Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Văn học dân gian lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động sân khấu hóa ở trường THPT Anh Sơn 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Văn học dân gian lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động sân khấu hóa ở trường THPT Anh Sơn 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Văn học dân gian lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động sân khấu hóa ở trường THPT Anh Sơn 3

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài 1. Giáo dục đang đổi mới một cách toàn diện, sau 10 năm, nó đã thành hình thành dạng và cho ta quyền hi vọng vào một nền giáo dục mới tân tiến, theo kịp thế giới. Sản phẩm của giáo dục sẽ là những con người với năng lực, phẩm chất đủ đáp ứng tiêu chuẩn của một công dân toàn cầu, trong thế giới phẳng đang phát triển như vũ bão. Sự đổi mới của giáo dục đang được thể hiện rõ ở mục tiêu, phương pháp, kỹ thuật dạy học, khi mà chương trình học vẫn đang là bộ sách giáo khoa 2006. Với mục tiêu thay vì chú trọng đầu vào thì nay chú trọng đầu ra, thay vì chú trọng truyền thụ kiến thức đơn thuần thì nay là dạy cách làm, kỹ năng, hình thành năng lực. Trung tâm của việc dạy học chuyển từ người thầy sang người trò. Học sinh được hoạt động nhiều hơn, rèn luyện nhiều hơn. Phương pháp dạy học theo đó mà thay đổi căn bản khi những phương pháp dạy học cũ bộc lộ những lỗi thời, hạn chế. Sau một quá trình dài làm quen với những phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại, với ma trận đề, chủ đề dạy học, dạy học dự án Giờ đây mỗi giáo viên đã tự tin hơn trong việc thiết kế kế hoạch bài dạy để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đổi mới, tự tin chờ đón chương trình giáo dục phổ thông quốc gia 2018. Khi mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 với định hương chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh THPT là: chú trọng dạy học trải nghiệm, vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học và hình thức tổ chức, không gian hoạt động học tập, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức thông qua các chủ đề, nội dung thực tế vào thực hành, vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế cuộc sống; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự chủ động tìm hiểu, mở rộng tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất năng lực cần thiết của học sinh THPT. 2. Văn học dân gian là mảng nội dung quan trọng trong chương trình ngữ văn 10. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Trong môi trường này, các tác phẩm dân gian ra đời, được hoàn thiện và được lưu truyền thông qua hoạt động diễn xướng. Đưa các tác phẩm văn học dân gian vào chương trình sách giáo khoa tức là đã tách rời tác phẩm khỏi môi trường sinh hoạt cộng đồng; tách rời văn bản với hoạt động diễn xướng có hành động, có vũ đạo, có âm nhạc của dân gian. Điều này sẽ hạn chế khả năng tiếp nhận, lĩnh hội giá trị tác phẩm; đánh mất cơ hội cho học sinh tham gia trải nghiệm nhập thân vào môi trường sinh hoạt cộng đồng xưa để phát huy được những năng lực cá nhân trong quá trình tiếp nhận, cảm thụ, sáng tạo và bồi đắp tình yêu đối với văn học dân gian của dân tộc. 1 trải nghiệm sáng tạo, phát huy được tính tích cực, chủ động, để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ học tập của mình. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu chương trình VHDG lớp 10 - Nghiên cứu những tài liệu phương pháp dạy học Ngữ văn liên quan đến đề tài, tìm hiểu văn bản và thực trạng giảng dạy các văn bản thuộc nhiều thể lọai VHDG trong chương trình Ngữ văn 10 hiện hành. - Trên cơ sở dung lượng kiến thức, đề xuất và thực nghiệm phương pháp sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian, phát huy tính tích cực, chủ động ở HS, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình VHDG ở trường phổ thông. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài tập trung vào phạm vi nghiên cứu trong nhà trường với các tác phẩm VHDG trong chương trình Ngữ văn 10 có thể dễ dàng chuyển thể hoạt động sân khấu; đồng thời mở rộng nghiên cứu một số tác phẩm dân gian kinh điển, nổi tiếng của dân tộc để mở rộng phạm vi tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm cho học sinh. - Đề tài cũng mở rộng nghiên cứu các làn điệu dân ca ví dặm xứ Nghệ, dân ca Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ với những làn điệu ví dặm đặc trưng vùng miền ngọt ngào, đầy ân tình và môi trường diễn xướng của dân ca từng vùng miền để làm phong phú thêm các hoạt động trải nghiệm sân khấu hóa của học sinh. 6. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu sau: - Tác phẩm văn học dân gian: Tác phẩm được dạy, được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn 10; Tác phẩm sân khấu dân gian kinh điển của Việt Nam; các làn điệu dân ca đặc trưng của ba miền Bắc, Trung, Nam. - Học sinh: là những học sinh có năng lực lĩnh hội văn bản, xây dựng kịnh bản; khả năng tốt trong việc trình diễn các tác phẩm nghệ thuật. - Hoạt động diễn xướng dân gian truyền thống: là cơ sở để giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng các chương trình biểu diễn trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo sân khấu hóa văn bản VHDG 7. Đóng góp của đề tài - Học sinh có hứng thú học tập và tiếp thu kiến thức chủ động, có tính sáng tạo. - Gắn quá trình học tập lí thuyết với hoạt động trải nghiệm sáng tạo của bản thân học sinh, từ đó giúp các em nhận thấy ý nghĩa thiết thực của việc học tập. Qua đó, giúp các em hiểu giá trị của văn học dân gian, có ý thức bảo tồn di sản văn hóa tinh thần của dân tộc. 3 PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận 1.1. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học Từ năm học 2018-2019, việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch giáo dục của các trường phổ thông trong toàn tỉnh thực hiện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (mới). Các trường phổ thông chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với Thông tư 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT: “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển... Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.” Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. Những phẩm chất chủ yếu đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân 5 rất quan trọng trong chuỗi hoạt động học của học sinh, đặc biệt với các tác phẩm dân gian. Vậy sân khấu hóa có những vai trò gì? Sân khấu hóa để tạo sự hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có ấn tượng sâu đậm về bài học. Vốn việc học với học sinh là một hoạt động khá nặng nhọc. Việc tiếp nhận một lúc nhiều môn học với sự thay đổi liên tục càng khiến tâm trạng của học sinh mệt mỏi hơn. Giáo viên chủ động thay đổi không khí, xây dựng môi trường tiết học tích cực là điều cần thiết. Nó giúp xua tan áp lực, chán nản và kéo học sinh vào bài học của mình một cách chủ động tự nguyện và chờ đợi. Ở hình thức này, các em buộc phải nhập cuộc cùng với tác phẩm, sống cùng nhân vật và hiểu hơn về nhân vật một cách hết sức tự nhiên, không khiên cưỡng. Sân khấu hóa là cơ hội để giáo viên gieo vào học sinh niềm khát khao khám phá tri thức, yêu thích môn học, trang bị những kỹ năng mềm, đồng thời định hướng đam mê cho các em. Một phân cảnh trong tác phẩm được coi là thành công khi chính các em biết bản thân mình phù hợp với nhân vật nào, biết cách làm việc nhóm và “sống” cùng nhân vật”. Sân khấu hóa thành công là khơi gợi được sự tò mò, nhu cầu được tìm hiểu nhiều hơn nữa, triệt để hơn nữa những vấn đề còn bỏ ngỏ, còn băn khoăn trong bài học và về cuộc sống. Sân khấu hóa để tăng sự kết nối: kết nối giữa giáo viên và học sinh, kết nối học sinh với mảng kiến thức mà các em sẽ hoặc đã tìm hiểu, kết nối giữa học sinh với nhau. Sự kết nối đem lại sự tự nhiên, hài hòa. Học sinh sẽ thấy mình trưởng thành hơn trong các mối quan hệ ấy; các em biết tôn trọng người khác, tôn trọng tập thể, sống có trách nhiệm hơn với bản thân và người khác. Đây cũng là cơ hội để các em khám phá bản thân, tự phát hiện khả năng, sở trường của mình để các em tự tin hơn trong học tập và trong cuộc sống. Với văn học dân gian, sân khấu hóa càng thể hiện vai trò quan trọng của nó. Bởi nó gắn với tính nguyên hợp của văn học dân gian và đặc trưng từng thể loại. Với hoạt động này, học sinh sẽ được tổ chức tham gia biểu diễn các tác phẩm VHDG trong giờ học và xây dựng chương trình ngoại khóa VHDG. Đây là hình thức dạy học không còn quá xa lạ với giáo viên bộ môn văn. Hình thức này giúp mang môn học và tác phẩm đến gần với học sinh, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho học sinh; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. Hoạt động này cho học sinh trải nghiệm, hóa thân thành các nhân vật trong tác phẩm dân gian; được trở thành các diễn viên để biểu diễn các tiết mục dân gian đặc sắc. Tổ chức các hoạt động sân khấu sẽ làm sống lại các tác phẩm dân gian trong môi trường diễn xướng, làm sáng lên vẻ đẹp độc đáo của các tác phẩm VHDG, đưa các em về với không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày xưa của ông cha ta; để hóa thân và thăng hoa trong mạch nguồn cảm hứng sáng tạo vừa kì diệu vừa bay bổng, vừa đẹp đẽ vừa thấm đẫm giá trị nhân văn. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ấy khơi nguồn những năng lực của học sinh, giúp các em tiếp thu tốt mạch kiến thức văn học dân gian khi tác phẩm văn học trở nên sống động tựa như bước ra ngoài đời thực và 7 - Ca dao than thân - Ca dao hài hước, châm biếm - Đọc thêm: - Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn - Mười tay - Tục ngữ về đạo đức, lối sống - Xúy Vân giả dại (trích vở chèo Kim Nham) Tổng số tiết VHDG trong sách cơ bản là 12, sách nâng cao là 19 tiết. So sánh chương trình VHDG ở hai sách cơ bản và nâng cao chúng ta dễ dàng nhận thấy nội dung ở sách nâng cao trình bày sâu hơn, thể loại phong phú hơn. Số tiết phân phối trong tuần của ban cơ bản là 3 tiết, ban nâng cao là 4 tiết, vì vậy cách phân bố chương trình như thế là hợp lí. VHDG ở lớp 10 THPT được sắp xếp theo hệ thống thể loại, tiếp nối chương trình đã học ở lớp 6 và lớp 7. Tiếp cận tác phẩm VHDG, học sinh phải bình giá tác phẩm trên hai phương diện: hình thức và nội dung, đặt tác phẩm VHDG trong tổng thể văn hóa dân gian, từ đó vun đắp cảm xúc thẩm mĩ về bản sắc dân tộc. Quá trình dạy học VHDG ở lớp 10 có một số thuận lợi nhất định. Chương trình sắp xếp theo thể loại, có sự so sánh, đối chiếu với các văn bản dân gian nước ngoài cùng thể loại. Sau khi học xong sử thi Đăm Săn của dân tộc Tây Nguyên, học sinh có dịp so sánh với tinh hoa của sử thi Ấn Độ Ramayana và sử thi của đất nước Hi Lạp cổ đại Ôđixê. Các em sẽ nhận diện rõ hơn về chân dung người anh hùng mà văn học thời cổ đại hướng tới, như Đăm Săn, Rama, Uylitxơ Ngoài các văn bản cụ thể, học sinh còn được cung cấp các bài học khái quát về VHDG, cung cấp tiền đề lí luận để các em dễ tiếp cận. Được giới thiệu về các đặc trưng và thuộc tính của VHDG, bước đầu học sinh có sự hiểu biết cơ bản về các thể loại VHDG và giá trị của bộ phận văn học này. Các thể loại VHDG đưa vào giảng dạy phong phú, bổ sung các thể loại mới như sử thi, truyện thơ. Đối với một số thể loại lặp lại ở chương trình THCS thì các văn bản được giới thiệu cũng mới mẻ, gần gũi với tâm lí độ tuổi và trình độ tiếp nhận của các em. 2.2. Thực tiễn dạy học tác phẩm dân gian 10 ở trường THPT Một thời gian dài thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, đa số giáo viên đã không ngừng học hỏi, tìm tòi để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới. Cụ thể: - Đã đổi mới trong việc xây dựng kế hoạch bài học, thiết kế theo năm bước hoạt động hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Trong mỗi hoạt động được thiết kế, học sinh là trung tâm, được giao nhiệm vụ nhiều hơn, được làm nhiều hơn, nói nhiều hơn và vì thế cũng tích cực và chủ động hơn. Giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ học sinh tìm chọn và xử lý thông tin, làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng. 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_van_hoc_dan_gian_lop_10_theo_h.doc