Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Công nghệ 10 và Sinh học 10, 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Công nghệ 10 và Sinh học 10, 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Công nghệ 10 và Sinh học 10, 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

1. Cơ sở đề xuất giải pháp 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp Trong xu thế đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn sẽ thực hiện được yêu cầu của mục tiêu dạy học là phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Học tập với chủ đề tích hợp liên môn sẽ là môi trường thuận lợi để HS vận dụng và tổng hợp các kiến thức trong mối liên quan với nhau để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Công nghệ 10 với các nội dung trồng trọt, bảo quản, chế biến và kinh doanh có liên quan mật thiết với sinh học 10, nên rất phù hợp cho việc thực hiện xây dựng chủ đề tích hợp liên môn với những nội dung kiến thức liên quan đến hai môn học này, thể hiện sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên. Nhưng với phương pháp, kĩ thuật dạy học trong điều kiện thực tế hạn hẹp về không gian; về tài liệu học tập; phương tiện học tập thì cách thức tổ chức sẽ như thế nào để tạo môi trường học tập sinh động, hấp dẫn, tạo ra được động cơ, hứng thú, đồng thời phát triển được các năng lực học tập cho học sinh? Chính vì lí do trên, chúng tôi đã thực hiện giải pháp: "Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Công nghệ 10 và Sinh học 10, 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Học tập với chủ đề tích hợp liên môn sẽ là môi trường tạo điều kiện cho HS phát triển các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tự nghiên cứu, hợp tác,. giúp HS nâng cao khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống. 1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp Tại trường THPT Nguyễn Du, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT việc xây dựng các chủ đề tích hợp/ tích hợp liên môn được chú trọng, từ năm học 2012 đến năm học 2016, chúng tôi đã tiến hành thực hiện việc xây dựng chủ đề tích hợp và chủ đề tích hợp liên môn với môn Công nghệ 10. Cụ thể vào năm 2012 đến năm 2014, chúng tôi đã xây dựng hai chủ đề tích hợp: “Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản” và chủ đề “Kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản”. Đến năm học 2015-2016, chúng tôi đã xây dựng phát triển thành một chủ đề tích hợp giữa môn CÔNG NGHỆ 10 và SINH HỌC 10 đó là: “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản”. Trang - 1- Các nội dung trên đều được đưa vào chương trình của các môn học, nhưng thời điểm dạy học các kiến thức đó ở các môn là khác nhau, gây khó khăn cho học sinh trong vận dụng kiến thức. Chủ đề “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản” sẽ khắc phục những bất cập trên, bởi vì được xây dựng trên cơ sở tích hợp liên môn giữa Công nghệ 10 và Sinh học 10 - những kiến thức cơ sở rất quan trọng giúp cho học sinh hiểu được cơ sở khoa học của một số phương pháp chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, trong đó có quy trình công nghệ chế biến thịt hộp, trình công nghệ làm ruốc cá, chế biến sữa bột. Vì vậy, cùng với việc sử dụng kiến thức vi sinh vật của môn Sinh học 10 theo định hướng liên môn, chúng tôi đề nghị tích hợp nội dung quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật và nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật của môn Sinh học vào nội dung chế biến các sản phẩm chăn nuôi thủy sản của chủ đề này. Bài 27 trong chương trình Sinh học lớp 10 (Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật) với nội dung “các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, áp suất thẩm thấu thì ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật” là cơ sở khoa học đề xuất một số phương pháp bảo quản sản phẩm chăn nuôi thủy sản. Bài 12 “Hô hấp ở thực vật” trong chương trình sinh học lớp 11 với nội dung “các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ CO 2 ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tế bào thực vật là cơ sở khoa học đề xuất một số phương pháp bảo quản một số sản phẩm trồng trọt. Theo định hướng liên môn, chúng tôi đề nghị tích hợp các nội dung đã nêu trên ở Sinh học 10, 11 với kiến thức Công nghệ 10, đây là những kiến thức rất quan trọng giúp cho HS hiểu được cơ sở khoa học của một số phương pháp bảo quản nông sản và đề xuất được các biện pháp để tăng hiệu quả cho công tác bảo quản. 1.4.3. Kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong chủ đề tích hợp liên môn Kĩ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động. Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Kĩ thuật dạy học tích cực được lựa chọn sử dụng trong chủ đề tích hợp liên môn gồm: 1. Kĩ thuật tia chớp Trang - 3- 1.5. Phương pháp thực hiện giải pháp 1.5.1. Xác định các kiến thức tích hợp nội môn và liên môn của chủ đề tích hợp liên môn. 1.5.2. Xây dựng chủ đề với các nội dung và phương pháp dạy học phù hợp của chủ đề tích hợp liên môn, chúng tôi lựa chọn các kỹ thuật dạy học phù hợp với phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. 1.5.3. Tổ chức dạy thực nghiệm với “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản”. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV gợi mở và nêu tên chủ đề: “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản”. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên sử dụng kĩ thuật “tia chớp” và kĩ thuật sơ đồ tư duy để HS xác định các tiểu chủ đề. Nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến xây dựng lược đồ tư duy cho chủ đề: ✓ Chủ đề chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản có mấy tiểu chủ đề? ✓ Nội dung chính của mỗi tiểu chủ đề là gì? ✓ Hãy vẽ sơ đồ tư duy của mỗi cho mỗi tiểu chủ đề đã nêu ở trên? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân để suy nghĩ và tìm câu trả lời, sau đó chia sẻ, trình bày. Bước 3: Báo cáo thảo luận ✓ HS trình bày nội dung và HS thảo luận nội dung lược đồ với từng tiểu chủ đề. ✓ GV nhận xét ngắn gọn: Chủ đề “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản”, bao gồm 2 tiểu chủ đề: Tiểu chủ đề 1: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Tiểu chủ đề 2: Kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. ✓ GV giới thiệu nguồn tài liệu liên quan cần tra cứu cho học sinh. ✓ Dẫn dắt sang hoạt động 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Chia HS trong lớp thành 4 nhóm, phân công nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu nội dung từng tiểu chủ đề cho mỗi nhóm cụ thể. Trang - 5- Giáo viên giới thiệu và tổ chức cho học sinh nghiên cứu nội dung tiểu chủ đề “Kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản” với nhiệm vụ: ✓ Tìm kiếm và thu thập thông tin bằng cách đọc sách, báo, tài liệu nghiên cứu nội dung tiểu chủ đề 2 “Kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản” tại các bài học: bài 50, 51, 52 và 56 SGK Công nghệ 10. ✓ Yêu cầu học sinh học sinh tìm hiểu, điều tra, phỏng vấn những vấn đề thuộc nhiệm vụ được giao. Ghi chép lại những điều đã quan sát, điều tra, phỏng vấn được, phân tích dữ liệu và giải thích các kết luận rút ra qua thực hiện dự án. ✓ Yêu cầu học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Hãy trình bày các lĩnh vực kinh doanh? 2. Lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng sản phẩm chăn nuôi, thủy sản mà các em chọn để kinh doanh là gì? tại sao các em lại chọn lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh trên? 3. Người tiêu dùng có nhu cầu và sở thích về sản phẩm chăn nuôi, thủy sản nào? 4. Ở địa phương em sẵn có những nguồn nguyên liệu sản phẩm chăn nuôi, thủy sản nào để chế biến và kinh doanh? 5. Hãy lập kế hoạch kinh doanh cho hộ gia đình theo mặt hàng và lĩnh vực mà các em đã chọn. 6. Làm thế nào để đánh giá được hiệu quả trong việc kinh doanh của các em? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2. Bước 3: Báo cáo, thảo luận ✓ Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 2 trên lược đồ tư duy của nhóm. ✓ Các nhóm khác lắng nghe, phản biện hoặc bổ sung ý kiến. ✓ GV nhận xét, giải thích và kết luận nội dung của tiểu chủ đề 2. Khen ngợi, động viên những HS, nhóm HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH VẬN DỤNG Sau khi đã tổ chức cho HS thực hiện hoạt động hình thành kiến thức, GV tổ chức cho HS thực hành vận dụng kiến thức theo các bước: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV giao các bài tập tình huống sau cho HS: Trang - 7- 1.5.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm (lớp TN) với lớp 10A1, năm học 2016 - 2017 tại trường THPT Nguyễn Du. a. Nghiên cứu sự thay đổi năng lực của HS lớp TN Sử dụng kết quả khảo sát hứng thú học tập của HS trước tác động và sau tác động để xác định sự thay đổi năng lực của HS. Nghiên cứu sử dụng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc xác định sự thay đổi năng lực học tập của HS trước và sau tác động. KT trước KT sau Lớp Tác động tác động tác động Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn: "Chế biến TN O1 O2 và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản" Bảng 1: Thiết kế nghiên cứu tác động ảnh hưởng đến năng lực của học sinh + Qua kiểm chứng T-test phụ thuộc 01 02 xác định sự thay đổi năng lực của HS trước và sau tác động. b. Quy trình nghiên cứu sự thay đổi năng lực của HS GV thực hiện khảo sát năng lực của HS trước và sau khi tiến hành chủ đề tích hợp liên môn: "Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản" c. Đo lường * Năng lực của HS trước tác động Với kết cấu và nội dung bộ khảo sát năng lực của HS lớp TN trước tác động 1, chúng tôi hướng dẫn HS đánh dấu chọn xác định ý kiến của mình về năng lực cho mỗi câu hỏi khảo sát ở các mức độ sau: Không bao giờ; Thỉnh thoảng; Thường xuyên; Rất thường xuyên. Sau khảo sát, chúng tôi mã hóa tương ứng kết quả HS chọn với các điểm số từ 1: Không bao giờ cho đến 4: Rất thường xuyên và có kết quả như sau: 1 Phụ lục bộ khảo sát năng lực của HS (trang 22) Trang - 9- Chúng tôi sử dụng chính bộ khảo sát năng lực của HS trước tác động một lần nữa để khảo sát năng lực của HS sau tác động 3, sau đó hướng dẫn HS đánh dấu chọn xác định ý kiến của mình về năng lực cho mỗi câu hỏi ở các mức độ sau: Không bao giờ; Thỉnh thoảng; Thường xuyên; Rất thường xuyên. Sau khảo sát, chúng tôi mã hóa tương ứng kết quả HS chọn với các điểm số từ 1: Không bao giờ cho đến 4: Rất thường xuyên và có kết quả như sau: Ghi chú Điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu Câu 10 Câu 1 0 1 6 5 2 0 1 3 2 7 Không bao giờ 2 6 17 12 18 14 8 14 15 22 21 Thỉnh thoảng 3 24 12 13 7 14 12 12 11 8 5 Thường xuyên 4 4 4 3 4 4 14 7 5 2 1 Rất thường xuyên TC 34 34 34 34 34 34 34 34 34 34 Bảng 4: Thống kê kết quả khảo sát năng lực của HS sau tác động Kết quả khảo sát được cụ thể hóa qua biểu đồ: Biểu đồ 2: Khảo sát năng lực của học sinh sau tác động 3 Phụ lục bộ khảo sát năng lực của HS (trang 22) Trang - 11- Kết quả kiểm chứng T-test phụ thuộc điểm trung bình khảo sát năng lực của HS như sau: Kiểm tra trước Kiểm tra sau tác Giá trị chênh lệch Lớp tác động động Trung bình Giá trị trung bình 21,6 25,5 4,1 Giá trị p 0,000000053 Có ý nghĩa (p 0.05) Có ý nghĩa Bảng 7: Kiểm chứng T-test phụ thuộc điểm TB năng lực của HS lớp TN * Hệ số tương quan8 (r) Lớp TN Giá trị r Tương quan Trước tác động - Sau tác động 0,8194 Rất lớn Bảng 8: Xác định hệ số tương quan khảo sát năng lực của HS 1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực và xây dựng bài tập tình huống trong hai chủ đề tích hợp liên môn giữa môn Công nghệ 10 và môn Sinh học 10 là: “Chế biến và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi, thủy sản” và chủ đề “Bảo quản nông sản”. Tuy nghiên cứu đã chứng minh tính khả thi của việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực và xây dựng bài tập tình huống trong chủ đề tích hợp liên môn mang lại sự thay đổi tích cực về năng lực cho HS, nhưng để thực sự mang lại hiệu quả thì có một số trở ngại như sau: Đòi hỏi giáo viên cần hiểu rõ kiến thức các bộ môn liên quan trong cùng một nội dung dạy học. Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức dạy học tích cực. Giáo viên có khả năng và kinh nghiệm tạo thiết kế chủ đề và các bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá đa dạng, phong phú về nội dung kể cả kiến thức nội môn với kiến thức liên môn. 8 Phụ lục danh sách học sinh và điểm thực nghiệm (trang 19) Trang - 13-
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_lien_mon.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Công nghệ 10 và Sinh học 10, 11 theo địn.pdf