Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “chạy ngắn” cho học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Viết Xuân

docx 20 trang sk10 18/12/2024 60
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “chạy ngắn” cho học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “chạy ngắn” cho học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Viết Xuân

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “chạy ngắn” cho học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Viết Xuân
 MỤC LỤC
 Trang 
1. Lời giới thiệu 2
2. Tên sáng kiến 2
3. Tác giả sáng kiến 2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3
7. Mô tả bản chất của sáng kiến 3
7.1. Cơ sở lý luận 3
7.2. Thực trạng 4
7.3. Nội dung dạy học theo chủ đề “ chạy ngắn” cho học sinh lớp 10 
 4
trường THPT Nguyễn Viết Xuân.
7.3.1. Một số bài tập nhằm hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích 
 5
chạy ngắn
7.3.2. Dạy học theo chủ đề “chạy ngắn” 8
8. Những thông tin cần được bảo mật 18
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 18
10. Đánh giá lợi ích đạt được 18
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã áp dụng có hiệu quả: 19
Tài liệu tham khảo 20
 1 - Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, 
tỉnh Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0969.085.564 
 - E-mail: khongthingo.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
 - Họ và tên: Khổng Thị Ngọ
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Chương trình nội dung “Chạy ngắn” cho học sinh lớp 10 trường THPT 
Nguyễn Viết Xuân
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 Ngày 06/09/2019
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 7.1. Cơ sở lý luận
 Động tác chạy là hoạt động tự nhiên có chu kỳ, là kỹ thuật không thể thiếu
của vận động viên khi luyện tập các môn thể thao, là môn học có sức hấp dẫn, mạnh 
mẽ để phát triễn sức mạnh, sức nhanh.Thực hiện động tác chạy với tốc độ
không lớn với điều kiện không khí trong lành có tác dụng tốt với cơ thể vì hầu hết
các cơ bắp đều tham gia hoạt động, tăng cường hoạt động của cơ quan tuần hoàn,
hô hấp và các hệ thống cơ quan khác, phát triễn các tố chất thể lực, tăng cường sức
khỏe hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và công tác.
 Khi thực hiện động tác chạy thì tất cả các nhóm cơ đều tham gia, tạo điều
kiện phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền, khả năng phối hợp, là biện pháp tốt
nhất để nâng cao sức khỏe, giúp cho học sinh tu dưỡng phẩm chất đạo đức, kỹ
năng kỹ xảo vận động nâng cao tác dụng và hiệu quả môn học.
 Đặc điểm của chạy ngắn là chạy với tốc độ cao và cường độ lớn nhất trong
khoảng thời gian ngắn nhất. Thành tích cao trong chạy ngắn phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền tốc độ cho nên phải có
những bài tập thích hợp, phối hợp tốt về sức mạnh, sức nhanh, những bài tập phù
hợp giới tính, độ tuổi giúp học sinh phát triễn toàn diện các tố chất, rèn luyện đạo
đức tác phong, ý thức tự giác, kỹ luật để thực hiện tốt nội dung học, nâng cao sức
khỏe và thành tích thể thao.
 Để giảng dạy tốt môn chạy ngắn thì phải phối hợp giảng dạy có hiệu quả các
phương pháp và những bài tập phát triển sức nhanh, sức bền tốc độ giúp các em
học sinh nắm vững kỹ thuật, nâng cao thành tích trong học tập và thi đấu. Thành 
tích cao trong chạy ngắn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thể lực như sức nhanh, 
sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ. Phương pháp tốt nhất phát triển sức nhanh là các 
bài tập phản ứng nhanh, nâng cao tần số động tác, phối hợp nhiều bài tập khác nhau 
thì mới đạt được hiệu quả cao.
 3 + Kỹ thuật đánh đích
 + Hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật chạy ngắn
 Bài tập 2: Bài tập khởi động chuyên môn
 Một số bài tập khởi động chuyên môn giúp học sinh hình thành và làm quen 
tốc độ trên đường thẳng, cách vượt trên đường thẳng thông qua các bài tập sau:
 - Chạy bước nhỏ cự ly 20 – 30m
 + Mục đích: Tăng tần số bước chạy, phối hợp động tác toàn thân nhịp nhàng. 
 + Động tác: Di chuyển mỗi bước dài 1/2 bàn chân, tăng dần tần số cho tới khi 
không thể tăng được nữa. 
 + Định lượng: Thực hiện từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 20m-30m, thời gian nghỉ 
giữa các lần là từ 1 – 1,5 phút.
 + Tập luyện theo phương pháp dòng chảy
 - Chạy nâng cao đùi cự ly 20 – 30m
 + Mục đích: Tăng dần tần số bước chạy và giúp các cơ đùi tham gia tích cực 
vào động tác nâng cao đùi khi đưa về trước. 
 + Động tác: Đứng thẳng trên nửa trước hai bàn chân, hai tay co ở khuỷu ( 
hoặc để hai bàn tay ở phía trước làm sáo cho khi nâng cao đùi chạm lòng bàn tay thì 
đùi song song với mặt đường). Luân phiên đứng trên một chân, khi chân đó duỗi hết 
các khớp cổ chân, gối và hông ( đùi và tân trên) thì đùi chân kia (gập ở gối) được 
đưa lên cao nhất ( trên hoặc song song với mặt đường). 
 + Định lượng: Thực hiện từ 2 – 3 lần/buổi mỗi lần từ 20m - 30m thời gian 
nghỉ giữa các lần tập là 1 – 1,5 phút. 
 + Tập luyện theo phương pháp dòng chảy.
 - Chạy lăng chân ra sau cự ly 20 – 30m
 + Mục đích: Tăng dần tần số bước chạy và giúp các cơ đùi, các cơ cẳng chân 
tham gia tích cực vào động tác.
 + Động tác: Đứng thẳng trên nửa trước hai bàn chân, hai tay co ở khuỷu. 
Thực hiện động tác chạy lăng chân ra sau ( gót chạm vào mông) 
 + Định lượng: Thực hiện từ 2 – 3 lần/buổi mỗi lần từ 20m - 30m thời gian 
nghỉ giữa các lần tập là 1 – 1,5 phút. 
 + Tập luyện theo phương pháp dòng chảy.
 - Chạy đạp sau cự ly 20 – 30m
 + Mục đích: Tăng hiệu quả động tác đạp sau, phối hợp dùng sức hợp lý giữa 
các bộ phận của cơ thể khi chạy.
 + Động tác: Chạy đạp sau của từng chân ( duỗi hết khớp hông, khớp gối và cổ 
chân) góc độ nhỏ, đồng thời nâng đùi của chân phía trước lên song song với mặt 
đất. Trong từng bước có giai đoạn bay trên không ở tư thế kết thúc đạp sau. Cuối 
giai đoạn bay, phải chủ động hạ bàn chân trước xuống dưới - về sau để chuyển qua 
 5 Do việc chỉ dùng gần hết sức nên cần phối hợp giữa các bộ phận của cơ thể và thở 
nhịp nhàng, thoải mái.
 + Định lượng: Thực hiện từ 2 – 3 lần/buổi, thời gian nghỉ giữa các lần tập là 3 - 
4 phút. 
 + Tập luyện theo phương pháp dòng chảy.
 Bài tập 6: Bài tập hoàn chỉnh xuất phát – chạy lao
 + Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật xuất phát và chạy lao
 + Động tác: Bài tập thực hiện lặp lại nhiều lần kỹ thuật xuất phát thấp để tạo 
cảm giác, định hình điều chỉnh kỹ thuật đúng cho học sinh.
 Thực hiện hiệu lệnh: Vào chổ – Sẵn sàng (3 – 5 lần)
 Thực hiện: Vào chổ – Sẵn sàng – Chạy (3 – 5 lần)
 + Yêu cầu xuất phát nhanh, đúng kỹ thuật, đúng hiệu lệnh (còi) của GV.
 (Luyện tập Xuất phát thấp – Chạy lao theo cự ly đã qui định trước (20 – 
25m), Luyện tập xuất phát cao – chạy lao cự ly 20 – 30m (thực hiện 2 – 4 lần))
 Bài tập 7: Bài tập chạy lặp lại các giai đoạn với tốc độ cao( 40m -60m)
 + Chuẩn bị: Xuất phát cao hoặc xuất phát với bàn đạp
 + Động tác: Chạy lặp lại 2 – 4 lần với tốc độ tối đa, có xác định thời gian( 
bấm giờ) nghỉ giữa các đợt là chạy nhẹ nhàng và thở sâu, tích cực. Học sing được 
biết thành tích của mình ở mỗi lần chạy. Cố gắng không bị giảm tốc độ ở các lần 
chạy sau.
 + Thời gian nghỉ giữa các lần chạy 2 -3 phút
 + Chú ý: Cảm nhận nỗ lực dung sức và tốc độ của mình để đạt ở mỗi lần 
chạy.
 Bài tập 8: Kĩ thuật về đích
 + Mục đích: học kĩ thuật đánh đích
 + Chuẩn bị: căng dây đích ( hoặc vẽ vạch đích)
 + Động tác: Xuất phát chạy cách đích 5 – 10m, làm động tác đánh đích ở buối 
cuối ( bằng vai hoặc bằng ngực kết hợp đạp sau tích cực) ban đầu học sinh có thể 
đứng tại chỗ ( hoặc chạy nhẹ nhàng) làm động tác đánh đích, khi tương đối thuần 
thục mới chạy nhanh.
 + Chú ý: không dung đột ngột sau khi đánh đích.
 + Yêu cầu: nghiêm túc, tích cực thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
 Bài tập 9: Bài tập phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật
 + Mục đích: Hoàn thiện kĩ thuật chạy 100m.
 + Chuẩn bị: Đóng bàn đạp, xác định các cự li 60m, 80m, 100m. Có sử dụng 
dây đích 
 + Động tác: Chạy hết các cự li quy định với tốc độ gần tối đa và tối đa; thực 
hiện đầy đủ kĩ thuật 4 giai đoạn. Có xác định thành tích chạy. GV và học sinh còn 
 7 * Kế hoạch giảng dạy đánh giá năng lực theo chủ đề
Tiết Nội dung và biện pháp chính
 - Xây dựng khái niệm: Làm mẫu, giảng giải, cho học sinh xem tranh ảnh 
 kĩ thuật.
 1 - Ôn bổ trợ kĩ thuật chạy: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi
 - Đánh giá năng lực kĩ thuật và thể lực chuyên môn học sinh: mỗi học 
 sinh chạy tốc độ cao 30 – 40m
 - Ôn bổ trợ kĩ thuật chạy: Chạy đạp sau, chạy tăng tốc 30m
 - Hoàn thiện kỹ thuật chạy giữa quãng: bài tập: Chạy lặp lại các đoạn 30-
 2 60m với tốc độ gần tối đa
 - Trò chơi phát triển tốc độ( GV tự chọn)
 - Phát triển tốc độ: Chạy nhanh tại chỗ
 - Tập bổ trợ kỹ thuật chạy: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp 
 sau, chạy tăng tốc 30m
 3
 - Ôn đóng bàn đạp, xuất phát thấp với khẩu lệnh: Bài 6,7 trang 57
 - Trò chơi phát triển tốc độ( GV tự chọn)
 - Tập bổ trợ kỹ thuật chạy: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp 
 4 sau, chạy tăng tốc 30m
 - Ôn đóng bàn đạp, xuất phát thấp với khẩu lệnh: Bài 6,7 trang 57
 - Trò chơi phát triển tốc độ( GV tự chọn)
 - Phát triển tốc độ: Chạy có giới hạn độ dài bước, chạy lắp lại các đoạn 
 5 ngắn 20-30m
 -Hoàn thiện 3 giai đoạn đầu kĩ thuật: Xuất phát với bàn đạp, chạy 15-
 20m
 - Phát triển tốc độ: Chạy có giới hạn độ dài bước, chạy lắp lại các đoạn 
 ngắn 20-30m
 6
 -Hoàn thiện 3 giai đoạn đầu kĩ thuật: Xuất phát với bàn đạp, chạy 15-
 20m
 - Tập bổ trợ kỹ thuật chạy: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp 
 sau, chạy tăng tốc 30m
 7
 - Phát triển tốc độ: Chạy tốc độ cao đoạn ngắn 20-30m
 - Kiểm tra thử 80m
 - Tập bổ trợ kỹ thuật chạy: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp 
 sau, chạy tăng tốc 30m
 8 - Phát triển tốc độ: Chạy tốc độ cao đoạn ngắn 20-30m
 - Học kỹ thuật về đích: bài 8 trang 57
 - Hoàn thiện phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật chạy ngắn. 
 - Tập bổ trợ kỹ thuật chạy: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp 
 9
 sau, chạy tăng tốc 30m
 9 *Kĩ năng Bài tập định Học sinh Học sinh tự Học sinh tự Học sinh có 
- thực hiện lượng (trắc nhận diện trình bày trình bày, thể nhận xét 
đúng 4 giai nghiệm, tự đúng khái (tuy còn mô tả được tương đối 
đoạn trong luận) niệm, thuật thiếu sót) tuy còn đầy đủ, giải 
kĩ thuật ngữ, tên bài hoặc lựa chưa chính thích yếu 
chạy ngắn: tập, độngtác. chọn, chủ xác đầy đủ lĩnh kĩ 
Xuất phát, động nhận về cách thuật, cấu 
chạy lao, diện đúng thực hiện trúc bài tập, 
chạy giữa khái niệm, động động tác trò 
quãng, về thuật ngữ tác/bài tập. chơi và chỉ 
đích. và cách Có thể ra sai lầm 
- Vận dụng thực hiện nhận xét, tự thường 
những hiểu bài tập, các nhận xét mắc, cách 
biết về Luật giai đoạn kĩ nhưng chưa sửa 
khi tập thuật động đầy đủ.
luyện, thi tác, trò chơi 
đấu. phát triển 
- Đạt tiêu sức nhanh 
chuẩn và Luật 
RLTC điền kinh 
 (chạy 
 ngắn), động 
 tác.
2, Năng lực Bài tập thực Học sinh Học sinh 
có thể hình hành thí thực hiện chủ động 
thành nghiệm cơ bản thực hiện 
thông qua đúng động cơ bản đúng 
chủ đề tác/bài động tác/bài 
 tập/trò chơi tập/trò chơi 
 vận động vận động
 - Tổ chức - Tổ chức 
 được nhóm một cách 
 tập luyện chủ động 
 do GV nhóm tập 
 phân công. luyện do 
 - Bước đầu GV phân 
 học sinh tự công.
 nhận xét - Học sinh 
 lẫn nhau tự nhận xét, 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_chu_de_chay_ngan_cho_hoc.docx