Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học định hướng phát triển một số năng lực cho học sinh trong chương III - Sinh học 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học định hướng phát triển một số năng lực cho học sinh trong chương III - Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học định hướng phát triển một số năng lực cho học sinh trong chương III - Sinh học 10
Dạy học định hướng phát triển một số năng lực cho học sinh trong chương III – Sinh học 10 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọ đề tài Trong mỗi con người đều có những phẩm chất và năng lực tiềm ẩn, nhiệm vụ của người giáo là phải khơi dậy và phát triển những tiềm năng đó. Chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn 2010-2020 là giáo dục toàn diện cho HS về đạo đức, về trí tuệ, về thể chất và về thẩm mĩ. Trú trọng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo nhằm bồi dưỡng nhân lực, phát triển nhân tài, nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đất nước hiện nay đang đối mặt với rất nhiều thử thách to lớn như: Sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ còn lạc hậu, những vấn đề về xã hội, suy thoái đạo đức, hiện tượng ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh Tất cả các vấn đề đó cần sự chung sức của cộng đồng và xã hội. Vấn đề giáo dục cần đặt lên hàng đầu đó chính là người GV cần dạy HS những gì và dạy như thế nào để tạo ra những “sản phẩm” đó là những công dân thực sự, những chủ nhân tương lai của đất nước Sản phẩm của người thầy tạo ra những con người biết suy nghĩ, có những hành động đúng đắn góp phần xây dựng trong công cuộc đổi mới đất nước thời mở cửa. Xuất phát từ thực tiễn dạy và học hiện nay ở địa phương phần lớn GV các môn sinh học chỉ truyền tải nội dung SGK, ít mở rộng kiến thức, hầu như không có các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, ít được tìm hiểu thực tế, hoạt động dạy học đơn điệu chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức.... Hơn nữa theo những buổi học tập huấn đánh giá chuẩn quốc tế PISA thì việc đánh giá HS không chỉ đánh giá những kiến thức mà HS tiếp thu được trong trường học mà trú trọng đánh giá trong cách suy nghĩ của người học, những vận dụng kiến thức được học vào giải quyết những tình huống cụ thể “Dạy và học như thế nào để tạo ra những con người biết hành động như những công dân thực sự”. Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài “ Dạy học định hướng phát triển một số năng lực cho học sinh trong chương III- Sinh học 10” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015. II. Mục đích nghiên cứu Đối với HS hiện nay kiến thức học ở sách vở không phải là tất cả, kiến thức của HS lĩnh hội được sau mỗi tiết học không chỉ đơn thuần là những con số, hay những phương trình hay đơn giản là học thuộc bài cũ Mà kết quả sau mỗi giờ học thì người học có tiếp thu được những vấn đề gì và vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống như thế nào cho phù hợp với nhân cách xã hội, đạo đức HS. Đối với bộ môn Sinh học là những kiến thức khoa học thực nghiệm, những vấn 1/28 Dạy học định hướng phát triển một số năng lực cho học sinh trong chương III – Sinh học 10 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I.Cơ sở lí luận 1. Nhiệm vụ dạy học sinh học ở trường phổ thông Kiến thức sinh học vô cùng sâu, rộng. Vậy trong trường phổ thông cần dạy cái gì? Đạt đến mức nào để hình thành nhân cách cho học sinh có thể góp phần hinh thành con người đó là nhiệm vụ chính của dạy học môn Sinh trong trường phổ thông. 1.1 Nhiệm vụ trí dục phổ thông Trong thời gian ngồi học ở trường phổ thông giáo viên cần trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản, hiện đại, gắn với thực tiễn Việt Nam. Ngoài những kiến thức cơ bản làm cơ sở cho HS vận dụng vào sản xuất, đời sống, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước. 1.2 Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức cho HS. Dạy học sinh học ở trường phổ thông có điều kiện hình thành những năng lực nhận thức, bởi vì sinh học là khoa học nghiên cứu đối tượng sống, một dạng vật chất có sự vận động cao nhất. Hai hoạt động lĩnh hội kiến thức và năng lực nhận thức có tác động qua lại, vì lĩnh hội là hoạt động nhận thức và hoạt động nhận thức lại chỉ có thể thực hiện trên cơ sở các tài liệu lĩnh hội được. * Kĩ năng quan sát * Kĩ năng làm thí nghiệm * Phát triển các phương pháp, biện pháp lôgic 1.3. Hình thành nhân cách cho học sinh. Nhân cách con người được hình thành trong xã hội bao gồm: có trí thức, có năng lực nhận thức, có năng lực, có hành động có thế giới quan khoa học, có thái độ đúng đắn với thiên nhiên, với con người, với cộng đồng. Các yếu tố nhân cách nói trên không thể hình thành bằng một môn học riêng mà phải là sự tổng hợp mọi tri thức của các môn khoa học khác nhau. Có thể nói khoa học vừa là mục đích, vừa là phương tiện quan trọng để hình thành nhân cách con người học sinh. 1.4 Hình thành năng lực cho HS * Năng lực: là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ, cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức tạp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, đối với HS THPT có 9 năng lực chung chia làm 3 nhóm: 3/28 Dạy học định hướng phát triển một số năng lực cho học sinh trong chương III – Sinh học 10 số học sinh có học lực khá và giỏi, ham học, ham hiểu biết, nhiều em yêu quý bộ môn Sinh học đây cũng là điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài . CHƯƠNG II: DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH I. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN 1. Cấu trúc chương III SGK sinh học 10 VIRUT VÀ BỆNH NỘI DUNG TRUYỀN NHIỄM Bài 29: Cấu trúc các loại virut -Cấu trúc và hình thái các loại VR - Vai trò các thành phần chính của VR Bài 30: Sự nhân lên của virut -Chu trình nhân lên của VR trong TB chủ trong tế bào chủ - HIV/AIDS, cần phải nhận thức và thái độ đúng đắn về việc phòng tránh HIV Bài 31: Virut gây bệnh và ứng -Phân biệt được các nhóm VR gây bệnh dụng của virut trong thực tiễn trên VSV, thực vật và côn trùng, biện pháp tròng tránh - Ứng dụng của VR trong thực tiễn sản xuất chế phẩm sinh học và thuốc trừ sâu sinh học. Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và -Các phương thức lây nhiễm và cách phòng miễn dịch tránh các bệnh truyền nhiễm thường gặp. -Phân biệt các khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể. -Phân biệt các loại miễn dịch 2 Các nguyên tắc thực hiện 2.1 Đạt được mục tiêu bài học. Mục tiêu các bài học được đặt ra theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, nhằm đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ nhất định. Ngoài ra nhằm mục đích phát triển một số năng lực cơ bản cho học sinh. 2.2 Đảm bảo tính khoa học, chính xác nội dung dạy và học. GV soạn giảng theo chuẩn kiến thức kĩ năng, các đáp án bài tập và thông tin GV đưa ra phải đảm bảo tính chính xác khoa học và thời sự. 2.3 Phù hợp với trình độ nhận thức của HS 5/28 Dạy học định hướng phát triển một số năng lực cho học sinh trong chương III – Sinh học 10 tượng có nguy cơ nhiễm ngoại khoá nghiên cứu, sáng tạo, giao HIV cao ở địa phương tiếp Bài tập 4 Tìm hiểu về tình hình Bài tập Phát triển năng lực khai HIV/AIDS trên thế giới ngoại khoá thác công nghệ thông tin. và ở Việt Nam Bài tập 5 Tìm hiểu virut kí sinh Tại lớp Phát triển năng lực hợp tác trên VSV, thực vật và nhóm, khái quát hoá kiến côn trùng thức Bài tập 6 Tìm hiểu một số bệnh Bài tập Phát triển năng lực tự học, truyền do muỗi là vật chủ ngoại khoá tự nghiên cứu, khai thác trung gian truyền bệnh công nghệ thông tin Bài tập 7 Tìm hiểu một số bệnh Bài tập Phát triển năng lực hợp tác truyền nhiễm ở địa ngoại khoá nhóm, giao tiếp. phương Bài tập 8 Điều tra tình hình mắc Bài tập Phát triển năng lực hợp tác một số bệnh truyền ngoại khoá nhóm, giao tiếp, khai thác nhiễm ở địa phương công nghệ tin Biện pháp thực hiện : Sau khi giao các bài tập ngoại khoá giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi, ghi chép tìm hiểu thông tin tại địa phương. Nếu có học sinh chưa rõ vấn đề GV có thể giải đáp thắc mắc ngoài giờ lên lớp. Kiểm tra kết quả thực hiện của học sinh trong giờ kiểm tra bài cũ hoặc giờ trả bài, đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm tại lớp, giáo viên đánh giá và cho điểm HS theo nhóm. BÀI 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT Bài tập 1: Giải thích thích nghiệm của Franken và Conrat năm 1957 (H29.3 SGK trang 116). Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi Ản ra khỏi prôtêin của 2 chủng VR A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành VR lai. Nhiễm VR lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá thì sẽ thu được chủng VR A hay B. 7/28 Dạy học định hướng phát triển một số năng lực cho học sinh trong chương III – Sinh học 10 Virut HIV Hình cầu Hai sợi ARN Capsome nối Vỏ ngoài có đơn với nhau gai glicoprotein Virut cấu trúc hỗn hợp Đầu khối đa ADN xoắn Đầu do Không có (Phagơ T2) diện, đuôi kép capsome hình hình trụ tam giác ghép lại BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ Bài tập về nhà Bài tập 3: Tìm hiểu những đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao ở địa phương.(GV hướng dẫn HS tìm hiểu những đối tượng này thường ở độ tuổi vị thành niên, không có nghề nghiệp ổn định, có những biểu hiện bất thường, có thể là những người ở nơi khác đến thường trú tại địa phương. Hỏi thông qua bố, mẹ, người lớn tuổi, các cán bộ ở thôn xã hoặc trưởng trạm y tế) Bài tập 4: Tìm hiểu về tình hình HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam (GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin trên Google.com hoặc qua sách báo) Đáp án : Tình hình HIV-AIDS trên thế giới: - Năm 1981 phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Mỹ. - Hiện nay, có 33 triệu người nhiễm HIV. - Có 16 nghìn người/ ngày bị nhiễm mới. - Tất cả các quốc gia đều có người nhiễm HIV. -Năm 1990, phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh. - Tính đến ngày 30/09/2010 cả nước có 180.312 người nhiễm HIV/AIDS. Trong đó có 48.568 người đã tử vong vì căn bệnh này. - Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có người nhiễm HIV- AIDS. BÀI 31: VIRUT GÂY BỆNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN Bài tập 5: Virut kí sinh vi sinh vật, thực vật và côn trùng Loại virut Đặc điểm Tác hại Biện pháp phòng tránh VR kí sinh ADN xoắn kép. Virut nhân lên làm chết Tuân theo qui trình vô VSV -90% là có đuôi. hàng loạt vi khuẩn trong trùng trong quá trình sản nồi lên men→tổn thất xuất lớn cho nhiều ngành -Kiểm tra vi khuẩn trước công nghiệp vi sinh khi đưa vào sản xuất. 9/28 Dạy học định hướng phát triển một số năng lực cho học sinh trong chương III – Sinh học 10 - Phân biệt các khái niệm về miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể. - Phân biệt được đặc điểm của miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu. 2. Kĩ năng: - Nghiên cứu SGK - So sánh, phân tích một số nhóm bệnh do VR gây ra. - Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế bằng cơ sở khoa học. 3. Thái độ - Yêu khoa học, quý trọng những tựu khoa học con người đã nghiên cứu. - Nâng cao ý thức phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. II. Phương pháp, phương tiện 1. Phương pháp Vấn đáp- tìm tòi Nghiên cứu SGK- tìm tòi Thảo luận nhóm. 2. Phương tiện Máy chiếu, các hình ảnh, thông tin bổ sung liên quan đến bài giảng. PHT số 1: Các phương thức lây truyền và phòng tránh PHT số 2: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu PHT số 3: Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. III. Trọng tâm bài giảng: Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm và miễn dịch. IV. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ:(3’) - VR xâm nhập và gây bệnh cho VSV, thực vật và côn trùng như thế nào? - Nêu những hiểu biết của em về một số bệnh do muỗi là vật chủ trung gian truyền bệnh. 3. Bài mới BÀI 32: BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu những vấn đề I. Bệnh truyền nhiễm: chung về bệng truyền nhiễm:(15’) 1. Những vấn đề chung về bệnh - GV đưa một số bệnh truyền nhiễm: 11/28
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_dinh_huong_phat_trien_mot_so_n.doc