Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực bài Dấu tam thức bậc hai (tiết 1) - Đại số 10

pdf 26 trang sk10 08/10/2024 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực bài Dấu tam thức bậc hai (tiết 1) - Đại số 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực bài Dấu tam thức bậc hai (tiết 1) - Đại số 10

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực bài Dấu tam thức bậc hai (tiết 1) - Đại số 10
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI 
 DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
 BÀI DẤU TAM THỨC BẬC HAI ( TIẾT 1)- ĐẠI SỐ 10 
 Môn: TOÁN HỌC 
 Cấp học: THPT 
 Tên Tác giả: Lê Thị Hà 
 Đơn vị công tác: Trường THPT Trung Văn 
 Chức vụ: Giáo viên 
 NĂM HỌC: 2021-2022 
 1 
 PHẦN MỞ ĐẦU 
 1. Lý do chọn đề tài. 
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 
và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện 
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người 
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách 
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri 
thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình 
thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy 
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện 
được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học 
theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện 
kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết 
quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến 
thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh 
giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt 
động dạy học và giáo dục. Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực 
hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt 
được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta 
tiến tới việc dạy - học và kiểm tra - đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực 
của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ 
đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy 
học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về 
truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, 
đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá 
trình học tập. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải 
quyết các tình huống trong thực tiễn. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Dạy học theo 
định hướng phát triển năng lực bài Dấu tam thức bậc hai (tiết 1)-Đại số 10” làm 
đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân, từ đó đóng góp một 
phần nhỏ vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nước nhà, tiến 
tới thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 – Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực. 
 – Dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong một bài học cụ thể: Dấu tam 
thức bậc hai (tiết 1)-Đại số 10” 
3. Đối tượng nghiên cứu 
 Trong phạm vi đề tài này, như tên gọi của nó, tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề 
lí luận về dạy học theo định hướng phát triển năng lực để vận dụng vào việc dạy - học 
một bài học cụ thể: Dấu tam thức bậc hai (tiết 1)-Đại số 10. 
 3 
 PHẦN NỘI DUNG 
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC 
 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
 TOÁN HỌC 
1.1. Cơ sở lí luận 
1.1.1. Khái niệm năng lực, chương trình giáo dục định hướng năng lực 
 Khái niệm năng lực: năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh có nghĩa là gặp gỡ. Ngày 
nay, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa song cách hiểu thông dụng nhất là: 
Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các hành động, giải quyết 
các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong các tình 
huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm, cũng như sẵn sàng 
hành động. 
 Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (nay còn gọi là dạy học 
định hướng kết quả đầu ra) được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày 
nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực 
nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Khác với chương trình định hướng nội 
dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất 
lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý 
chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức 
là kết quả học tập của học sinh. 
1.1.2. Các năng lực trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung và 
dạy học toán học nói riêng. 
 * Các năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền 
tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Dạy 
học theo định hướng phát triển năng lực nhằm bồi dưỡng và phát huy cho học sinh các 
năng lực chung sau đây: năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; 
năng lực tự quả lí; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ 
thông tin và truyền thông; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán. 
 * Các năng lực chuyên biệt trong môn Toán học. 
 Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung 
theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc 
tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu 
cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa 
lí, 
 Các năng lực chuyên biệt của môn Toán học: Năng lực tư duy và lập luận toán học, 
năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực giao 
tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 
 5 
 - Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo 
viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, 
cộng đồng. 
 - Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm 
phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này. 
 - Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, 
có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học. 
 * Mục tiêu của kiểm tra đánh giá 
 - Đối với học sinh: 
 + Cung cấp những thông tin phản hồi về quá trình học tập, từ đó điều chỉnh hoạt 
động học tập của bản thân. 
 + Xác nhận kết quả học tập của người học. 
 + Phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động của người học. 
 - Đối với giáo viên: 
 + Biết được trình độ chung của người học, những học sinh có tiến bộ, những học 
sinh sút kém để có thể động viên và giúp đỡ kịp thời. 
 + Kết quả đánh giá giúp giáo viên xem xét và điều chỉnh lại phương pháp và hình 
thức tổ chức dạy học hiện hành. 
 - Đối với cán bộ quản lí giáo dục: giúp nhà quản lí có động thái uốn nắn, điều 
chỉnh, động viên, khuyến khích kịp thời giáo viên và học sinh. 
 * Các phương pháp đánh giá 
 Các phương pháp đánh giá truyền thống chủ yếu dựa vào: bài kiểm tra tự luận, bài 
kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra thực hành từ đó tập trung vào đánh giá 
nhận thức và kĩ năng cứng của người được đánh giá. Đối tượng sử dụng các phương 
pháp đánh giá này thường là giáo viên, còn học sinh rất ít có cơ hội được tham gia vào 
quá trình đánh giá. 
 Các phương pháp đánh giá hiện đại ngoài những phương pháp đánh giá trên, quan 
điểm đánh giá hiện đại còn sử dụng các phương pháp đánh giá sau: quan sát; trao đổi; 
trình diễn; hồ sơ đánh giá; đánh giá sản phẩm dự án; đánh giá qua các tình huống thực 
tế từ đó tập trung vào đánh giá việc vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của người 
được đánh. Đối tượng sử dụng các phương pháp đánh giá này có thể là giáo viên và học 
sinh, điều đó đồng nghĩa với việc học sinh có thể được tham gia vào quá trình đánh giá. 
 1.2. Thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT 
Trung Văn 
 Thực hiện Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc 
hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát 
triển năng lực và phẩm chất cho học sinh từ năm học 2017 – 2018 bước đầu giáo viên 
trường THPT Trung Văn đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn 
Toán học nói riêng, các môn học khác nói chung và đã đạt được những kết quả khích lệ. 
 7 
- Chăm chỉ: Chăm làm, ham học, có tinh thần tự học, chăm chỉ tích cực xây dựng 
bài, nhiệt tình tham gia các công việc của tập thể, tinh thần vượt khó trong công 
việc. 
- Nhân ái: Yêu con người, yêu cái đẹp của toán học, tôn trọng sự khác biệt, ý kiến 
trái chiều; sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người 
2.2. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ yếu. 
2.2.1 Phương pháp dạy học 
 - Phương pháp đàm thoại gợi mở. 
 - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. 
 - Phương pháp dạy học theo nhóm. 
 - Sử dụng phương tiện trực quan: tranh ảnh, hình vẽ. 
2.2.2 Kỹ thuật dạy học 
 - Kỹ thuật động não. 
 - Kỹ thuật tổ chức trò chơi (Game show). 
2.3. Chuẩn bị 
2.3.1. Chuẩn bị của giáo viên 
 - Kế hoạch bài học. 
 - Bảng phụ, bút dạ, thước kẻ, tranh ảnh, máy chiếu, máy tính. 
 - Phiếu học tập, phiếu ghi chép cá nhân của học sinh, phiếu chấm hoạt động nhóm. 
2.3.2. Chuẩn bị của học sinh 
 - Ôn tập lại bài hàm số bậc hai. 
 - Hoàn thành nhiệm vụ được giao của cá nhân học sinh và nhóm học sinh. 
 Học sinh được chia làm 3 nhóm ( có phân công nhóm trưởng và thư ký). 
 Mỗi học sinh ở mỗi nhóm đều hoàn thành bài của nhóm mình ( nộp trực tiếp cho 
thư ký nhóm hoặc gửi trên padlet), nhóm trưởng và thư ký có trách nhiệm tổng hợp ý 
kiến của mỗi thành viên trong nhóm, trao đổi để có kết quả chung của nhóm, cử thành 
viên viên báo cáo trước lớp trơng giờ học. 
 Nội dung: 
 9 
 Bước 4: Đánh giá kết 
 quả thực hiện nhiệm 
 vụ học tập - Tam thức bậc hai 
 HS: nhận xét, bổ sung . đối với 풙 là biểu 
 GV: nhận xét và chuẩn thức có dạng 
 kiến thức. 풇(풙) = 풙 +
 풙 + ,trong đó 
 , , là những 
 hệ số , ≠ 
 -Là một đường 
 parabol 
 Câu hỏi vận dụng 
 Ví dụ: 
 - Các biểu thức ý 
 1), 2), 5) là các tam 
 thức bậc hai. 
* Hoạt động 2: Dấu tam thức bậc hai (15 phút) 
- Mục tiêu: nắm đưọc định lý về dấu tam thức bậc hai. 
- Phương pháp: phương pháp dạy học theo nhóm. 
- Năng lực hình thành cho học sinh: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết 
vấn đề và sáng tạo. 
 Hoạt động của Nội dung trình chiếu 
 Nội dung cần đạt 
 GV và HS 
 Bước 1: chuyển 2. Dấu tam thức bậc 
 giao nhiệm vụ học hai. 
 tập. 
 + GV chia lớp thành 
 3 nhóm. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nan.pdf