Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phần II - môn Giáo dục công dân lớp 10 theo chủ đề “nghĩa vụ công dân” dưới dạng trải nghiệm kiến thức liên môn thông qua bài tập dự án

doc 41 trang sk10 26/01/2025 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phần II - môn Giáo dục công dân lớp 10 theo chủ đề “nghĩa vụ công dân” dưới dạng trải nghiệm kiến thức liên môn thông qua bài tập dự án", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phần II - môn Giáo dục công dân lớp 10 theo chủ đề “nghĩa vụ công dân” dưới dạng trải nghiệm kiến thức liên môn thông qua bài tập dự án

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phần II - môn Giáo dục công dân lớp 10 theo chủ đề “nghĩa vụ công dân” dưới dạng trải nghiệm kiến thức liên môn thông qua bài tập dự án
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
 TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG
 ------
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 DẠY HỌC PHẦN II-LỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ 
“NGHĨA VỤ CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
 KIẾN THỨC LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN 
 Tác giả : VŨ THỊ NỘI
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm GDCT
 Chức vụ : Giáo viên GDCD
 Nơi công tác : Trường THPT Xuân Trường
 Nam Định, tháng 5 năm 2016 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn giải Ghi chú
1 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm.
2 GDCD Giáo dục công dân
 GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo
3
 GTS&KNS Giá trị sống và kỹ năng sống
 1 HS Học sinh
 2 GV Giáo viên
 3 CNTT Công nghệ thông tin
 4 BTDA Bài tập dự án
9 PP Phương pháp
10 KTLM Kiến thức liên môn
Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định -3- 
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN:
DẠY HỌC PHẦN II-LỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ “NGHĨA VỤ 
CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KIẾN THỨC 
LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN 
 Đừng cố bắt trò ghi nhớ hãy giúp cho 
 học trò hiểu và thực hành cuộc sống. 
A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. 
 Nhà bác học Đác uyn khẳng định: “Loài tiến hóa không phải là loài mạnh mà 
là loài biết thích nghi”. Năng lực ứng biến và thích nghi của con người ngày nay 
càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các vấn đề mới không ngừng nảy sinh 
bởi tương quan giữa chính con người với sinh cảnh của họ trong quá trình phất 
triển. Tuy nhiên nguồn lực con người của chúng ta nói chung hầu như chưa được 
hình thành, bồi đắp năng lực này khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Một phần là 
do phương pháp còn nhẹ về trải nghiệm, thực hành. Vậy nên đổi mới phương pháp 
giảng dạy là hết sức cần thiết đối với việc đổi mới nền giáo dục nước ta hiện nay nói 
chung cũng như môn GDCD nói riêng. Dạy học theo chủ đề tích hợp và liên môn 
là một trong những phương pháp đổi mới rất tích cực, hiệu quả trong việc hiện 
thực hóa năng lực này; để góp phần thực hiện các mục tiêu của giáo dục cũng như 
của tình hình phát triển đất nước ta hiện nay. Như luật Giáo dục năm 2005 đã xác 
định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về 
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân 
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công 
dân..." (Điều 23 - Luật Giáo dục năm 2005).
 Trước bối cảnh quốc tế đầy sôi động và phức tạp của toàn cầu hóa- “thế giới 
không hề phẳng” đặt ra cho đất nước nhiều nguy cơ với vấn đề hòa bình, chủ quyền 
lãnh thổ, phát triển bền vững, càng đòi hỏi phải toàn dụng nhân lực nhất là nguồn 
nhân lực chất lượng cao, hội đủ các giá trị. Vậy mà một bộ phận giới trẻ đang chạy 
theo những lối sống hưởng thụ, sẵn sàng hoặc đôi khi vô tình đánh đổi cả tâm hồn, 
lòng tin , nhân cách.để thỏa mãn những lợi ích cá nhân mà quên đi sự quan tâm 
đồng cảm và chia sẻ cho người khácTrong không ít nhà trường phải quan ngại 
trước một số hành vi ra tay đầy bạo lực và vô cảm của chính học sinh với nhau 
 Chúng ta đang sống trong một thế giới biến đổi không ngừng đòi hỏi giáo dục 
cũng phải thích ứng phải đổi mới phương pháp không ngừng. Môn GDCD cũng 
Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định -5- 1. Giáo viên coi nhẹ thực hành trải nghiệm, dạy nặng về thuyết giảng lí thuyết, 
lí luận trừu tượng
 Thực tế có nhiều giờ học GDCD nói chung và phần II- lớp 10 nói riêng, giáo 
viên dạy nặng nề về lý thuyết khái niệm, lý luận coi nhẹ thực hành và hầu như 
không có hẳn một phần rất quan trọng là sự trải nghiệm. Nhiều giờ học trở nên mệt 
mỏi như “tra tấn” : cô đọc trò chép “nhoài mình” ra để ghi nhớ những kến thức hàn 
lâm không hiểu gì mà vẫn phải cố nhớ cố thuộc. Thậm chí có những kiến thức như: 
Tình yêu, hạnh phúc, lương tâm danh dự, nhân phẩm tưởng như đơn giản nhưng 
cũng không dễ gì học sinh có thể áp dụng ngay hoặc còn áp dụng sai nếu như giáo 
viên chỉ cho ghi chép kiểu như sao chép, có lược bỏ hoặc thêm chút ít. Điều đó 
khiến cho giờ học không hơn gì “món canh không gia vị”. Có khi, người dạy lại 
không theo kiểu đọc chép giúp học sinh bê nguyên lí luận lí thuyết sách giáo khoa 
vào vở ghi và về nhà học thuộc mà lại theo kiểu đào sâu kiến thức đến mức phức 
tạp hoá, trầm trọng hoá vấn đề đến mức tranh luận hàng giờ với học trò theo nguyên 
tắc nọ, lí luận kia rôì lại quay trở về xuất phất điểm ban đầuRõ ràng trong trường 
hợp này giáo viên nhầm tưởng trò như mình nên cứ việc tranh luận y hệt như trao 
đổi với những nhà hiền triết. Cách dạy như vậy, lí luận càng trở thành lí luận suông 
thậm chí còn gây những hậu quả không tốt cho học sinh.
2.Thực trạng học trò “học vẹt”, trả bài “kiểu vẹt” dẫn đến khó hoặc không 
chuẩn hóa hành vi sống.
 Khi không hiểu về bản chất của các nội dung lí thuyết mà lại chịu quá nhiều sức 
ép từ bố mẹ thầy cô, học trò không có cách chọn lựa nào tốt hơn là ngồi “học vẹt” 
hàng giờ đồng hồ để mà nhồi nhét vào đầu để khi cô giáo kiểm tra không bị điểm 
xấu. Phải chăng đó là một sự thực dụng không nên có trong giáo dục ? 
 Và cuối cùng, kết quả các em trả bài theo kiểu: “chữ nghĩa y sách” thì làm sao 
kiến thức có thể đi vào trong hành động thực tiễn hành ngày của các em?
3. Hậu quả: 
 Nhìn thẳng vào thực tế cho thấy, tất cả các thực trạng trên đưa đến hiện tượng 
thiếu khuyết và thậm chí “thiểu năng” GTS & KNS ở một bộ phận không nhỏ học 
trò. Ngoài ra, đây còn là hậu quả của việc học kiểu trọng tâm trọng điểm – môn nào 
thi thì học. Một thiên hướng khá phổ dụng hiện nay: học để thi để đỗ đạt có địa vị, 
báo cáo thành tích với phụ huynh mà quên hẳn hoặc ít chú ý đến “ tiên học lễ hậu 
học văn”. Học trò không thể tìm thấy cái hay, cái hữu dụng do kiến thức bộ môn 
GDCD đem lại, các em sẽ không thiết tha gì với môn học và nhiều hậu quả khác 
nữa như:
Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định -7- Trong thời đại xã hội trọng bằng cấp và thích môi trường làm việc ổn định, 
lương hấp dẫn như hiện nay thì rất dễ hình thành trong các cấp quản lý giáo dục, 
học sinh và phụ huynh nhận thức : học thi thành tích trong khi thực tế xã hội cho 
thấy chưa chắc việc những trò có điểm số cao, đõ đạt đã có năng lực sinh tồn cao và 
thích ứng nhanh được với xã hội đầy biến động như hiện nay. Những nhóm năng 
lực, KNS & GTS rất phong phú rất cần thiết cho nguồn nhân lực chất lượng cao 
đang còn trầm tích trong môn GDCD.
 Vậy nên, sự chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục là yếu tố chi phối đầu tiên quan 
trọng. Phụ huynh là đại diện quan trọng của xã hội vào việc tham gia vào đào tạo 
con em họ cùng với nhà trường và họ không nên chi phối quá nhiều mục đích học 
của con em như hiện nay. Khi các em học sinh vốn đã phải học thi nặng nề, lại thêm 
được bố mẹ định hướng chủ quan nên chủ yếu học những môn thi và tất yếu phát 
triển không toàn diện. Hơn nữa: môn GDCD là “môn phụ”, tâm lí ấy còn tồn tại 
trong dư luận, hậu quả sẽ không đơn giản gói gọn trong lớp học.
Hai là: Do phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn. 
 Cách dạy sẽ khác đi tuỳ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Do vậy cách dạy truyền 
thống đọc chép gói gọn trong cuốn sách giáo khoa GDCD không còn phù hợp và 
phải đào thải từ lâu. Rất nhiều giáo viên bộ môn chưa thấu suốt bản chất của mọi 
phương pháp, hay cách làm mới chính là sự vận động của chính bản thân kiến thức 
vốn sống họ có được. Chính mô hình dạy học theo chủ đề dưới dạng hoạt động 
trải nghiệm KTLM thông qua BTDA giúp làm tăng sự ghi nhớ hiểu biết, vận 
dụng dựa trên sự trải nghiệm hành vi sâu sắc của chính người học.
 Chúng ta nên nhìn thẳng vào vấn đề: bản chất của việc chán học của học trò đối 
với bộ môn GDCD là do giờ học quá nghèo nàn về phương pháp và mô hình dạy 
học đẫ cũ. Các em phải gượng ép ngồi vào chăm chú hoặc vờ chăm chú như những 
học trò chăm chỉ một cách chân chính giống như ngồi vào ẩm thực bữa tiệc nhiều 
món mà không biết cách ăn. 
 - Về giải pháp :Trọng tâm điểm nhìn của tôi tập trung về vai trò chủ động hướng 
dẫn- phía người dạy và sự tích cực hoạt động của trò. Giáo viên GDCD sẽ phải thực 
sự là những người nghệ sỹ có tài nghệ chế biến cho những kiến thức lí luận trở nên 
giản đơn và đi vào lòng trò theo cơ chế hấp thụ tự nhiên nhất. Với phương châm: 
chủ động phát huy vai trò của chính mình trong giảng dạy, trau dồi cho mình một 
khả năng sư phạm, tôi nhận thấy cái quan trọng nhất của giáo viên GDCD chỉ dạy 
hay khi và chỉ khi học tập, cập nhật không ngừng kiến thức và vốn sống. Sự giàu 
có, am hiểu thực tế sẽ giúp cho chúng ta phát huy tối đa sự thông minh năng động 
trong việc sáng kiến phương pháp dạy tối ưu nhất. Áp dụng mô hình dạy học phần 
Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định -9- nhiệm chính: Trách nhiệm đối với bản thân, trách nhiệm đối với gia đình, trách 
nhiệm đối với xã hội, trách nhiệm đối với đất nước. Từng trụ cột trách nhiệm tương 
thích với nhóm bài như sau:
* Trụ cột trách nhiệm thứ nhất :Trách nhiệm đối với bản thân: rèn luyện trau 
dồi, phát triển bản thân cả về Đức, Thể , Mỹ , Trí theo tiêu chí “3 T”( có Tầm, có 
Tâm, có Tài) thể hiện ở các nội dung cần tích hợp: 
 - Bài 10: quan niệm về đạo đức
 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
 - Bài 12- phần 1: Tình yêu
 - Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
 - Bài 13: phần trách nhiệm: nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác
*Trụ cột trách nhiệm thứ hai: Trách nhiệm đối với gia đình
 - Bài 12- phần 2,3: hôn nhân; gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ 
 gia đình và trách nhiệm của các thành viên
* Trụ cột trách nhiệm thứ ba: Trách nhiệm đối với xã hội:
 - Bài 13: công dân với cộng đồng
 - Bài 15: công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
* Trụ cột trách nhiệm thứ tư: trách nhiệm đối với đất nước
 - Bài 14 : Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
 Khi một công dân biết hoàn thành bốn trụ cột trách nhiệm trên nghĩa là họ đã 
hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình. Chính bởi vậy giáo viên chúng ta dùng 
phương pháp nào để giảng dạy sao cho kiến thức đó được hiện thực hóa trong hành 
vi sống của các em một cách hiệu quả nhất thì phương pháp đó là tốt nhất, nên làm 
nhất. Trong thực tế giảng dạy tại trường THPT Xuân Trường, Nam Định, tôi đã sử 
dụng dạy học phần kiến thức này theo chủ đề nghĩa vụ công dân dưới dạng trải 
nghiệm KTLM thông qua BTDA, tôi thấy đây là con đường ngắn hơn cả để chuẩn 
hóa hành vi sống của học trò.
1.2. Thực chất của hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA 
* Vậy trải nghiệm KTLM thực chất là gì ? Khi áp dụng vào phần II môn GDCD 
lớp 10 sẽ có biểu hiện như thế nào?
 Sự trải nghiệm: hiểu đơn giản là người học trực tiếp trải qua các hoạt động để rút 
ra kiến thức cũng như kinh nghiệm. Giá trị của sự trải nghiệm giúp kiến thức 
chuyển hóa luôn thành hành vi thực tiễn qua đó trực tiếp đúc rút được kinh nghiệm 
quý báu làm bài học theo ta suốt cả cuộc đời. Sự “thấm lâu” này chỉ có được ở hình 
thức học tập trải nghiệm. Có một câu chuyện nói lên tất cả ý nghĩa của học trải 
nghiệm rằng : ở một ngôi chùa tọa lạc trong cánh rừng nọ, có một vị thiền sư cao 
Giáo viên: Vũ Thị Nội - Trường THPT Xuân Trường- Nam Định -11-

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_phan_ii_mon_giao_duc_cong_dan.doc