Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Cấu trúc tế bào” - Sinh học 10 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Cấu trúc tế bào” - Sinh học 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Cấu trúc tế bào” - Sinh học 10 THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN I ---o0o--- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “CẤU TRÚC TẾ BÀO” Sinh học 10 THPT Lĩnh vực: SINH HỌC NHÓM TÁC GIẢ: 1. Nguyễn Thị Thu Hà 2. Phan Thị Phát 3. Lương Thị Vy Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên Anh Sơn, tháng 4 năm 2022 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Thông tin đầy đủ Chữ viết tắt 1. Giáo dục đào tạo GDĐT 2. Phương pháp dạy học PPDH 3. Hoạt động HĐ 4. Dạy học DH 5. Năng lực NL 6. Kiểm tra đánh giá KTĐG 7. Phiếu học tập PHT 8. Giáo viên GV 9. Học sinh HS 10. Trung học phổ thông THPT 11. Thực nghiệm TN 12. Đối chứng ĐC 2 2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, đề xuất một số kinh nghiệm thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh bằng phương pháp tự làm mô hình khi tìm hiểu chủ đề “Cấu trúc tế bào” Sinh học 10 THPT, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp sử dụng mô hình, các hình thức tổ chức và quy trình vận dụng phương pháp sử dụng mô hình trong dạy học Sinh học trường THPT. Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng vận dụng phương pháp sử dụng mô hình nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong môn Sinh học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện. Phân tích cấu trúc nội dung chủ đề “Cấu trúc tế bào” Sinh học 10, đề xuất những nội dung có thể vận dụng phương pháp sử dụng mô hình. Thiết kế các hoạt động học tập theo phương pháp hướng dẫn học sinh tự làm mô hình trong chủ đề “Cấu trúc tế bào”. Thực nghiệm sư phạm trong dạy học chủ đề “Cấu trúc tế bào” Sinh học 10, để kiểm chứng giả thuyết hiệu quả của đề tài và có thể áp dụng dạy học môn sinh học ở trường THPT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp dạy học tổ chức học sinh học tập thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu chủ đề “Cấu trúc tế bào” Sinh học 10. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Nghiên cứu các hoạt động học tập, tổ chức cho học tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức chủ đề “Cấu trúc tế bào” Sinh học 10. - Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh khối 10 tại các trường THPT trong huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 10 tại đơn vị công tác trong 2 năm học 2020 -2021 và 2021 – 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết. 4 PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1. Tình hình nghiên cứu phương pháp dạy học bằng mô hình trên thế giới. Ý tưởng về mô hình hóa trong dạy học được đề xuất bởi Aristodes C.Barreto từ rất sớm. Phương pháp mô hình hóa ra đời dựa trên những thành tựu về khoa học tâm lý, khoa học giáo dục, toán học, logic học và dựa trên kĩ thuật hiện đại. Bồi dưỡng cho học sinh năng lực phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề là mục tiêu của phương pháp mô hình nói riêng và phương pháp dạy học tích cực nói chung. Trên thế giới, phương pháp dạy học tích cực có mầm mống từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong những năm 50, 60 trong giáo dục Liên Xô (cũ) và các nước XHCN. Nhưng những tư tưởng trong giai đoạn này vẫn được xem như triết lý chứ chưa tạo ra sức mạnh về công nghệ trong dạy học. Sự chuyển hóa từ phương pháp khoa học sang phương pháp dạy học thông qua xử lý sư phạm nhằm phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề mới thực sự tạo sự đổi mới trong giáo dục. Phương pháp mô hình hóa cũng ngày càng phát triển và giữ vị trí quan trọng trong dạy học. Phương pháp mô hình là phương pháp có trình độ cao về tính khái quát cho nên việc vận dụng đòi hỏi học sinh và giáo viên phải có vốn hiểu biết nhất định liên quan. Khi bàn về những khó khăn khi áp dụng mô hình hóa. V.G- Razumovxki đã nhận định “Ở giai đoạn xây dựng mô hình, vì việc tìm ra những đối tượng trừu tượng thích hợp có thể thay thế cho sự vật, quá trình, hiện tượng nghiên cứu là rất khó, nên thông thường thì học sinh không tự làm được việc đó, tính tự lực của họ trong giai đoạn này bị hạn chế”. Kaiser Messmer nêu hai hướng khai thác mô hình. Thứ nhất, sử dụng mô hình để hiểu và giải quyết các vấn đề thực tiễn như một phương tiện để dạy học ở trường phổ thông. Thứ hai, mô hình được dùng để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Vào những năm 2000, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu, khai thác mô hình theo hướng thứ nhất. Barbosa đưa ra kết luận, mô hình hóa đóng vào vai trò quan trọng trong dạy học là môi trường để học sinh tìm hiểu, khám phá kiến thức. 1.2. Tình hình nghiên cứu phương pháp dạy học bằng mô hình ở Việt Nam Ở Việt Nam, phương pháp dạy học bằng mô hình vẫn còn khá mới mẻ đối với giáo viên. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp này trong dạy học ở trường phổ thông. 6 kiến thức học sinh lĩnh hội được từ loại mô hình này thường là những tính chất bên ngoài của hiện tượng, đối tượng thực. 2.2.2. Mô hình ký tưởng (mô hình lý thuyết) Là những mô hình trừu tượng mà trên đó người ta chỉ áp dụng các thao tác tư duy lý thuyết, các phần tử của mô hình và đối tượng thật có bản chất sinh học hoàn toàn khác nhau nhưng chúng hoạt động theo những quy luật giống nhau. 2.3. Vai trò của phương pháp mô hình hóa trong dạy học sinh học Trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Sinh học nói riêng, để nâng cao chất lượng dạy học, chúng ta có thể sử dụng kết hợp nhiều hình thức tổ chức, nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Trong đó, phương pháp dạy học bằng mô hình học sinh tự làm giúp phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh: * Phẩm chất: Theo định hướng mới, chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Trong đó, khi sử dụng phương pháp mô hình hóa, cụ thể là sử dụng mô hình học sinh tự làm có thể giúp học sinh: Yêu nước: Thông qua tìm hiểu về thế giới sống, bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường. Nhân ái: Thông qua hoạt động làm việc nhóm, học sinh học cách cảm thông, chia sẻ, tôn trọng sự khác biệt, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Chăm chỉ: Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, yêu cầu HS phải tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tìm giải pháp; từ đó có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập; Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. Trung thực: Học sinh học được tính trung thực trong quá trình làm việc và báo cáo kết quả, qua sự đánh giá khách quan của giáo viên và các học sinh khác. Trách nhiệm: Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, học sinh thể hiện sự trách nhiệm đối với bản thân, với công việc và chịu trách nhiệm với tập thể (nhóm, lớp) * Năng lực: Khi sử dụng phương pháp mô hình hóa trong dạy học Sinh học giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực chung và các năng lực đặc thù bao gồm: Năng lực tự chủ và tự học: Để hoàn thành nhiệm vụ học tập theo phương pháp này, HS cần tự lực xây dựng kế hoạch nhóm, kế hoạch cá nhân, tích cực tìm tòi; làm chủ cảm xúc khi làm việc chung, khi trình bày sản phẩm trước tập thể Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trong quá trình hoạt động nhóm, học sinh 8 thác khả năng sáng tạo của học sinh để xây dựng các mô hình mô phỏng cấu trúc, quá trình Sinh học; từ đó tổ chức hoạt động dạy học phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu dạy học. Học sinh THPT có tư duy sáng tạo phong phú, có tính độc lập cao, có thể sử dụng thành thạo các công cụ (các phần mềm, internet...) và biết tìm kiếm tài liệu để thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, ở độ tuổi này, các em có tính hiếu kì, và đam mê tìm tòi khám phá và thể hiện mình. Đặc điểm này là điều kiện rất thuận lợi để áp dụng hình thức tổ chức sử dụng mô hình tự làm vào giảng dạy Sinh học ở trường THPT nhằm phát triển các năng lực cho học sinh. 2.4.2. Cơ sở của việc vận dụng tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Cấu trúc tế bào”- Sinh học 10 THPT” Sinh học 10 nghiên cứu sự sống ở cấp độ tế bào; bao gồm các kiến thức khoa học về thành phần hóa học của tế bào, thành phần cấu tạo tế bào, các quá trình sinh lí xảy ra trong tế bào Trong đó, chủ đề “Cấu trúc tế bào” chủ yếu nghiên cứu các thành phần cấu tạo tế bào nhân sơ và nhân thực, cấu tạo và chức năng các bào quan bên trong tế bào nhân thực. Chủ đề này rất thuận lợi và phù hợp để áp dụng phương pháp tổ chức học sinh tự làm mô hình để tìm hiểu kiến thức, đồng thời thông qua đó giúp học sinh phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù Sinh học. Học sinh lớp 10 là những học sinh đầu cấp THPT, các em đã có sự phát triển nhất định về khả năng học tập, tìm tòi, sáng tạo; cùng với các kiến thức nền tảng từ các môn khoa học khác, các em hoàn toàn có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao phó. 3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 3.1. Thực trạng dạy học định hướng phát triển năng lực và dạy học bằng mô hình ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An Để tìm hiểu thực trạng tiếp cận phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học sinh định hướng phát triển năng lực theo tinh thần chỉ đạo của của Bộ GD&ĐT chuẩn bị cho chương trình GDPT mới sẽ bắt đầu áp dụng từ năm học 2022-2023. Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng hiểu biết và sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới trong giảng dạy chương trình Sinh học ở các trường THPT Anh Sơn 1,2,3 và các trường THPT trên địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An. Hoạt động điều tra được tiến hành bằng cách xây dựng phiếu điều tra theo biểu mẫu trên Google Forms để thực hiện khảo sát đối với 50 giáo viên dạy Sinh học. Kết quả cụ thể như sau: 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_t.pdf