Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp” – Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh

docx 69 trang sk10 02/02/2025 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp” – Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp” – Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp” – Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Tên đề tài:
 DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “PHÂN BÓN VÀ SẢN XUẤT
PHÂN HỮU CƠ TỪ CÁC PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP” – 
 CÔNG NGHỆ 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
 NĂNG LỰC HỌC SINH
 LĨNH VỰC: SINH - CÔNG NGHỆ
 1 MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài 5
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 9
2.3 Một số giải pháp dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân 
 hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10 theo 13
 hướng phát triển năng lực học sinh.
2.3.1 Phân tích cấu trúc nội dung chủ đề “Phân bón và sản xuất phân 
 13
 hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10
 Xây dựng bảng mô tả các mức độ cần đạt của chủ đề “Phân 
2.3.2 13
 bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”
2.3.3 Hệ thống câu hỏi định hướng dạy học chủ đề 15
2.3.4 Thiết kế dự án dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu 
 cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10 nhằm phát 15
 triển phẩm chất, năng lực học sinh
2.3.5 Kế hoạch dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ 
 từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10 ở các lớp thực 18
 nghiệm.
2.3.6 Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá dự án 34
2.3.7 Tổ chức dạy học ở lớp đối chứng 37
2.4 Thực nghiệm sư phạm 37
2.5 Ý nghĩa của đề tài 45
2.6 Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm 46
2.7 Bài học kinh nghiệm 47
Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
3.1 Kết luận 48
3.2 Kiến nghị 48
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
 PHỤ LỤC
 3 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Mục tiêu của giáo dục Việt Nam hiện nay là đổi mới toàn diện, thực hiện tốt 
chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm “đào tạo con người Việt Nam phát 
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành 
với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân 
cách phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong sự đổi mới chung của ngành Giáo dục & Đào tạo 
thì đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở tất cả các cấp 
học đang được coi là chìa khoá để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Đặc biệt 
chú trọng đổi mới dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, bồi dưỡng 
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề, khả năng 
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, sự hứng thú và trách 
nhiệm học tập của HS.
 Chỉ thị Số 29/CT-UBND Tỉnh Nghệ An đã nêu rõ: Tập trung chỉ đạo xây 
dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học 
sinh phù hợp với điều kiện từng nhà trường, địa phương. Chú trọng các phương 
pháp dạy học tích cực, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy vai 
trò tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh tìm tòi khám phá, trải 
nghiệm, thực nghiệm, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào các tình huống 
trong thực tiễn; tổ chức dạy học theo dự án, giáo dục STEM, đẩy mạnh việc hướng 
dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Coi trọng dạy học phân hóa, dạy sát đối tượng 
trong triển khai dạy học tăng cường.
 Hiện nay ở các trường THPT, nhất là các trường thuộc khu vực miền núi thì 
việc giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học chủ đề môn học 
chưa nhiều, chưa tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn đến cơ hội phát triển phẩm 
chất và năng lực của học sinh còn hạn chế. Vì vậy, việc lựa chọn các hình thức, 
phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, hiện đại, phù hợp để có thể phát huy được tính 
tự tin, tính tích cực chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh, 
phát triển năng lực người học là điều hết sức quan trọng của quá trình đổi mới.
 Môn Công nghệ lớp 10 là môn khoa học thực nghiệm, bằng thực nghiệm để 
làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các sự vật, 
hiện tượng. Đặc biệt chủ đề “phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm 
nông nghiệp” là phần kiến thức rất gần gũi với học sinh, gắn với việc sản xuất 
nông nghiệp ở địa phương. Tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề “Phân bón và 
sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp” thuộc môn Công nghệ lớp 10 
theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho người học, dạy học gắn liền với các 
hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương là một hướng mới, cần thiết trong đổi 
mới dạy học và giáo dục ở các trường THPT.
 1 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân 
hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy 
học và phát triển năng lực học sinh.
 Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh khối 10 tại các trường THPT 
trên địa bàn huyện Anh Sơn và thực hiện từ năm học 2019 -2020 cho đến nay.
 1.5. Phương pháp nghiên cứu
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
 + Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học tích cực, tài liệu dạy học 
Công nghệ 10, các trang web liên quan.. để làm cơ sở lý luận cho các vấn đề 
nghiên cứu.
 + Nghiên cứu xu hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực và các văn 
bản quy định hiện hành.
 + Nghiên cứu về nội dung chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các 
phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10
 - Nhóm phương pháp điều tra, phỏng vấn: Khảo sát về việc dạy học môn 
Công nghệ và hứng thú học tập của học sinh ở các trường THPT thuộc miền núi 
của tỉnh Nghệ An.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thiết kế, tổ chức các dự án dạy học chủ 
đề môn học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
 - Phương pháp thống kê:
 + Thống kê kết quả điều tra giáo viên và học sinh trước khi áp dụng đề tài
 + Thống kê kết quả điểm số, chỉ tiêu phát triển năng lực của học sinh sau khi 
áp dụng đề tài
 + Xử lý kết quả bằng phần mền Excel máy tính
 1.6. Giả thuyết khoa học
 Nếu thiết kế và tổ chức tốt các hoạt động dạy học chủ đề “Phân bón và sản 
xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- Công nghệ 10 sẽ phát triển phẩm 
chất, năng lực học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
 1.7. Những đóng góp mới của đề tài.
 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học 
dự án vào dạy học chủ đề môn Công nghệ 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng 
lực của học sinh.
 Thiết kế các bước dạy học dự án và thử nghiệm thành công hình thức tổ chức 
dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”- 
Công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh, hình thành những kiến thức
 3 PHẦN II. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
 2.1.1. Khái niệm năng lực
 Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện 
thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể. Năng lực là các khả năng và kỹ 
năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được để giải quyết các vấn đề đặt 
ra trong cuộc sống.
 Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và 
trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các 
giải pháp trong những tình huống thay đổi.
 Năng lực của HS phổ thông là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, 
kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp 
lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề 
đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.
 2.1.2. Dạy học định hướng phát triển năng lực
 Dạy học định hướng phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa HS về 
hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những 
tình huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực tiễn, 
tăng cường việc học tập theo nhóm, tương tác giữa GV-HS, HS-HS, phát huy khả 
năng tự học, tư duy, sáng tạo của người học khi học tập các bài học riêng lẽ cũng 
như học tập các chủ đề phức hợp nhằm phát triển năng lực học sinh.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “một nền giáo dục đào tạo ra những công 
dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những 
năng lực sẵn có” của người học. Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp dạy 
cách tư duy, phát triển óc sáng tạo cho người học hiện đang là nguyên tắc trọng 
yếu của nền giáo dục hiện đại. Giáo dục không phải là dạy học thuộc lòng tri thức 
mà là huấn luyện khả năng tư duy bởi đó là năng lực riêng có của con người, là 
thước đo của “trình độ người”.
 Như vậy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực là hình thức dạy học 
tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với 
những tình huống của cuộc sống, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực tiễn, 
tăng cường việc học tập theo nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo hướng cộng tác 
có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực học sinh.
 2.1.3. Các yêu cầu cần đảm bảo khi tổ chức dạy học chủ đề môn học theo 
hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
 - Đảm bảo đạt được mục tiêu dạy học, phù hợp với nội dung bài học, chủ đề 
và có tính ứng dụng cao.
 5 ngày. Với cách thực hiện đúng và trong các trường hợp lý tưởng nó có thể tạo ra 
tính tích cực cho xã hội.
 -Tính tự lực cho học sinh: Trong quá trình học, các học sinh phải tự lực, tự ý 
thức, tham gia tích cực vào các giai đoạn học. Việc này giúp các em có sự tự giác, 
tính trách nhiệm, sáng tạo. Trong phương pháp này, giáo viên đóng vai trò hướng 
dẫn, giúp đỡ.
 - Mang tính liên môn, phức hợp: Sự đòi hỏi các em có sự liên kết, xâu chuỗi 
nhiều lĩnh vực, nhiều môn khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề.
 - Cộng tác làm việc: Chia theo nhóm, các em học sinh được phân chia nhiệm 
vụ, các em cần phải biết cách tìm kiếm thông tin và phối hợp cũng như làm việc 
của bản thân, thực hiện nhiệm vụ của mình.
 - Định hướng hành động: Giúp các em học sinh có sự kết hợp giữa nghiên cứu 
lý thuyết và thực hành.
 - Định hướng sản phẩm: Trong quá trình học, các sản phẩm được tạo ra theo 
định hướng với chức năng, công dụng riêng.
 * Quy trình dạy học dự án được tiến hành theo ba giai đoạn: 
 Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án
 Giai đoạn 2: Thực hiện dự án
 Giai đoạn 3: Kết thúc dự án(báo cáo và đánh giá dự án)
 Khi dạy học chủ đề môn học có gắn với vấn đề thực tiễn thì việc lựa chọn 
phương pháp dạy học dự án là phù hợp. Tuy nhiên, giáo viên cần lựa chọn dự án 
phù hợp với mục tiêu, nội dung, kĩ năng cần đạt, trình độ học sinh và điều kiện 
thực tế của địa phương.
 b. Khả năng vận dụng dạy học dự án vào dạy học chủ đề “phân bón và sản 
xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp” – Công nghệ 10 để phát triển 
năng lực học sinh.
 Môn Công nghệ lớp 10 là môn khoa học thực nghiệm, bằng thực nghiệm để 
làm sáng tỏ bản chất và mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Đặc biệt chủ đề 
“Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp” là phần kiến 
thức rất gần gũi với học sinh, gắn với việc sản xuất nông nghiệp ở địa phương. 
Những nội dung này rất phù hợp để tổ chức các dự án học tập nhằm kích thích 
hứng thú học tập, phát huy khả năng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo của 
học sinh, kết hợp học lí thuyết với thực hành, gắn dạy học trong nhà trường với 
các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa phương.
 Học sinh lớp 10 THPT có độ tuổi từ 15-16, các em đã có nhận thức nhất định, 
đang khao khát tìm tòi, khám phá tri thức và khẳng định bản thân. Các em có khả 
năng ứng dụng thành quả của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin để khai thác,
 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_chu_de_phan_bon_va_san_xuat_ph.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề “Phân bón và sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp”.pdf