Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học trải nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học trải nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học trải nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH MÔN: ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2020 - 2021 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................1 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................2 1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2 2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..............................................2 1. Đối tượng..............................................................................................................2 2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................2 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết .............................................................2 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................3 V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC.....................................................................................3 VI. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI...................................................................3 VII. DỰ BÁO ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................5 I. CƠ SỞ KHOA HỌC ..............................................................................................5 1. Cơ sở lí luận...........................................................................................................5 1.1. Giới thiệu chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo ..........................................5 1.2. Một số nội dung mới về công nghệ thông tin..................................................10 1.3. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................12 II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 10 ..................................................................15 1. Các bước tiến hành dạy học trải nghiệm để dạy học trải nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin ..........................................................................................................15 2. Công tác chuẩn bị ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học trải nghiệm.................15 2.1. Đối với giáo viên ..............................................................................................15 2.2. Đối với học sinh ...............................................................................................16 3. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học trải nghiệm ......................16 3.1. Sử dụng một số app để tạo sản phẩm thực tế ảo tăng cường (AR)...................16 3.2. Thiết kế infographic bằng Powerpoint .............................................................18 3.3. Trải nghiệm thực tế và làm video phóng sự, kịch ngắn....................................22 4. Một số địa chỉ khi dạy học trải nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin.................25 5. Kết quả hoạt động trải nghiệm ............................................................................26 DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Chữ đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa Chính vì vậy, tôi đã đúc rút kinh nghiệm xây dựng đề tài “Dạy học trải nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh” nhằm góp phần tích cực vào thực hiện vào mục tiêu chung của ngành giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu - Giới thiệu những nghiên cứu mới trong việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo. - Góp phần đổi mới hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các tài liệu. - Tìm hiểu thực tiễn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí nói chung và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nói riêng, chất lượng giảng dạy bộ môn, tình hình hứng thú học tập của học sinh trung học phổ thông. - Tìm hiểu một số ứng dụng công nghệ thông tin mới có thể được sử dụng trong dạy học trải nghiệm. - Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có ứng dụng công nghệ thông tin. - Tiến hành thực nghiệm ở một lớp để kiểm chứng các biện pháp sư phạm trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng - Hình thức dạy học trải nghiệm. - Nội dung trải nghiệm các ứng dụng công nghệ thông tin. 2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu cách sử dụng một số ứng dụng về công nghệ thông tin và một số hình thức dạy học trải nghiệm. - Nội dung địa lí 10 có thể trải nghiệm bằng ứng dụng công nghệ thông tin. - Thời gian nghiên cứu : Năm học 2019 - 2020 và năm học 2020 - 2021 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp phân tích, tài liệu. - Phương pháp hệ thống hóa. 2 VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài “Dạy học trải nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh” có những đóng góp về lí luận và thực tiễn như sau: - Góp phần đề xuất một số phương pháp và kế hoạch tổ chức một số trải nghiệm khoa học, phù hợp, hiệu quả trong quá trình dạy học môn Địa lí. - Góp phần tạo hứng thú cho người học, tạo cơ hội cho người học rèn luyện, nâng cao kĩ năng, năng lực và phẩm chất, đáp ứng yêu cầu của công cuộc Đổi mới toàn diện nền giáo dục nước nhà hiện nay. - Là tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong quá trình dạy học trải nghiệm, nhất là các hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin. 4 những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,... Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. Giáo dục chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực. Chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh 1.1.3. Hình thức hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội, Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây là một số hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông: 1.1.3.1. Tổ chức thảo luận - Đây có lẽ là cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm đơn giản và dễ thực hiện nhất với điều kiện nước ta cũng như mặt bằng chung của các trường phổ thông hiện nay. Thảo luận có thể diễn ra trong phạm vi hẹp trong lớp học dưới sự hướng dẫn điều khiển của giáo viên học sinh cùng nhau trao đổi tìm ra nguyên nhân và giải pháp thực hiện chủ đề cùng trao đổi. - Giáo viên chỉ là người tổ chức còn học sinh là người chủ trì, dẫn dắt, thực hiện. Tuy nhiên đây cũng chỉ là bước đầu của học tập trải nghiệm hình thức tổ chức này sẽ khó phát huy hết năng lực người học và đặc biệt là những em học sinh còn chưa chú ý tới học tập. Bởi vậy giáo viên cần có những hình thức tổ chức hấp dẫn với tất cả đối tượng học sinh nhằm phát triển năng lực ở người học. 6 - Hoạt động câu lạc bộ đòi hỏi lịch sinh hoạt định kì và với các chủ đề thảo luận nghiên cứu khác nhau như: câu lạc bộ về biến đổi khí hậu, câu lạc bộ xanhViệc thực hiện duy trì câu lạc bộ đòi hỏi có những nguyên tác nhất định về: tinh thần, thời gian, địa điểm, sự công bằng, sự công hiến sáng tạo, tôn trọng, bình đẳng 1.1.3.5. Sinh hoạt tập thể - Hình thức sinh hoạt tập thể là hình thức tổ chức quen thuộc diễn ra thường xuyên tại các trường học phổ thông. Đây là hình thức tổ chức có sự gắn kết cao, đồng thời cũng là yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên. 1.1.3.6. Lao động công ích - Lao động công ích là hình thức hoạt động mang tính tập thể cao. Có thể được tổ chức trong khuôn viên nhà trường hoặc làng xóm như: Vệ sinh vườn trường, sân trường lớp học; vệ sinh đường làng ngõ xóm, trồng và chăm sóc vườn hoa, chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử, các công trình công cộng, di sản văn hóa - Tuy nhiên việc lao động công ích phải xuất phát từ việc làm của mỗi cá nhân, cái tâm của mỗi người góp sức mình để tham gia xây dựng, tu bổ công trình công trình công cộng vì lợi ích chung của cộng đồng nhằm bảo tồn các công trình, biết yêu quý giá trị lao động cũng như có những hành động cần thiết để bảo vệ, phòng chống khắc phục hành động chưa đúng đắn. 1.1.3.7. Tổ chức tham quan dã ngoại - Đây là hình thức tổ chức học tập trải nghiệm hiệu quả nhất bởi tính hấp dẫn đối với học sinh. - Các hình thức tham quan dã ngoại mà hiện nay được các nhà trường phổ thông ở thành phố lựa chọn để giáo dục trong môn Địa Lí: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, nhà máy, xí nghiệp; tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề, tham quan các viện bảo tàng, tham quan du lịch truyền thống. - Mỗi hình thức tham quan dã ngoại lại gắn với một chủ để học tập giáo dục trong chương trình hay là nguồn bổ sung kiến thức thực tiễn hoặc kĩ năng sống cần thiết cho học sinh. - Tuy nhiên việc tổ chức tham quan dã ngoại không phải trường nào cũng có cơ hội và khả năng thực hiện do yếu tố kinh phí, đảm bảo thời gian chương trình, sự đồng thuận từ phía phụ huynh, xã hội. 1.1.3.8. Diễn đàn - Diễn đàn được tổ chức với quy mô khác nhau ở khối lớp, cấp trường, cấp quận/ huyện, cấp tỉnh hoặc cao hơn nữa. Chủ đề của diễn đàn có thể xây dựng dựa trên nội dung các hoạt động giáo dục, những nhu cầu, mong muốn của các em với nhà trường. 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_trai_nghiem_va_ung_dung_cong_n.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học trải nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình Địa lí.pdf