Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua Bài 11 - Lớp 10 “Tây Âu thời hậu kì trung đại” (Tiết 1)

docx 20 trang sk10 10/08/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua Bài 11 - Lớp 10 “Tây Âu thời hậu kì trung đại” (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua Bài 11 - Lớp 10 “Tây Âu thời hậu kì trung đại” (Tiết 1)

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua Bài 11 - Lớp 10 “Tây Âu thời hậu kì trung đại” (Tiết 1)
 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa
 A . ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Cùng với tất cả các môn học, các hoạt động khác ở trường phổ thông, lịch 
 sử không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch 
 sử mà còn góp phần vào giáo dục thế hệ trẻ, phát triển tư duy và năng lực hành 
 động cho các em.
 Việc đánh giá vai trò, chức năng nhiệm vụ của lịch sử như vậy không quá 
 mức, vì toàn bộ sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với tiến trình lịch 
 sử. Quá khứ và hiện tại là một quá trình không thể chia cắt được, chúng ta làm 
 rõ quá khứ để nhận thức một cách đúng đắn hiện tại và định hướng cho tương 
 lai. Như vậy với tư cách vừa là một khoa học, một môn học cơ bản ở trường phổ 
 thông, lịch sử được đặt ở một vị trí quan trọng trong nhà trường.
 Lịch sử là những gì đã trải qua, đã diễn ra nó không xảy ra lần thứ hai và 
 không tái hiện như trước được.Vậy làm thế nào và bằng phương pháp gì để giúp 
 học sinh có thể hiểu đúng lịch sử, biết cách nhận xét, tổng hợp, đánh giá, so sánh 
 các sự kiện hiện tượng lịch sử một cách khoa học và khách quan, tránh xuyên 
 tạc lịch sử, không cảm thấy giờ học lịch sử khô khan và nhàm chán. Đó là một 
 trong những lí do tôi chọn vấn đề này.
 Để nhận thức lịch sử, bao giờ cũng xuất phát từ những sự kiện, do đó giáo 
 viên phải cung cấp cho các em những sự kiện chuẩn xác trên cơ sở sử dụng các 
 tài liệu, đồ dùng trực quan và phương pháp dạy học khác khác nhau để tiếp cận 
 và làm phong phú cho kiến thức. Mỗi một phương pháp sử dụng có đặc điểm, 
 tác dụng riêng vì thế đòi hỏi người giáo viên khi sử dụng phải có sự chọn lọc, 
 lựa chọn phương pháp sử dụng cho phù hợp nhằm phát huy hiệu quả bài học. 
 Trong đó việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ngày càng 
 được chú trọng. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không 
 chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng 
 lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, 
 đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường 
 việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng 
 tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
 Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
 giáo dục và đào tạo cũng chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và 
 học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng 
 kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi 
 nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở 
 để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực...”
 . Đặc biệt với học sinh lớp 10 mới bước vào môi trường THPT có rất nhiều các 
 sự kiện lịch sử trong từng giai đoạn và ở nhiều thời kì khác nhau khiến cho các 
 em gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức mới. Với một khối lượng 
 kiến thức lớn như vậy rất nhiều em thấy hoang mang, lo lắng. Nhận thức được ý 
 nghĩa và tầm quan trong của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực như trên 
 và rèn luyện để học sinh yêu thích môn lịch sử, không quay lưng với môn học 
 nên tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn giúp cho học sinh, đặc biệt là học 
 sinh lớp 10 học lịch sử tốt hơn và ngày càng có hứng thú với môn học hơn.
 1/20 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa
 -Số liệu khảo sát về khả năng khai thác SGK và khai thác các tư liệu tham 
khảo phục vụ cho bài học ở hai lớp 10A1 và 10A4 thông qua bài kiểm tra 15 
như sau:
 Đề bài: Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia cổ 
đại Hy Lạp- Rôma. Thành tựu nào là quan trọng nhất? Vì sao?
 Kết quả bài kiểm tra như sau:
 Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5
 10A1 44 5 19 20 0
 10A4 45 1 15 18 4
Số liệu cho thấy việc khai thác kiến thức SGK và các kiến thức tham khảo của 
lớp 10A1 tốt hơn so với 10A4, tuy nhiên kết quả trên còn tương đối hạn chế do 
năng lực tự học của học sinh chưa cao.
 3/20 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa
- Khả năng trả lời câu hỏi và tự đặt câu hỏi
- Khả năng tự hệ thống hóa kiến thức ôn tập, củng cố kiến thức.
b) Năng lực giải quyết vấn đề:
- Kĩ năng nhận thức và giải quyết một vấn đề lịch sử
- Khả năng vận dụng kiến thức lịch sử để làm bài tập lịch sử
- Kĩ năng đưa ra được cách thức câu trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra
- Kĩ năng lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề lịch sử, vấn đề, tình huống 
thực tiễn một cách tối ưu
- Kĩ năng trình bày diễn biến cuộc kháng chiến, trận đánh, chiến dịch, cuộc 
chiến tranh trên lược đồ, sơ đồ, bản đồ lịch sử
- Kĩ năng vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn của 
cuộc sống, hay các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới
- Kĩ năng xác định và giải quyết được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự 
kiện lịch sử với nhau.
c) Năng lực sáng tạo (Năng lực tư duy):
- Tư duy tái tạo (Kĩ năng ghi nhớ sự kiện; Tưởng tượng; Kĩ năng tái tạo..)
- Tư duy sáng tạo (Kĩ năng so sánh; Kĩ năng phân tích; Kĩ năng phản biện; Kĩ 
năng khái quát hóa....)
- Kĩ năng trả lời câu hỏi, bài tập lịch sử một sáng tạo
- Kĩ năng nhận xét, rút ra bài học kinh nghiệm từ những sự kiện, hiện tượng, 
nhân vật, vấn đề lịch sử.
d) Năng lực giao tiếp:
- Khả năng sử dụng được ngôn ngữ lịch sử để trình bày một nội dung kiến thức
- Diễn đạt được ngôn ngữ lịch sử qua các thời kì, tránh hiện đại hóa lịch sử.
- Sử dụng ngôn ngữ để để biểu cảm và tái hiện cảm xúc lịch sử.
e) Năng lực hợp tác, hội nhập:
- Kĩ năng làm việc theo nhóm, tập thể để giải quyết một nhiệm vụ học tập
- Kĩ năng chia sẻ thông tin lịch sử
f) Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT):
- Kĩ năng khai thác Internet (thông tin tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu...)
để tìm kiếm nội dung kiến thức lịch sử
- Kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học như sơ đồ tư duy, Powerpoint trình để 
trình bày nội dung lịch sử
g)Năng lực sử dụng ngôn ngữ:
- Kĩ năng trình bày, lập luận, thể hiện chính kiến của mình về một nội dung kiến 
thức lịch sử bằng ngôn ngữ viết
- Kĩ năng thuyết trình bằng lời nội dung kiến thức lịch sử
h) Năng lực tính toán:
Sử dụng thống kê toán học trong học tập bộ môn Lịch sử như vẽ sơ đồ, biểu đồ, đồ 
thị lịch sử
2.Các năng lực cụ thể cần được chú trọng hình thành và phát triển cho 
HS trong môn Lịch sử ở cấp THPT.
a) Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử:
 5/20 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa
-Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học đòi hỏi giáo viên 
phải nắm vững những kiến thức cơ bản của bài, nắm vững những năng lực cốt 
lõi, từ đó có sự định hướng phát triển năng lực phù hợp.
-Việc xác định năng lực cần đạt cho học sinh ở từng bài học lịch sử cần căn cứ 
vào nội dung của bài học và tùy từng đối tượng học sinh. Ví dụ khi học bài 
“Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước” học sinh ngoài năng 
lực tái hiện các sự kiện lịch sử còn được phát triển năng lực so sánh và đánh 
giá: Đánh giá vai trò của Quang Trung-Nguyễn Huệ trong sự nghiệp thống nhất 
và bảo vệ Tổ quốc ở thế kỉ XVIII.
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG 
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.Một số phương pháp dạy học
a. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là hệ thống cách thức, biện pháp giáo 
viên sử dụng đồ dùng hoặc phương tiện trực quan nhằm huy động các giác quan 
của học sinh tham gia vào quá trình nhận thức, làm cho việc tiếp thu kiến thức 
trở nên dễ dàng và rèn luyện các kĩ năng cho học sinh.
-Đồ dùng trực quan được chia thành 3 nhóm chính: nhóm đồ dùng trực quan 
hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng trực quan quy ước:
+ Nhóm đồ dùng trực quan hiện vật: gồm những di tích lịch sử, cách mạng, 
những di vật khảo cổ và di vật của các thời kì lịch sử. Đây là một loại tài liệu 
gốc rất có giá trị.
+Nhóm đồ dùng trực quan tạo hình: gồm mô hình, sa bàn và các loại đồ phục 
chế khác,hình vẽ, tranh ảnh, phim tư liệu lịch sử lấy chủ đề về lịch sử. Các loại 
đồ dùng trực quan tạo hình có khả năng khôi phục lại hình ảnh của con người, 
đồ vật, sự kiện lịch sử một cách cụ thể, sinh động và xác thực
+Nhóm đồ dùng trực quan quy ước gồm: Bản đồ lịch sử, niên biểu, đồ thị, sơ đồ
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử nhằm phát triển 
năng lực thực hành bộ môn, giúp học sinh biết trình bày một vấn đề lịch sử 
thông qua lược đồ, biểu đồ, biết khai thác các thông tin cần thiết thông qua hiện 
vật, di tích, bảo tàng.....
b. Dạy học nêu vấn đề.
 Dạy học nêu vấn đề bao gồm các thành tố, trình bày nêu vấn đề, tình huống có 
vấn đề và bài tập nêu vấn đề (bài tập nhận thức).. Ví dụ tình huống được đặt ra 
khi tìm hiểu bài“ Nhật Bản lớp 11là: Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử giống các 
quốc gia khác ở Châu Á, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa? Từ 
tình huống đó kích thích học sinh tìm hiểu nội dung bài học để giải đáp thấu đáo 
tình huống được đưa ra ban đầu.
-Ưu điểm nổi bật của dạy học nêu vấn đề là tạo nên các tình huống có vấn đề và 
điều khiển người học giải quyết những vấn đề học tập đó. Nhờ vậy, nó đảm bảo 
cho người học lĩnh hội vững chắc kiến thức mới, kỹ năng mới hoặc thái độ tích 
cực.
c. Dạy học theo dự án: là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện 
một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thực 
tiễn.
 7/20 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa
Trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, những phương 
pháp dạy học hiện đại được kết hợp đan xen với phương pháp truyền thống.Bên 
cạnh đó những kĩ thuật dạy học cũng phải được sử dụng linh hoạt tùy theo nội 
dung từng bài học và tùy từng đối tượng học sinh. Một số kĩ thuật thường được 
sử dụng trong dạy học:
 -Kĩ thuật khăn trải bàn.
 -Kĩ thuật đóng vai.
 -Kĩ thuật động não.
 -Hoạt động nhóm.
 -Chuyên gia..
 -Kĩ thuật trao đổi- đàm thoại..
Mỗi một kĩ thuật dạy học có những ưu điểm riêng vì vậy đòi hỏi giáo viên cần 
có sự cân nhắc trong quá trình dạy học để đạt hiệu quả tốt nhất.
V. VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG 
LỰC THÔNG QUA BÀI 11-LỚP 10:“TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG 
ĐẠI” (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : Giúp học sinh nhận thức :
 - Học sinh nhận thức được nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, thị trường đã dẫn 
đến các cuộc phát kiến địa lý. Nó đã đem lại cho châu Âu nhiều của cải và sự 
hiểu biết mới về trái đất, về các dân tộc trên thế giới.
- Hiểu được nhờ các cuộc phát kiến địa lý, công cuộc tích lũy ban đầu về vốn và 
nhân công được đẩy mạnh. Xã hội châu Âu có nhiều biến đổi, hai giai cấp mới 
được hình thành, quan hệ sản xuất TBCN ra đời.
2. Kỹ năng : Rèn cho học sinh :
- Biết sử dụng bản đồ mô tả các cuộc phát kiến địa lý, đồng thời biết tự vẽ bản 
đồ.
- Thông qua các sự kiện lịch sử, biết phân tích và khái quát hóa rút ra kết luận.
3. Tư tưởng :
- Giáo dục học sinh tinh thần dũng cảm, khám phá cái mới; tinh thần đoàn kết 
các dân tộc; giúp học sinh hiểu giá trị của lao động, căm ghét bọn bóc lột, hiểu 
giá trị lao động của người bị áp bức.
- Giúp học sinh biết quý trọng những di sản văn hóa các dân tộc trên thế giới, 
đồng thời có hiểu biết về tôn giáo để có thái độ đúng đắn với các tôn giáo đang 
tồn tại ở nước ta.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Phát huy tính tự học và sáng tạo của học sinh
 9/20

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_huong_phat_trien_nang_luc.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua Bài 11 - Lớp 10 “Tây.pdf