dạy 
học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với 
đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó. Việc 
xây dựng các tình huống xuất phát cần phải đảm bảo một số yêu cầu:
 - Tình huống xuất phát phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và 
đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng.
 - Việc xây dựng tình huống xuất phát cần phải chú ý tạo điều kiện cho học 
sinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâu 
thuẫn nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giải pháp 
nhằm giải quyết vấn đề.
 - Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải pháp 
giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kết 
luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức.
 1.2. Cơ sở thực tiễn
 Về chương trình môn học:
 - Chương trình môn học còn một số bất cập, nội dung kiến thức khá nhiều, 
thời lượng thực hành, vận dụng còn hạn chế.
 - Một số nội dung khó dạy, kiến thức mang tính hàn lâm, thiếu tính khả thi 
cho vùng miền.
 - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học.
 Về Giáo viên:
 9 6. Kiến thức môn Công nghệ 
 10 có thể giúp ích cho em 28 22,4% 21 16,8% 76 60,8%
 trong cuộc sống.
 Qua khảo sát, thu được một số kết quả sau:
 - Cảm nhận về môn học Công nghệ 10: Đa học sinh không thích học môn 
Công nghệ 10, chỉ có 25,6% học sinh thích học môn học này, 78,4% học sinh cho 
rằng môn Công nghệ 10 là môn học bắt buộc trong chương trình. Như vậy đa số 
học sinh có cảm nhận không tốt về môn học này.
 - Phương pháp học: Các em không có thói quen tự học, tự tìm hiểu môn Công 
nghệ 10 ngoài thời gian học trên lớp. Học sinh học tập một cách thụ động để hoàn 
thành điểm số theo yêu cầu môn học (chỉ có 28% học sinh tập trung nghe giảng và 
phát biểu ý kiến và 22,4% học sinh tự học kiến thức môn Công nghệ 10 ngoài 
sách giáo khoa).
 - Thái độ môn học: Số học sinh chưa có thái độ học tập đúng đắn, chưa thấy 
được mối liên hệ giữa kiến thức môn Công nghệ với việc giải quyết các vấn đề 
trong thực tiễn cuộc sống ( Chỉ có 22,4% học sinh nhận thức đúng công nghệ giúp 
ích trong cuộc sống).
 - Về đề xuất để tăng hiệu quả việc học môn Công nghệ: Tất cả học sinh được 
khảo sát đều đề xuất tăng giờ thực hành, chuyển từ kiểm tra kiến thức thông 
thường sang hình thức kiểm tra bằng thực hành, nội dung học tập cần gắn liền với 
thực tế cuộc sống xung quanh học sinh.
 2. Thực hiện giải pháp: Tổ chức dạy học Chủ đề : Đất – Người bạn nhà 
nông - theo hướng phát triển năng lực học sinh.
 2.1 . Mục tiêu chủ đề
 Phẩm chất năng lực Mục tiêu STT
 Năng lực đặc thù
 Nhận thức công nghệ Nêu được vai trò của đất trồng. 1
 11 Báo cáo kết quả tự học, tự nghiên cứu chính xác, 
 Trung thực 15
 không sao chép kết quả của người khác.
 Ham học hỏi, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia 
 Chăm chỉ 16
 các công việc của nhóm.
 2.2. Xác định phương pháp dạy học chủ đề: Dạy học theo dự án.
 2.3. Tổ chức dạy học chủ đề
 I. Thiết bị dạy học và học liệu
 1. Giáo viên:
 Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 tờ giấy A0, 2 bút lông, 4 nam châm. 
 Các phiếu học tập.
 Tranh ảnh, video về đất.
 Các phiếu đánh giá hoạt động các nhóm.
 2. Học sinh:
 - Sưu tầm các thông tin ( hình ảnh, video, thông tin....) về các vấn đề: Cấu tạo,
tính chất của đất; Phương pháp xác định chất lượng đất trồng; Đất xói mòn mạnh; 
Quy trình sản xuất đất sạch.
 - Tự thiết kế phương pháp kiểm tra chất lượng đất; Thiết kế thí nghiệm về mô 
hình chống xói mòn; Quy trình sản xuất đất sạch.
 II. Tiến trình dạy học
 Hoạt động khởi động
 1. Mục tiêu: 1
 2. Thời gian: 10 phút - (Tiết thứ 1)
 3. Nội dung: Đặt ra tình huống liên quan đến chủ đề học tập tạo hứng thú cho 
học sinh.
 4. Cách tiến hành :
 Hoạt động GV Hoạt động HS
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_chu_de_dat_nguoi_ban_nha_nong.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề Đất - Người bạn nhà nông - Công nghệ 10 theo hướng phát triển n.pdf