Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát triển năng lực chuyên đề Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát triển năng lực chuyên đề Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát triển năng lực chuyên đề Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X
SỞ GD - ĐT TỈNH VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN ĐỀ THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (Từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỷ X ) ” Tác giả sáng kiến: Đào Thị Huệ Mã sáng kiến: 03.57.02 Vĩnh Phúc, năm 2020 1 - Khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh giúp: + Giáo viên: Chủ động sử dụng phương pháp dạy học mới, không phải lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị “cháy giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Giáo viên tự xây dựng nội dung phù trình độ nhận thức của từng lớp từ đó phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên. + Học sinh: Hiểu, lý giải, xâu chuỗi tìm ra các mối quan hệ, tác động, tăng cường khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề khác trong học tập và thực tiễn. Tâm lí thoải mái cho học sinh trong các buổi học, các em được chủ động làm việc trong các giờ học. Thông qua hoạt động trao đổi giữa các học sinh rèn luyện cho các em kĩ năng hợp tác trong giải quyết các vấn đề. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử “Dạy học phát triển năng lực chuyên đề Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập từ TK II TCN đến TK X” được dạy thực nghiệm ngày 06/1/2020 tại trường THPT Vĩnh Yên trong buổi dạy mẫu về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1 Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1 Những điều kiện cho việc nghiên cứu Tôi lựa chọn trường THPT Vĩnh Yên vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu: + Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, sát sao chuyên môn, nỗ lực trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục. + Nhà trường có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần thiết. + Giáo viên: Hiện đang dạy lớp 10 và 11, , có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. + Học sinh: Học sinh được chọn tham gia nghiên cứu đều tích cực chủ động. Thành tích học tập của năm trước ở mức trung bình, khá trở lên. 7.1.2 Các bước thực hiện giải pháp Bước 1: Xác định kiến thức giải quyết trong chuyên đề 3 * Kĩ năng - Bồi dưỡng kĩ năng liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn hóa, xã hội. - Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, lập bảng thống kê, sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến. * Thái độ -Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hóa giành dộc lập dân tộc của nhân dân ta. - Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược và đô hộ. - Giáo dục lòng biết ơn các vị anh hung dân tộc, tự hào về những chiến thắng oanh liệt của dân tộc. * Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác. - Năng lực riêng: + Xác định, giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau. + Nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học kinh nghiệm Các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức: Tiết 21 Bài 15: THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Giúp HS nắm được những nội dung cơ bản chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta và những chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc. 2. Tư tưởng Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hóa giành dộc lập dân tộc của nhân dân ta. 5 “Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm lỡ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...” + Bức ảnh phản ánh điều gì? + Hãy nêu những hiểu biết của em về Thời Bắc thuộc ở Việt Nam? 3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Chế độ cai trịcủa các triều đại phong kiến phương Bắc * Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về chính sách cai trị (chia để trị) của chính quyền phong kiến phương Bắc * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin SGK trang 80, 81 và quan sát hình ảnh cho biết: + Chính quyền phong kiến phương Bắc tổ chức bộ máy cai trị như thế nào? 7 + Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu. + Đồng hóa về văn hóa. Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam. 2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội * Mục tiêu: Học sinh thấy được những tác động về kinh tế, văn hóa, xã hội do chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy tìm hiểu SGK và cho biết: + Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội? + Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nước ta thời Bắc thuộc? + Trong bối cảnh chính quyền đô hộ ra sức thực hiện âm mưu đồng hóa thì văn hóa dân tộc ta phát triển như thế nào? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm để tìm hiểu - GV : Gọi HS lên thuyết trình kết quả làm việc của mình - GV : Nhận xét.... * Gợi ý sản phẩm: - Về kinh tế Trong nông nghiệp: + Công cụ sắt được sử dụng phổ biến. + Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh. + Thủy lợi được mở mang. Năng suất lúa tăng hơn trước. Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể. + Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức. + Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh. + Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành. - Về văn hóa - xã hội + Về văn hóa - Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán - Đường như ngôn ngữ, văn tự. 9 A. Cống nạp nặng nề. B. Cướp đoạt ruộng đất. C. Thuế má nặng nề. D. Độc quyền muối và sắt. 3. Gợi ý sản phẩm 1. A 2. D 3 . A 4. D D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): 1. Vì sao Người việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình? Em có suy nghĩ gì về phong tục tập quán hiện nay của nước ta trong bối cảnh hội nhập? 2. Sưu tầm các câu chuyện hay về thời Bắc thuộc và cho biết những câu chuyện đó phản ánh điều gì? - GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi Tiết 22: Bài 16: THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Giúp HS thấy được tính liên tục rộng lớn, quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta trong các thế kỷ I - IX. Nguyên nhân là do chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta. - Nắm được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng, Lý Bí, chiến thắng Bạch Đằng (938). 2. Tư tưởng - Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược và đô hộ. 11 - GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây: 13 - Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia. - Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ). - Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc. 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu * Mục tiêu Nắm được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng, Lý Bí, chiến thắng Bạch Đằng (938). * Phương thức - Đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 83,84,85,86 kết hợp quan sát các hình ảnh sau, hãy: + Thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu theo mẫu: Thời gian, địa bàn hoạt động, kẻ thù chính, diễn biến, ý nghĩa. + Giải thích vì sao cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 giành thắng lợi? 15 - GV tổ chức hoạt động nhóm: Nhóm 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Nhóm 2: Khởi nghĩa Lí Bí và Khúc Thừa Dụ. Nhóm 3: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. -GV: Gọi các nhóm báo cáo sản phẩm - GV : Nhận xét sản phẩm của các nhóm ..... * Gợi ý sản phẩm Cuộc Thời Kẻ Địa khởi Tóm tắt diễn biến Ý nghĩa gian thù bàn nghĩa Hai 3 - Nhà Hát - Tháng 3 - 40 Hai Bà Trưng - Mở đầu thời Bà 40 Đông Môn phất cờ khởi nghĩa được nhân kỳ đấu tranh Trưng Hán Mê dân nhiệt liệt hưởng ứng chiếm chống ách đô hộ Linh, được Cổ Loa buộc thái thú Tô của nhân dân ta Cổ Định trốn về TQ. KN thắng thời Bắc thuộc Loa, lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây - Khẳng định vai Luy dựng chính quyền tự chủ. trò của người Lâu - Năm 42 Nhà Hán đưa hai vạn phụ nữ trong quân sang xâm lược. Hai Bà cuộc đấu tranh Trưng tổ chức kháng chiến anh chống ngoại dũng nhưng do chênh lệch về xâm lực lượng, kháng chiến thất bại Hai Bà Trưng hi sinh. Lý Bí 542 Nhà Long - Năm 542 Lý Bí liên kết các - Đánh dấuý Lương Biên châu thuộc miền Bắc khởi thức trưởng 17 quân Nam Hán trên sông Bạch đại mới thời đại Đằng, đập tan âm mưu xâm độc lập tự chủ lược của nhà Nam Hán. lâu dài cho dân tộc. - Kết thúc vĩnh viễn 1 nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc. 2. Phương thức: -GV giao nhiệm vụ cho HS và cho làm việc cá nhân và hoạt động nhóm, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây đã đánh dấu nhân dân ta bước đầu giành được quyền tự chủ? A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. B. Chiến thắng Bạch Đằng. C. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. D. Khởi nghĩa Lý Bí. Câu 2. Ngô Quyền có kế sách độc đáo gì để đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938? A. Mai phục. B. Đóng cọc ở cửa sông. C. Mai phục và đóng cọc ở cửa sông. D. Kế hoãn binh. Câu 3. Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì? A. Mở ra thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta. B. Chiến thắng quân Nam Hán. C. Vua Nam Hán phải rút quân khỏi nước ta. 19 + Đã xây dựng một nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân. + Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta. - Khúc Thừa Dụ : + Đã lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị của nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta. + Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta. - Ngô Quyền: + Đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi. bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. + Là người đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - HS tự sưu tầm các hình ảnh liên quan đến các cuộc đấu tranh thời Bắc thuộc. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): 1. Từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc, em hãy rút ra bài học trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? 2. “Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này” Bốn câu thơ trên, trích trong Thiên Nam Ngữ Lục - áng sử ca dân gian thế kỉ XVII, nói về cuộc khởi nghĩa nào trong thời kì đấu tranh chống phong kiến Bắc thuộc của nhân dân ta? Em hãy nêu hiểu biết và cảm nhận của mình về cuộc khởi nghĩa đó? 21
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_phat_trien_nang_luc_chuyen_de.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát triển năng lực chuyên đề Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh già.pdf