Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài Lực ma sát – Vật lí 10 cơ bản

pdf 36 trang sk10 13/06/2024 1110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài Lực ma sát – Vật lí 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài Lực ma sát – Vật lí 10 cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài Lực ma sát – Vật lí 10 cơ bản
 Sáng kiến “Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài Lực Ma sát – Vật lí 10 CB” 
I. Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH 
II. TÁC GIẢ: 
1. Họ và tên: Phạm Thị Tú Bình Năm sinh: 1983 
 Địa chỉ: Thị trấn Yên Thịnh – Yên Mô – Ninh Bình 
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Vật Lí 
 Chức vụ công tác: Giáo viên. 
 Nơi làm việc: Trường THPT Tạ Uyên 
 Điện thoại: 0988647575 
 Email: Phamnguyen0730@gmail.com 
 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 80% 
2. Họ và tên: Đới Việt Dũng Năm sinh: 1990 
 Địa chỉ: Yên Mạc – Yên Mô – Ninh Bình 
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Vật Lí 
 Chức vụ công tác: Giáo viên. 
 Nơi làm việc: Trường THPT Tạ Uyên 
 Điện thoại: 01266115415 
 Email: Vietdungdoi@gmail.com 
 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 20% 
III. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG 
1. Tên sáng kiến: 
 DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN 
 BÀI 13. LỰC MA SÁT – VẬT LÍ 10 CƠ BẢN 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 2.1. Lĩnh vực áp dụng: 
 - Dạy học môn Vật lí 10 Cơ Bản 
 2.2 Nội dung mà sáng kiến giải quyết: 
 Nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp trong bộ môn vật lí nới chung và 
trong môn vật lí 10 nới riêng. 
 Và cụ thể nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp vào bài “Lực ma sát” Vật 
lí 10, tổ chức dạy học thực nghiệm đối với học sinh trường THPT Tạ Uyên, từ đó rút 
kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp 
trong môn Vật Lí. Từ những kết quả đã nghiên cứu trong thực tiễn giảng dạy để đánh 
giá khả năng vận dụng phương pháp vào trong chương trình dạy học vật lí THPT. 
 2.3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 10 tháng 10 năm 2016 đến ngày 
30 tháng 10 năm 2016. 
 2.4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
 Tên đơn vị: Trường THPT Tạ Uyên 
 Địa chỉ: Thị Trấn Yên Thịnh – Yên Mô- Ninh Bình 
 - 1 - Sáng kiến “Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài Lực Ma sát – Vật lí 10 CB” 
 Trên cơ sở bài dự thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp bài Lực ma sát – Vật lí 
10 cơ bản” đạt giải ba cấp tỉnh, tôi mạnh dạn thử nghiệm dự án “Dạy học theo chủ 
đề tích hợp trong môn Vật lí 10 – cơ bản” và vận dụng vào bài “Lực ma sát” là đề 
tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Với nội dung của sáng kiến kinh nghiệm, tôi 
muốn chia sẻ kinh nghiệm dạy học tích hợp với đồng nghiệp, nhất là những đồng 
nghiệp cùng dạy môn Vật lí để giải quyết các vấn đề cụn thể. Để giúp Giáo viên Vật 
lí có thể áp dụng vào giảng dạy môn Vật Lí một cách sinh động, giúp cho học sinh 
thêm yêu thích môn Vật lí THPT. 
 b. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến. 
 Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà ảnh hưởng đến cách học 
Vật lí và thực hành Vật lí làm nảy sinh tư tưởng chán học môn Vật lí của học sinh. 
Để góp phần khác phục những hạn chế trên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tôi 
không có tham vọng lớn mà chỉ mong thông qua tiết dạy có sử dụng các kiến thức 
tích hợp môn Toán, Lịch sử, KCN, Hóa Học,... giúp học sinh lại có hứng thú với vôn 
Vật lí, và kết quả học tập của học sinh ngày càng cao. 
 Nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp trong bộ môn vật lí nới chung và 
trong môn vật lí 10 nới riêng. Và cụ thể nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp 
vào bài “Lực ma sát” Vật lí 10, tổ chức dạy học thực nghiệm đối với học sinh trường 
THPT Tạ Uyên, từ đó rút kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả của việc tổ chức các hoạt 
động dạy học tích hợp trong môn Vật Lí. Từ những kết quả đã nghiên cứu trong thực 
tiễn giảng dạy để đánh giá khả năng vận dụng phương pháp vào trong chương trình 
dạy học vật lí THPT. 
 2. Phạm vi triển khai thực hiện 
 - Nội dung nghiên cứu: Các kiến thức, kĩ năng năng môn học và các môn học 
khác cần tích hợp trong bài “Lực má sát – Vật lí 10 cơ bản”. 
 - Đối tượng khảo sát: Dạy học tích hợp với lớp 10A (39HS) và lớp 10D (37 
HS) trường THPT Tạ Uyên. Lớp đối chứng: Lớp 10B (37HS). 
 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp trong môn 
vật lí 10. Kiến thức các môn học tích hợp trong chương trình THPT, các nội dung 
tích hợp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Phù hợp vói 
học sinh THPT Tạ Uyên. 
 3. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
 3.1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM 
 3.1.1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến. 
 - 3 - Sáng kiến “Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài Lực Ma sát – Vật lí 10 CB” 
3.1.2 Giải pháp cũ thường làm khi dạy bài Lực Ma sát – Vật lí 10 cơ bản 
 3.1.2.1. Mục tiêu bài học: 
 - Kiến thức: Giáo viên bám sát nội dung SGK, SGV và các chuẩn kiến thức kĩ 
năng môn Vật Lí để xây dựng giáo án giảng dạy. 
 - Kĩ năng: thường tập trung vào hình thành các kĩ năng để giải bài tập, chưa tập 
trung vào giải quyết các tình huống thực tiễn và các năng lực giải quyết vấn đề. 
 3.1.2.2 Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Giáo án giảng dạy: giáo án Word và giáo án trình chiếu. 
 - Đồ dùng dạy học: các dụng cụ thí nghiệm như lực kế, khúc gỗ, một số gia 
trọng. để làm thí nghiệm trong giờ dạy. 
 - Một số bài tập vận dụng sau bài học. 
 3.1.2.3. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Sau bài học trước, học sinh được giáo viên yêu cầu về nhà ôn lại kiến thức về 
lực ma sát đã học ở lớp 8 và đọc trước bài mới. 
 - Học sinh đến lớp đã chuẩn bị: bài cũ, đọc trước bài mới, sách vở bút  
 3.1.2.4. Về phương pháp dạy học: 
 - Thường giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, đàm thoại kết 
hợp với phương pháp truyền thống. 
 - Trong bài học “lực ma sát” có kết hợp với phương pháp thí nghiệm biểu diễn 
Fmst. 
 3.1.2.5. Về tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 Giáo viên dẫn dắt vào bài mới. Sau đó đặt câu hỏi: Có những loại ma sát nào? 
 Học sinh: Đọc sách giáo khoa để trả lời 
 Sau đó giáo viên vào mục I. Nêu câu hỏi: Chúng ta đo lực ma sát trượt như thế 
nào? 
 Học sinh: Trên cơ sở đã đọc sách giáo khoa để nêu được phương pháp đo độ 
lớn lực ma sát trượt. 
 Giáo viên tiếp tục dẫn dắt, làm thí nghiệm biểu diễn về cách đo độ lớn lực ma 
sát trượt. Sau đó nêu câu hỏi: Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố 
nào? 
 Học sinh: Dựa vào SGK nêu được câu trả lời 
 Giáo viên tiếp tục dẫn dắt để có biểu thức độ lớn lực ma sát trượt và hệ số ma 
sát. 
 Học sinh: Ghi nhận 
 Giáo viên lấy ví dụ về ứng dụng và ảnh hưởng của ma sát trượt trong thực tiễn. 
 - 5 - Sáng kiến “Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài Lực Ma sát – Vật lí 10 CB” 
 3.2.1.1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 
 3.2.1.1.A. Lí thuyết về dạy học tích hợp 
 Theo thuyết kiến tạo, mô hình dạy học tích hợp được sơ đồ hóa như sau: 
1. Các mục tiêu cơ bản của dạy học tích hợp – Có 5 mục tiêu 
 a. Làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa 
 Bằng cách đặt quá trình học tập vào các hoàn cảnh (tình huống) để học sinh 
nhận thấy ý nghĩa của các kiến thức, kĩ năng, năng lực cần lĩnh hội. Điều đó có ý 
nghĩa to lớn tạo động lực học tập cho học sinh. Trong quá trình học tập các kiến thức, 
kĩ năng, năng lực đều được huy động và gắn với thực tế cuộc sống. Nghĩa là: "Không 
còn hai thế giới riêng biệt, thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống. Trái lại người ta 
tìm cách hòa nhập thế giới nhà trường vào thế giới cuộc sống" Do vậy, cần liên kết 
các môn học khác nhau trong nhà trường. 
 b. Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn 
 Phải lựa chọn các tri thức, kĩ năng cốt yếu xem là quan trọng đối với quá trình 
học tập của học sinh và dành thời gian, cũng như giải pháp hợp lí cho chúng. 
 c. Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống 
 Thể hiện cụ thể là: 
 - Nêu bật cách thức sử dụng kiến thức đã lĩnh hội. 
 - Tạo các tình huống học tập để học sinh vận dụng kiến thức một cách sáng 
tạo, tự lực để hình thành người lao động có năng lực, tự lập. 
 Theo tư tưởng này, SPTH quan tâm không chỉ đánh giá những kiến thức mà 
học sinh lĩnh hội được, mà chủ yếu "đánh giá học sinh có khả năng sử dụng kiến thức 
trong các tình huống có ý nghĩa hay không. Xavier Rogiers gọi khả năng như vậy của 
học sinh là năng lực hay còn gọi là mục tiêu tích hợp (MTTH)." 
 - 7 - Sáng kiến “Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài Lực Ma sát – Vật lí 10 CB” 
 Về thuật ngữ, tích hợp được hiểu như là một quá trình mà kết quả là tạo ra một 
chỉnh thể duy nhất. Phân hóa là quá trình ngược lại, là sự phân chia tổng thể thành 
các phần theo một dấu hiệu nào đó. 
 Về mặt triết học, tích hợp và phân hóa là hai quá trình có qua hệ biện chứng, 
qui định lẫn nhau không thể tách rời, như cộng và trừ, âm và dương. 
 Nguyên tắc thống nhất giữa tích hợp và phân hóa là một trong các nguyên tắc 
quan trọng của giáo dục học nói chung và DHTH nói riêng. Nguyên tắc thống nhất 
tích hợp và phân hóa thể hiện cách thức tự tổ chức của quá trình giáo dục. Nguyên 
tắc này đòi hỏi khi xây dựng các nội dung DHTH cần phân tích, xem xét các đặc thù 
riêng của các lĩnh vực riêng đóng góp vào nội dung DHTH đó, đồng thời nó cũng làm 
rõ vai trò của các kiến thức của các môn học riêng trong mối quan hệ với nội dung 
DHTH. 
 b. Nguyên tắc người học làm trung tâm 
 Nguyên tắc người học làm trung tâm xác định vị trí của HS và của GV trong hệ 
thống giáo dục tích hợp. Theo nguyên tắc này, HS là chủ thể của quá trình giáo dục. 
Trong DHTH, HS luôn đứng trước các tình huống có vấn đề mà để giải quyết chúng, 
HS phải huy động nhiều kiến thức và kĩ năng đã học được từ các môn học khác nhau. 
Để giải quyết các tình huống như vậy HS phải tích cực, chủ động. GV trong hệ thống 
DHTH đóng vai trò người tổ chức và cố vấn, HS phải là trung tâm của các hoạt động 
học tập. 
 c. Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp 
 Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp chỉ rõ mối quan hệ của 
giáo dục với môi trường văn hóa. Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích 
hợp đòi hỏi việc tổ chức quá trình giáo dục và dạy học phải tính đến đặc trưng văn 
hóa xã hội, bên ngoài và bên trong của người học. Theo Adolph Diesterweg, văn hóa 
bên ngoài, đó là các chuẩn mực đạo đức, sinh hoạt và nhu cầu của người học; văn hóa 
bên trong, là đời sống tinh thần của con người và văn hóa xã hội là các quan hệ xã hội 
và văn hóa dân tộc. 
 3. Phương pháp dạy học tích hợp 
 - Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào 
các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, 
lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng 
kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và 
hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. 
 - Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một số 
phương pháp để dạy học tích hợp như sau: 
 + Dạy học theo dự án. 
 + Phương pháp trực quan. 
 - 9 - Sáng kiến “Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài Lực Ma sát – Vật lí 10 CB” 
 Dưới đây giới thiệu các hoạt động xác định cấu trúc nội dung và tiến trình xây 
dựng kiến thức có tính đến các nhiệm vụ dạy học tích hợp. Các hoạt động đó bao gồm: 
 - Xác định cấu trúc nội dung kiến thức 
 Phân tích nội dung kiến thức vật lí cần dạy bằng việc xác định các thành tố cơ bản 
cấu thành nội dung kiến thức vật lí , đồng thời xác định rõ thành tố nào có mối liên hệ 
với các nội dung tích hợp cần đưa vào. Các thành tố nội dung có thể gồm các loại nội 
dung sau: các thuật ngữ, sự kiện, thuộc tính, mối liên hệ, quy luật, nguyên lí vật lí, kiến 
thức về các phương pháp nhận thức của vật lí học hoặc của các nội dung giáo dục tích 
hợp. Cần phải làm rõ: tri thức cần dạy bao gồm những kết luận nào, quan hệ lôgic của 
các kết luận đó như thế nào? 
 - Lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức trong dạy học tích hợp 
 Lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức đòi hỏi làm rõ các vấn đề sau: 
 + Diễn đạt chính xác câu hỏi dẫn đến từng kết luận về kiến thức cần xây dựng; 
 + Diễn đạt chính xác kết luận đã đạt được của tiến trình xây dựng kiến thức; 
 + Tiến trình hành động để xây dựng mỗi kết luận là như thế nào (Xác định trình 
tự thực hiện các hành động đó)? 
 Khi phân tích cấu trúc nội dung và xây dựng một kiến thức cần sử dụng biểu đồ 
để biểu đạt một cách trực quan. 
 3.2.1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 
 3.2.1.2.a. Đối với giáo viên: 
 - Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. 
 - Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo 
chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung 
chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, 
đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương 
pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học 
trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không 
tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi. 
 - Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việc 
dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế, nhất là đối với trường THPT Tạ Uyên. 
Là trường mới thành lập được 10 năm, tiền thân là trường bán công Tạ Uyên, cơ sở 
hạ tầng, trang thiết bị dạy học còn nhiều khó khăn. Lực học của học sinh đa phần là 
trung bình, ở xa trường, kinh tế của gia đình học sinh còn nhiều khó khăn (phần lớn 
các em đi học xa, gia đình thuần nông). 
 3.2.1.2b. Đối với học sinh: 
 - 11 - 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_lien_mon.pdf