Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật” Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT

doc 32 trang sk10 14/07/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật” Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật” Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật” Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU
    
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
 DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN
CỦA VI SINH VẬT” SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG 
 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT
 Lĩnh vực: Sinh học
 Người thực hiện: 
 Nguyễn Hữu Đàn 
 Phạm Thị Bích Ngọc
 Tổ chuyên môn: Khoa học tự nhiên
 Năm thực hiện: 2020 - 2021
 Điện thoại: 0382575978 - 0973174788
 1 Phần II. NỘI DUNG
 Chương 1. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.1. Khái niệm năng lực người học
 Khái niệm năng lực (competency) được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
 - Năng lực là sự thành thạo, là khả năng thực hiện một công việc.
 - Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của các yếu tố tri 
thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và tinh thần trách 
nhiệm.
 - Năng lực gắn liền với khả năng hành động cho nên phát triển năng lực chính 
là phát triển năng lực hành động.
 - Trong lĩnh vực nghề sư phạm, năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm 
và hiệu quả nhiệm vụ nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ 
năng, kỹ xảo và kinh nghiệm, cũng như sự sẵn sàng hành động.
 Trong chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, khái niệm 
năng lực được sử dụng như sau:
1.1.1. Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: Mục tiêu dạy học 
được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành.
1.1.2. Trong chương trình, những nội dung học tập và hành động cơ bản được liên 
kết với nhau nhằm hình thành các năng lực.
1.1.3. Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn.
1.1.4. Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức 
độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung hoạt động và hành động dạy học về 
mặt phương pháp.
1.1.5. Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình 
huống.
1.1.6. Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên biệt tạo thành nền tảng 
chung cho công việc giáo dục và dạy học.
1.1.7. Mức độ phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: đến một 
thời điểm nhất định nào đó, HS có thể phải đạt được những gì.
1.1.8. Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức 
kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng 
hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực 
thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến 
thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực 
hiện một loại công việc nào đó.
1.1.9. Năng lực của người học là khả năng làm chủ hệ thống tri thức, kỹ năng, thái 
độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí và thực hiện thành công nhiệm 
vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho họ trong cuộc sống.
 3 Nội Dạy học theo tiếp cận kiến Dạy học theo định hướng phát triển 
 dung thức năng lực
 Mục Mục tiêu dạy học được mô tả Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi 
 tiêu không chi tiết và không nhất tiết và có thể quan sát, đánh giá được, 
 dạy thiết phải quan sát, đánh giá thể hiện được mức độ tiến bộ của HS 
 học được. một cách liên tục.
 Việc lựa chọn nội dung dựa Lựa chọn những nội dung nhằm đạt 
 Nội vào các khoa học chuyên được kết quả đầu ra đã quy định, gắn 
 dung môn, không gắn với các tình với các tình huống thực tiễn. Chương 
 dạy huống thực tiễn. Nội dung trình chỉ quy định những nội dung 
 học được quy định chi tiết trong chính, không quy định chi tiết.
 chương trình.
 - GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ 
 GV là người truyền thụ tri HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. 
 thức, là trung tâm của quá Chú trọng sự phát triển khả năng giải 
 Phương quyết vấn đề, khả năng giao tiếp
 pháp trình dạy học. HS tiếp thu thụ 
 dạy động những tri thức được quy - Chú trọng sử dụng các quan điểm, 
 học định sẵn. phương pháp và kĩ thuật dạy học tích 
 cực; các PPDH thí nghiệm, thực hành.
 Tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú 
 Hình Chủ yếu dạy học lí thuyết ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, 
 thức trên lớp học. nghiên cứu khoa học, hoạt động trải 
 dạy nghiệm, đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT 
 học trong dạy và học
 Đánh Tiêu chí đánh giá được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu 
 giá kết dựng chủ yếu dựa trên sự ghi ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình 
 quả nhớ và tái hiện nội dung đã học tập, chú trọng khả năng vận dụng 
 học tập học. trong các tình huống thực tiễn.
 của 
 người 
 học
 Để hình thành và phát triển năng lực, cần xác định các thành phần và cấu trúc 
của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành 
phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả 
là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: năng lực chuyên môn, năng lực phương 
pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.
 - Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các 
nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cánh 
 5 - Các kỹ năng chung: thu nhập, xã hội. nhân.
chuyên môn. xử lí, đánh giá, - Học cách ứng - Đánh giá, hình 
 trình bày thông 
- Ứng dụng, đánh xử, tinh thần trách thành các chuẩn 
 tin.
giá chuyên môn nhiệm, khả năng mực giá trị đạo đức 
 - Các phương giải quyết xung và văn hóa, lòng tự 
 pháp chuyên môn đột. trọng
 Năng lực chuyên Năng lực Năng lực xã hội Năng lực cá nhân
 môn phương pháp
 PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa HS về 
hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những 
tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt 
động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ 
GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã 
hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học, cần 
bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn 
đề phức hợp.
 Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy 
việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. 
Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong 
những tình huống ứng dụng khác nhau.
 Tư tưởng cốt lõi của chương trình mới là hướng đến quá trình giáo dục hình 
thành năng lực chung, năng lực chuyên biệt để con người có thể phát triển, thích 
nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời.
 Điều này sẽ làm thay đổi một cách căn bản trong toàn bộ hoạt động GDPT, từ 
nội dung, phương pháp đến cách thức đánh giá.
 Về phương pháp, quá trình giáo dục được tổ chức bằng các hoạt động của 
chính người học, tạo cơ hội hình thành và thể hiện kiến thức, kỹ năng, thái độ. 
Phương pháp giáo dục mới sẽ gắn bó với chuẩn mới. Chuẩn GDPT được xem xét 
trên ba phương diện là phẩm chất, kỹ năng học tập phổ quát và kỹ năng thuộc các 
lĩnh vực học tập.
 Về nội dung, giáo dục tích hợp được quán triệt, kết hợp với phân hóa sâu dần 
để có một chương trình giảm số đầu môn học bắt buộc, tăng các môn học, chủ đề 
tự chọn, giúp HS có vốn kiến thức rộng, gắn với thực tiễn và chuẩn bị tâm thế 
hướng nghiệp, hướng nghề.
 Về phẩm chất, gồm các tiêu chí: tình yêu gia đình, quê hương đất nước, nhân 
ái, khoan dung, quan hệ thân thiện với con người và môi trường tự nhiên, trung 
thực trong học tập và trong các mối quan hệ, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, 
cộng đồng và xã hội, tự chủ, tự tin và có tinh thần vượt khó, chấp hành pháp luật, 
nội quy, quy định nơi công cộng.
 7 tiếp thu khái niệm mới, tích cực thể hiện tương tác, trải nghiệm tăng cường hứng 
thú, tự tin, kích thích tư duy sáng tạo của người học.
 Trong quá trình dạy học trên lớp, GV có thể thực hiện theo trình tự:
 - Giúp học sinh nắm được mục tiêu, nhiệm vụ học tập.
 - HS tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập, khi gặp khó khăn mới trao đổi với 
bạn (khi đó, nhóm học tập hình thành một cách tự nhiên theo nhu cầu của chính 
các em).
 - Các HS trong nhóm trao đổi bài kiểm tra cho nhau, nói cho nhau kết quả, 
cách làm của mình.
 - HS báo cáo kết quả học tập trước lớp cho các bạn và thầy/cô giáo.
 - HS thực hiện nhiệm vụ học tập mới.
 Trong khi HS học, GV chọn vị trí thích hợp quan sát thái độ, cử chỉ, nét mặt 
để phát hiện em nào gặp khó khăn để kịp thời có biện pháp giúp đỡ. Nếu nhiệm vụ 
học tập là vấn đề khó đối với đa số HS, GV mới hướng dẫn chung cho cả lớp. Để 
HS thuận lợi trong trao đổi, tương tác, việc kê bàn ghế cần bố trí phù hợp, nên kê 
theo nhóm, HS ngồi đối diện với nhau.
 Với tư cách tổ chức dạy học như vậy, cách đánh giá HS cũng được chuyển 
trọng tâm từ đánh giá kết thúc, đánh giá tổng kết sang đánh giá quá trình, đánh 
giá tiến trình, chuyển đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét.
 Việc đánh giá quá trình phát triển, đánh giá sự tiến bộ mới là sự đánh giá thiết 
thực và hiệu quả nhất cho sự phát triển của mỗi HS.
 Điều này đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên quan sát, theo dõi cá nhân HS, 
nhóm HS trong quá trình học tập để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp 
thời đối với từng việc làm, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc của cả nhóm HS.
 Đồng thời GV còn quan sát từng học sinh để kịp thời đưa ra những nhận định 
về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của HS. Từ đó, động viên, khích lệ, 
giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, sữa chữa 
khuyển điểm để ngày càng tiến bộ.
1.5. Đánh giá năng lực người học trong quá trình dạy học
1.5.1. Các tiêu chí đánh giá năng lực người học
 Người có năng lực về một lĩnh vực hoạt động nào đó cần có đủ các dấu hiệu 
cơ bản sau:
 - Có kiến thức, hiểu biết một cách có hệ thống hoặc chuyên sâu về lĩnh vực 
hoạt động đó.
 - Có khả năng tiến hành hoạt động đó có hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với 
mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức (phương pháp) thực hiện 
hành động, lựa chọn được các giải pháp phù hợp và các điều kiện, phương tiện 
để đạt được mục đích).
 9 + Chuẩn nội dung: Miêu tả những gì người học phải biết hoặc có thể làm 
được trên cơ sở một đơn vị nội dung của một môn học hoặc hai môn học gần nhau.
 + Chuẩn quá trình: Miêu tả những kĩ năng mà HS phải rèn luyện để cải thiện 
quá trình học tập – đó là những kĩ năng cơ bản để áp dụng cho tất cả các môn học.
 (Ví dụ: HS có thể tìm được và đánh giá được những thông tin liên quan đến 
môn học).
 + Chuẩn giá trị: Miêu tả những phẩm chất mà HS cần rèn luyện trong quá 
trình học tập.
 - Bước 2: Xác định nhiệm vụ.
 Nhiệm vụ là một bài tập được thiết kế đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, 
kĩ năng đã xác định ở bước 1 (chuẩn) và giải quyết những thách thức trong thực tế. 
Các kiểu nhiệm vụ:
 + Câu hỏi – bài tập ngắn.
 + Bài tập lớn, truyện ngắn, bài thơ, báo cáo thí nghiệm, báo cáo khoa học
 - Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ.
 + Tiêu chí: Là những chỉ báo/chỉ số mô tả những dấu hiệu đặc trưng của việc 
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 + Một tiêu chí tốt phải đáp ứng các yêu cầu:
 • Được phát biểu rõ ràng, dễ hiểu;
 • Ngắn gọn;
 • Quan sát được;
 • Mô tả được hành vi.
 - Bước 4: Xây dựng thang điểm.
 + Thang điểm mô tả hoặc đưa ra các chỉ số thực hiện, chỉ từng mức độ hoàn 
thành nhiệm vụ tương ứng với các tiêu chí.
 + Có hai loại phiếu đánh giá: phiếu đánh giá định tính và phiếu đánh giá định 
lượng:
 • Phiếu đánh giá định tính: Cho phép đánh giá thực hiện nhiệm vụ nói chung, 
không đi sâu vào từng chi tiết. Phiếu đánh giá này giúp GV chấm bài nhanh, phù 
hợp với các kì đánh giá tổng kết.
 • Phiếu đánh giá định lượng: Chia nhiệm vụ thành các bộ phận tách rời nhau. 
GV định giá trị (bằng điểm số) cho những bộ phận đó. Phiếu đánh giá này mất 
nhiều thời gian hơn vì phải phân tích từng kĩ năng, từng đặc trưng khác nhau trong 
bài làm của HS nhưng lại cho phép thu được nhiều thông tin phản hồi hơn phiếu 
đánh giá định tính.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_chu_de_sinh_truong_va_sinh_san.doc