Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học trực tuyến thích ứng diễn biến dịch covid 19 đáp ứng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh chương halogen Hoá học 10 THPT

pdf 102 trang sk10 14/05/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học trực tuyến thích ứng diễn biến dịch covid 19 đáp ứng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh chương halogen Hoá học 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học trực tuyến thích ứng diễn biến dịch covid 19 đáp ứng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh chương halogen Hoá học 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học trực tuyến thích ứng diễn biến dịch covid 19 đáp ứng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh chương halogen Hoá học 10 THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 2 
 TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3 
 ---------------o0o--------------- 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài: 
 DẠY HỌC TRỰC TUYẾN THÍCH ỨNG DIỄN BIẾN 
DỊCH COVID 19 ĐÁP ỨNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, 
 NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CHƯƠNG HALOGEN 
 HÓA HỌC 10 THPT 
 LĨNH VỰC: HÓA HỌC 
 Nhóm tác giả: 1. Nguyễn Thị Vân Anh 
 2. Phạm Thị Anh 
 3. Phạm Thị Quỳnh 
 Tổ bộ môn: KHTN – Nhóm Hóa học 
 Năm thực hiện: 2021 - 2022 
 Điện thoại: 0979 162 776 
 NGHỆ AN, 2022 2.1. Các nội dung GV, HS cần chuẩn bị, thực hiện cho khâu trước kết nối ... 20 
 2.2. Các công cụ, kỹ thuật sử dụng cho khâu dạy học trước kết nối .............. 21 
 2.3. Các hoạt động trước kết nối đã sử dụng cho chương Halogen. ............... 23 
3. Tổ chức các hoạt động dạy học cho khâu kết nối trực tiếp. ................................ 27 
 3.1. Các nội dung GV, HS cần chuẩn bị, thực hiện cho khâu kết nối ............ 27 
 3.2. Các công cụ, kỹ thuật sử dụng cho khâu dạy học kết nối trực tiếp. ........ 28 
 3.3. Các hoạt động trong kết nối đã sử dụng cho chương Halogen. ............... 29 
4. Tổ chức các hoạt động dạy học cho khâu sau kết nối ......................................... 32 
 4.1. Các nội dung GV, HS cần chuẩn bị, thực hiện cho khâu sau kết nối ...... 32 
 4.2. Các công cụ, kỹ thuật sử dụng cho khâu dạy học sau kết nối .................. 33 
 4.3. Các hoạt động sau kết nối dành cho chương Halogen. ............................ 33 
5. Các công cụ sử dụng đánh giá qua lms, vnedu.vn, ứng dụng khác .................... 37 
 5.1. Một số đề kiểm tra thường sử dụng trong chương Halogen .................... 42 
 5.1.1 Đề kiểm tra đánh giá thường xuyên ................................................................ 42 
 5.1.2 Đề kiểm tra sau quá trình học .......................................................................... 42 
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 47 
1. Đề tài đã giải quyết được các vấn đề. ................................................................. 47 
 1.1. Ưu điểm và hạn chế của biện pháp .......................................................... 47 
 1.1.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 47 
 1.1.2. Hạn chế: ......................................................................................................... 48 
 1.2. Phương hướng khắc phục các hạn chế ..................................................... 48 
 1.3. Khả năng triển khai rộng rãi sáng kiến .................................................... 48 
2. Kiến nghị. ............................................................................................................ 49 
 2.1. Đối với các cấp lãnh đạo .......................................................................... 49 
 2.2. Đối với Nhà trường .................................................................................. 49 
 2.3. Đối với giáo viên ...................................................................................... 49 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50 
 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 51 
 Phụ lục 1 ................................................................................................................. 54 
 Phụ lục 2 ................................................................................................................. 55 
 Phụ lục 3 ................................................................................................................. 56 
 Phụ lục 4 ................................................................................................................. 60 
 Phụ lục 5 ................................................................................................................. 73 
 Phụ lục 6 ................................................................................................................. 74 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
 Công nghệ số có lẽ là cụm từ được nghe thấy và tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. 
Sự chuyển mình liên tục của các ngành công nghiệp, các lĩnh vực kinh tế đòi hỏi 
phải có nguồn nhân lực có trình độ cao. Các nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng được 
về sức trẻ mà còn có khả năng thích ứng với sự thay đổi liên tục của xã hội. 
 Hiểu được trọng trách này nền giáo dục Việt Nam đã không ngừng đổi mới về 
phương pháp, kiến thức để đào tạo ra nguồn nhân lực cao đáp ứng những yêu cầu 
của thế kỉ XXI. Thời đại 4.0 đòi hỏi những con người nhạy bén, có kĩ năng về CNTT, 
tư duy và sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề, có năng lực phân tích, sáng tạo. Vì 
vậy dạy học theo hướng chuyển đổi số cũng được chú trọng và phát triển. Các cuộc 
thi bài giảng điện tử, bài giảng elearning đã được tổ chức để dần đưa giáo dục từng 
bước chuyển đổi theo hướng công nghệ số. 
 Dạy học trực tuyến (DHTT )cho học sinh trong Nhà trường không phải là 
nhiệm vụ mới đối với giáo viên. Trong hai năm qua, hầu hết các địa phương trên cả 
nước đã tổ chức triển khai DHTT để ứng phó với những ảnh hưởng của dịch bênh 
Covid-19. Sau năm thứ nhất, về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ DHTT cơ bản được 
các bạn ngành, Nhà trường, GV và phụ huynh, HS trang bị khá đầy đủ và các biện 
pháp quản lí số lượng, điểm danh, nền nếp dạy học đảm bảo cho việc dạy học trực 
tuyến. Năm học này, Ngành Giáo dục Nghệ An tiếp tục thực hiện nhiệm vụ DHTT 
và được tăng cường mạnh hơn, quyết liệt hơn nữa theo hướng chuyển từ ứng phó 
tình thế sang chủ động theo kế hoạch nhất là khi ngành giáo dục bước vào những 
năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong bối cảnh dịch 
bệnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Các địa phương và các Nhà trường đã có 
những bài học, kinh nghiệm từ đó đúc kết ra được các biện pháp quản lí lớp học 
online, các công cụ, hình thức, phương pháp dạy học online trong hai năm qua, đặc 
biệt là đã cơ bản có đầy đủ những cơ sở, những căn cứ pháp lí để xây dựng và tổ 
chức DHTT một cách linh hoạt nhằm mục tiêu kép: vừa thích ứng với diễn biến mới 
của dịch bệnh Covid-19 vừa đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong giáo dục, từng 
bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. 
 Sự bùng phát nhanh chóng của dịch Covid 19 đã gây ra những ảnh hưởng lớn 
tới ngành Giáo dục, đặt Giáo dục cần phải có sự thay đổi về cách dạy, cách học. 
Thay vì các tiết dạy học truyền thống, trực tiếp tương tác, giảng dạy trên lớp hay 
những tiết dạy trực tuyến đơn thuần chỉ để GV trình chiếu, HS nghe chép một cách 
thụ động thì nay thầy cô và các em làm quen với các tiết học trực tuyến đã được xây 
dựng trên nền tảng các công cụ DHTT tiện lợi, phong phú để vừa đảm bảo kiến thức 
vừa vẫn phát huy được năng lực, phẩm chất của HS. Tuy nhiên quá trình dạy học 
trực tuyến ít nhiều cũng đang gây khó khăn, trở ngại cho nhiều cả GV và HS khi vẫn 
còn mới mẻ và đòi hỏi có kỹ năng CNTT ở mức độ cao. Việc băn khoăn không biết 
nên làm thế nào để có thể dạy học trực tuyến hiệu quả mà vẫn phát huy năng lực 
 1 
 4. Phương pháp nghiên cứu. 
 - Phương pháp nghiên cứu, thu thập tài liệu: tìm kiếm, chọn lọc và tham khảo 
các tài liệu có liên quan đến mục đích của sáng kiến, phương pháp so sánh, phân 
tích, thống kê và tổng hợp. 
 - Phương pháp điều tra, quan sát: tìm hiểu về nhận thức, năng lực của HS sau 
khi áp dụng sáng kiến. 
 - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Áp dụng thử nghiệm một số tiết 
DHTT có tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt dựa trên các công cụ dạy học trực 
tuyến. Điều tra tính hiệu quả của biện pháp thông qua ý kiến, khảo sát học sinh. 
 - Phương pháp phân tích số liệu: Đối chứng kết quả trước và sau khi áp dụng 
biện pháp về nhận thức, năng lực của HS đánh giá hiệu quả của sáng kiến. 
5. Tính mới của đề tài. 
 Dạy học trực tuyến mới được triển khai trong 2 năm trở lại đây nên các đề tài, 
sáng kiến kinh nghiệm và biện pháp về đề tài này còn ít, chưa phổ biến. Dựa trên 
quá trình thu thập thông tin, phân tích các đề tài đã có, tôi nhận thấy đề tài của bản 
thân có một số điểm mới sau: 
 - Thiết kế được một số hoạt động DHTT theo hướng PTNL, phẩm chất của 
HS, HS là người chủ động tiếp nhận kiến thức, GV là người định hướng. 
 - Các hoạt động dạy học được thiết kế có thể áp dụng đa dạng vào nhiều khâu 
dạy học khác nhau cụ thể là: trước kết nối, kết nối trực tiếp và sau kết nối. 
 - Đưa ra được những lưu ý cần thực hiện khi tiến hành chuẩn bị, tổ chức các 
hoạt động dạy học phù hợp cho từng khâu. 
 - Đề xuất được một số công cụ DHTT phù hợp với việc giảng dạy, thích hợp 
cho nhiều hoạt động dạy và học. KHả năng ứng dụng CNTT của cả GV và HS tốt 
lên hơn nhiều nhằm tiếp cận với chuyển đổi công nghệ số 
6. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn. 
 Dịch Covid 19 đang ngày càng diễn biến phức tạp trên nhiều tỉnh, thành trên 
cả nước. Việc DHTT được đẩy mạnh và chú trọng. Vì vây sáng kiến có tính khả thi 
cao, có thể áp dụng ở các cấp học với nội dung thiết kế phù hợp. Các nền tảng dạy 
học, phần mềm tương tác được đưa ra trong sáng kiến đều dễ sử dụng, có tính ứng 
dụng cao và có thể áp dụng với phạm vi kiến thức rộng ở tất cả các bộ môn học. GV 
và HS chỉ cần có các thao tác cơ bản, không cần quá giỏi về CNTT, điều này giúp 
dễ dàng áp dụng với mọi đối tượng HS. 
 Các nền tảng, các ứng dụng, phần mềm được lựa chọn đều có nhiều ưu điểm, 
dễ dàng ứng dụng với nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau, có thể dùng cho 
DHTT và tư liệu cho HS khi dạy học trực tiếp từ đó có thể thấy được tính khả thi 
của đề tài khi áp dụng vào thực tiễn. 
 3 
  Vai trò của DHTT trong giáo dục đó là: 
 - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong thời đại mới, từng bước chuyển 
đổi giáo dục theo hướng công nghệ số. 
 - Dễ dàng đánh giá được số lượng lớn HS trong thời gian ngắn thông qua các 
công cụ trực tuyến hỗ trợ quá trình kiểm tra, đánh giá. 
 - Người học phát huy được tính tích cực, chủ động trong việc tham gia vào 
quá trình tiếp nhận kiến thức. 
 - Nâng cao kĩ năng CNTT ở cả người dạy và người học. 
1.3. Một số công cụ dạy học trực tuyến phổ biến hiện nay. 
 Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo dục, các công cụ DHTT không 
ngừng được cải tiến, phát triển. Người dạy cần trang bị cho mình nhiều sự lựa chọn 
dựa trên nhu cầu, mục đích sử dụng và ưu nhược điểm của từng công cụ. 
 Các công cụ DHTT đang được phân nhóm theo mục đích sử dụng, phổ biến 
nhất đó là: 
 - Công cụ hỗ trợ đánh giá thường xuyên bằng tự luận và trắc nghiệm như: 
Google Forms, Microsoft Forms, Kahoot. 
 - Các nền tảng tương tác và lưu trữ nội dung dạy học, kết quả thực hiện nhiệm 
vụ của HS như Zoom, Google Meet, Google Classroom, Microsoft Teams. 
 - Công cụ giúp củng cố luyện tập như: liveworksheet, quizz, kahoo. 
 - Công cụ giúp quan sát thí nghiệm thật, làm thực hành thí nghiệm ảo như: 
Yenka, Video Editor 
1.4. Một số nền tảng hỗ trợ cho các khâu trong quá trình dạy học trực tuyến. 
1.4.1. Phần mềm chuẩn bị dữ liệu dạy học. 
 - Thiết kế bài trình chiếu PowerPoint, trò chơi PowerPoint 
 - Quay video bài giảng bằng các phần mềm như e-learning bằng ispring suite, 
Zoom, MS Team. 
 - Lưu trữ tư liệu với Google meet. 
 - Làm video bài tóm tắt kiến thức bằng edpuzzle.com, e-learning đóng gói 
chuẩn SCORM bài giảng e-learning, Vivavideo 
1.4.2. Phần mềm tương tác, kết nối trực tuyến. 
 Các ứng dụng, nền tảng dạy học trực tuyến được sử dụng nhiều đó là: 
 - Ứng dụng Zoom 
 - Google Meet 
 - Google Classroom 
 5 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_truc_tuyen_thich_ung_dien_bien.pdf