Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 qua bài Trình bày một vấn đề, Ngữ văn 10, Tập 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 qua bài Trình bày một vấn đề, Ngữ văn 10, Tập 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 qua bài Trình bày một vấn đề, Ngữ văn 10, Tập 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA BÀI TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ, NGỮ VĂN 10, TẬP 1 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................3 5. Đóng góp mới của sáng kiến..............................................................................3 6. Cấu trúc của sáng kiến........................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................4 Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài....................................................4 1.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................4 1.1.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề......................................................4 1.1.2. Phản biện và năng lực phản biện................................................................5 1.1.3. Ý nghĩa của dạy học giải quyết vấn đề nhằm rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh....................................................................................................6 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................7 Chương 2. Hệ thống biện pháp của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học bài Trình bày một vấn đề trong Chương trình Ngữ văn 10..................................................11 2.1. Dạy học giải quyết vấn đề nhằm khích lệ, động viên, mở đường cho học sinh khi trình bày một vấn đề.......................................................................................12 2.2. Dạy học giải quyết vấn đề tạo không khí đối thoại tự do, dân chủ khi trình bày một vấn đề......................................................................................................13 2.3. Dạy học giải quyết vấn đề tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh thông qua tình huống phản biện khi trình bày một vấn đề............................................................14 2.4. Dạy học giải quyết vấn đề tổ chức cho học sinh tranh luận, phản biện khi trình bày một vấn đề............................................................................................16 2.5. Dạy học giải quyết vấn đề thông qua hoạt động nhóm khi trình bày một vấn đề 18 2.6. Dạy học giải quyết vấn đề thông qua xây dựng hệ thống bài tập, đề kiểm tra phát triển năng lực phản biện cho học sinh.........................................................22 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm........................................................................24 3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................24 3.2. Nội dung thực nghiệm..................................................................................24 3.3. Tiến trình thực nghiệm..................................................................................25 3.4. Thiết kế giáo án dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh qua bài Trình bày một vấn đề.........................................25 3.5. Kết quả thực nghiệm.....................................................................................34 3.6. Nhận xét kết quả thực nghiệm.......................................................................35 PHẦN III. KẾT LUẬN......................................................................................37 1. Quá trình nghiên cứu........................................................................................37 2. Đóng góp của đề tài.........................................................................................38 3. Khả năng ứng dụng của đề tài..........................................................................39 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 GQVĐ Giải quyết vấn đề 3 HS Học sinh 4 THPT Trung học phổ thông 5 TDPB Tư duy phản biện Nhằm kịp thời đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực người học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong thời gian sắp tới, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 qua bài Trình bày một vấn đề, Ngữ văn 10, Tập 1” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 10. - Bài Trình bày một vấn đề, Ngữ văn 10, Tập 1 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận -Đây là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học. Bản chất của phương pháp này là dựa trên các thông tin đã có bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học. Phương pháp này được sử dụng để thu thập nguồn tư liệu nghiên cứu. - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung và dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Ngữ văn nói riêng. - Nghiên cứu cách thức, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh ở trường THPT; các tài liệu liên quan đến việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; phương pháp dạy học Ngữ văn. 3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, khảo sát Dùng phiếu điều tra lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về việc dạy học giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn nói chung và việc dạy học bài Trình bày một vấn đề để phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh nói riêng. Dùng phiếu khảo sát để thu thập kết quả sau khi thực hiện bài học. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thiết kế kế hoạch dạy học bài Trình bày một vấn đề có vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh. Tiến hành dạy thực nghiệm và rút ra kết luận kiểm nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của đề tài. 3.3. Phương pháp thống kê toán học Phân tích, tính toán, thống kê kết quả khảo sát và thực nghiệm qua phiếu điều tra từ đó rút ra kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất. 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đặt ra trước học sinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có học sinh sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết. Đây là phương pháp dạy học phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Giải quyết vấn đề không còn chỉ thuộc phạm trù phương pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành một mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội. Cách thức tổ chức hoạt động dạy học giải quyết vấn đề được tiến hành các bước sau đây: Bước 1: Nhận biết vấn đề Học sinh tiếp cận tình huống có vấn đề được gợi ý hoặc giáo viên kích thích học sinh tự tạo ra tình huống có vấn đề. Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề Học sinh đề xuất giả thuyết giải quyết vấn đề, đưa ra các phương án và lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Bước 3: Thực hiện kế hoạch Đánh giá việc thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. Bước 4: Kiểm tra, đánh giá và kết luận Học sinh rút ra kết luận về cách giải quyết vấn đề, từ đó lĩnh hội được tri thức, kĩ năng hoặc vận dụng được kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Việc sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn nên tuân thủ theo các yêu cầu sau: - Không nên sử dụng một cách gượng ép mà chỉ nên dùng khi nội dung bài học phù hợp với việc cần thiết phải giải quyết vấn đề và mang lại hiệu quả dạy học cao nhất. 4 độc lập, tư duy theo hướng mở, nhận thức mọi vấn đề một cách rõ ràng hơn, biết phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, từ đó suy nghĩ chín chắn hơn, tự ra quyết định và hành động phù hợp. Từ những phân tích trên, tôi nhận thấy khi học sinh có tư duy phản biện nó giúp quá trình hình thành phát triển các năng lực cốt lõi như: năng lực tự học và tự chủ; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh còn giúp các em rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng thu hút người nghe, kỹ năng trình bày các vấn đề khoa học. Qua đó, giúp giáo viên thu được những thông tin phản hồi hữu ích để điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với mỗi đối tượng khác nhau. 1.1.3. Ý nghĩa của dạy học giải quyết vấn đề nhằm rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh Dạy học giải quyết vấn đề nhằm đưa học sinh vào tham gia các hoạt động có yêu cầu phải giải quyết một tình huống có vấn đề đặt ra trong nội dung của bài học hoặc nội dung liên quan đến bài học gắn với thực tiễn đời sống, qua đó để rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh giúp các em vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, cố gắng hướng tới những cái mới trong khoa học, thoát ra những rào cản của lối mòn tư duy, cố gắng tìm ra cái mới, kích thích các em tự đặt ra những câu hỏi và trả lời chúng theo cách của mình. Dạy học giải quyết vấn đề rèn luyện cho các em khả năng lập luận, tìm hiểu vấn đề từ nhiều gó độ khác nhau. Nó giúp các em tránh được tình trạng đồng thuận dễ dãi, hời hợt xuôi chiều trong khoa học, ngăn chặn tình trạng học vẹt, đọc vẹt. Vì vậy quá trình tích lũy kiến thức của học sinh cũng sẽ có hiệu quả cao hơn. Đồng thời còn rèn luyện cho học sinh con đường tư duy khoa học, cách giải quyết vấn đề khác nhau một cách linh hoạt hiệu quả. Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề còn giúp học sinh biết cách tranh luận, đưa ra những quan điểm, ý kiến riêng, tạo sự tự tin, chủ động giải quyết các tình huống diễn ra trong học tập và cuộc sống. Nó cũng sẽ kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, bởi vì các em luôn muốn là người chiến thắng trong các cuộc tranh luận khi tham gia giải quyết vấn đề. Trong quá trình tổ chức hoạt động không chỉ rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh mà còn giúp giáo viên thu được những thông tin phản hồi hữu ích để điều chỉnh phương pháp dạy học của mình. Thông qua việc phản biện của trò, người dạy sẽ phân loại được đối tượng và có sự lựa chọn giải pháp phù hợp với bài dạy và năng lực tiếp nhận của mọi đối tượng học sinh. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đã xác định, ngoài phát triển các năng lực chung, thì bộ môn cần hình thành và phát triển năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Trong đó, yêu cầu ở cấp trung học phổ thổng là 6
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_giai_quyet_van_de_nham_phat_tr.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học si.pdf