Sáng kiến kinh nghiệm Dạy lí Luận văn học ở lớp 10 chương trình cơ bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy lí Luận văn học ở lớp 10 chương trình cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy lí Luận văn học ở lớp 10 chương trình cơ bản
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY LÍ LUẬN VĂN HỌC Ở LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN nhiều kiến thức quan trọng trong việc tiếp cận tác phẩm từ các phương diện cấu thành của nó. Qua thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy kiến thức bài Lí luận văn học ở các khối lớp nói chung và lớp đầu cấp là vô cùng cần thiết cho môn học, thậm chí được ví như những chiếc chìa khóa giúp học sinh mở được kho tàng văn học vốn vô cùng đa dạng, phong phú thông qua việc mã hóa tác phẩm văn học. Một câu hỏi được đặt ra: Phải chăng những cuộc thi có quy mô lớn như thi chọn học sinh giỏi quốc gia luôn là và chỉ là sân chơi trí tuệ của học sinh trường chuyên, lớp năng khiếu, nơi các em được thầy cô đầu tư thỏa đáng, tích cực? Đứng trước câu hỏi mà câu trả lời đã quá rõ ràng, chúng tôi đã trăn trở, suy nghĩ rất nhiều về một hướng đi có hiệu quả hơn trong dạy học Lí luận văn học ở cấp học Phổ thông nói chung và các bài Lí luận văn học ở lớp 10 nói riêng để cả giáo viên và học sinh không phải e ngại nhiều khi gặp những vấn đề lí luận trong chương trình học. Đây chỉ là những ý kiến ban đầu của một giáo viên còn non trẻ trong nghề, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô đồng nghiệp để việc giảng dạy phần Lí luận văn học nói riêng và phân môn Văn học nói chung đạt hiệu quả cao hơn. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI PHẦN 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận 1.1. Lí luận văn học ở trường Đại học - Lí luận văn học là một bộ môn chính trong khoa nghiên cứu văn học. Lấy đối tượng chủ yếu là phương diện cấu trúc của văn học, Lí luận văn học có nhiệm vụ rất quan trọng. Một mặt, Lí luận văn học xem xét văn học trong sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể trong thực tiễn của con người. Ở đây sẽ bắt gặp một số khái niệm như nguồn gốc, đối tượng, tính hiện thực, tính chân thực của tác phẩm, tính hình tượng và các chức năng của văn Theo phân phối chương trình môn Ngữ văn THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chuẩn hóa từ năm học 2005 – 2006, phần Lí luận văn học của toàn cấp gồm 10 tiết, trong đó có 5 bài tất cả, được phân bổ đều từ lớp 10 – 12. Ở lớp 10 có 2 bài được dạy trong 2 tiết là: Văn bản văn học, Nội dung và hình thức của văn bản văn học. Ở lớp 11 có 1 bài được dạy trong 4 tiết là: Một số thể loại văn học (Thơ, truyện, kịch, văn nghị luận). Ở lớp 12 có 2 bài được dạy trong 4 tiết là: Quá trình văn học và phong cách văn học, Giá trị văn học và tiếp nhận văn học. Như vậy, xét một cách khách quan, dù rằng kiến thức LLVH được đánh giá là vô cùng quan trọng và cần thiết cho bộ môn, là “đèn chiếu sáng” cho học sinh, nhưng lại có vị trí vô cùng khiêm tốn trong chương trình học của cả cấp. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng dạy và học môn Ngữ văn. 2.2 Thực trạng giảng dạy Lí luận văn học của giáo viên Nhằm tìm hiểu thực trạng dạy học Lí luận văn học trong nhà trường THPT hiện nay, làm cơ sở thực tiễn cho chuyên đề, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng hình thức phỏng vấn một số giáo viên Ngữ Văn ở nhiều trường THPT. Bước đầu đã thu nhận được một số vấn đề sau: Thứ nhất, bên cạnh nhiều thầy cô ý thức được tầm quan trọng của phần Lí luận văn học của chương trình nên đã có cách giảng dạy hợp lí, hiệu quả, thì một số giáo viên chưa thực sự chú trọng vào phần Lí luận văn học, vì một số lí do như sau: - Phân phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo dành cho bài học Lí luận văn học quá ít, mặt khác còn bố trí bài học hoặc ở cuối học kì hoặc ở cuối năm học. Thông thường khi học đến những bài học đó, học sinh đã hoàn tất kì thi học kì. Vấn đề này tạo ra một chuỗi hệ quả là không thi thì không cần phải dạy kĩ, không cần phải học kĩ. - Ở các trường THPT không phải là trường chuyên, trường trọng điểm chất lượng cao, xa trung tâm Tỉnh, hay các trường không có lớp ban C, mục đích đầu tiên và cũng quan trọng nhất là làm sao học sinh thi đậu Tú tài, cao hơn một chút là Đại học. Xuất phát từ mục đích đó giáo viên cân nhắc nên dạy vấn đề nào sâu và vấn đề gì nên lướt. Bao giờ giáo viên cũng lựa chọn những nội lớp 10 đã học bài Lí luận văn học nào, 17% số học sinh được khảo sát nhớ những kiến thức Lí luận văn học đã học. 2.3.2. Nhận thức của học sinh về tri thức Lí luận văn học Trả lời câu hỏi “Kiến thức Lí luận văn học đem lại cho em những lợi ích gì?”, 64% số học sinh được khảo sát nắm rõ tầm quan trọng của Lí luận văn học. 2.3.3. Thái độ và tinh thần học tập đối với bài Lí luận văn học của HS Với câu hỏi : “Trong qúa trình học Lí luận văn học, em cảm thấy như thế nào?”, chúng tôi nhận thấy 33% học sinh cảm thấy hứng thú, 22% học sinh cảm thấy nhàm chán, 59% học sinh cảm thấy khó hiểu, 52% học sinh cảm thấy mơ hồ. 2.3.4. Khảo sát khả năng vận dụng kiến thức lí luận vào bài tập thực hành Sử dụng câu hỏi: “Theo em, văn bản “Đại cáo bình Ngô” có phải là văn bản văn học không? Vì sao?”, 17% học sinh được khảo sát biết dùng kiến thức lí luận để phân tích. Nhận xét Qua khảo sát, điều tra, ta thấy thực trạng học Lí luận văn học ở học sinh có một số đặc điểm như sau: - Với sự thay đổi bảng giá trị trong xã hội hiện nay, Văn học cùng nhiều sản phẩm tinh thần khác dường như ngày càng trở nên chông chênh, không đủ sức chống đỡ trước những làn sóng của chủ nghĩa duy lợi. Số đông học sinh hiện nay có thiên hướng thi vào Đại học các khối tự nhiên để sau khi ra trường dễ kiếm việc và làm ra nhiều tiền. Với bộ phận này, môn Văn không được các em đón nhận hào hứng. Thậm chí có học sinh không ngại ngần bày tỏ một cách thẳng thắn với bạn bè, thầy cô rằng “thí” môn Văn để đầu tư vào các môn thi đã chọn. Trước tình hình đó, các giờ Ngữ Văn trở nên vô vị, nhạt nhẽo vì học sinh ngồi đó đón nhận kiến thức nhưng không có sự quan tâm, yêu thích. Như vậy, phần Lí luận văn học cũng không thể tạo được những cú lội ngược dòng. nay đã nỗ lực rất nhiều trong sự đổi mới phương pháp dạy học. Và thực tế, ngành giáo dục cũng đã từng bước gặt hái thành công. Việc đánh giá lại một phần nhỏ sự thật trong giảng dạy của giáo viên để từ đó thiết lập một hướng tiếp cận căn cơ hơn có thể phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là điều cần thiết. Đặc biệt, nắm bắt thực trạng học Lí luận văn học ở học sinh lớp 11 để người dạy thấy rõ hơn trọng trách của bản thân trong quá trình dạy Lí luận văn học ở năm đầu cấp. Đó cũng là phương cách khắc phục hội chứng xem xét văn bản văn học ở một góc độ duy nhất là nội dung tư tưởng. PHẦN II TỔ CHỨC MỘT GIỜ DẠY HỌC LÍ LUẬN VĂN HỌC Ở LỚP 10 Mặc dù trong chương trình lớp 10, chỉ có 2 tiết dạy về Lí luận văn học, nhưng cũng là một thử thách lớn đối với giáo viên. Là một bộ phận của phân môn Văn, dạy bài Lí luận văn học cũng phải nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Văn; tuân thủ và vận dụng những nguyên tắc, phương pháp chung trong dạy học Văn. Tuy nhiên, bài Lí luận văn học có những đặc điểm riêng đòi hỏi khi dạy người giáo viên phải cân nhắc. Để dạy tốt, điều cần thiết đối với mỗi giáo viên là phải nắm được nguyên tắc dạy học Lí luận văn học và có những biện pháp, cách thức phù hợp. 1. Những nguyên tắc cơ bản khi dạy LLVH 1.1. Đảm bảo đặc trưng phân môn trong quá trình dạy học Trong bộ môn Văn học thì phân môn Lí luận văn học thực sự khó hơn cả vì nó đòi hỏi người học phải có một trình độ tư duy và kiến thức nền tảng nhất định. Đứng trước điều kiện này, cả người dạy và người học đều gặp những thách thức. Xét riêng về phía giáo viên, để truyền thụ những kiến thức lí luận cụ thể, lại khá phong phú, trong sự khống chế của thời lượng, giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Dù kiến thức lí luận khó, nhiều nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của nó vẫn là cách tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học. trung tâm, điều quan trọng giáo viên phải làm được là định hướng cho học sinh những con đường có thể tiếp cận với văn bản được. Nói vậy cũng có nghĩa dạy Lí luận văn học không thể tách rời phần phân tích văn bản và ngược lại. Thực hiện tích hợp giữa Lí luận văn học và phân tích tác phẩm một mặt làm cho bài viết của học sinh trở nên sắc sảo hơn, hấp dẫn hơn, mặt khác cũng tránh cho học sinh rơi vào trường hợp bị giáo viên nhận xét là bài viết sơ sài, thiếu sự thuyết phục. Để việc tích hợp không mang tính chất khiên cưỡng, áp đặt, bản thân giáo viên phải có ý thức tích hợp, đồng thời phải nắm bắt thời điểm nào, chọn nội dung gì, tích hợp ra sao, chứ không phải tích hợp một cách tùy tiện, cơ học. Giáo viên có thể lựa chọn cách tích hợp ngang, dọc hoặc kết hợp cả hai cách. Tuy nhiên, khi quyết định cách tích hợp nào, giáo viên cũng cần chú ý đến chủ đề chung giữa hai đối tượng tác phẩm và vấn đề Lí luận văn học. Không thể tích hợp nếu hai đối tượng này không có điểm đồng quy hay tiếp xúc với nhau. Tích hợp ngang là sự tích hợp diễn ra thường xuyên đối với từng bài học và nội dung tích hợp quan trọng có thể tìm thấy kết quả ngay trong tiết học đó. Khi tiến hành tích hợp ngang, giáo viên cần xác định ý trọng tâm và đan xen lồng ghép vấn đề lí luận. Trong trường hợp này, nếu không xác định được vấn đề trọng tâm và lồng ghép nội dung lí luận, giáo viên sẽ rơi vào trạng thái khoe khoang kiến thức không cần thiết. Bởi lẽ, ở mỗi tác phẩm đều có ít hay nhiều vấn đề, trong đó không phải vấn đề nào cũng chính, cũng quan trọng. Tích hợp dọc là sự tích hợp thường diễn ra ở các đề bài, nhất là các dạng đề tổng hợp, sử dụng trong thi học sinh giỏi. Với tích hợp dọc, giáo viên phải đặt ra vấn đề lí luận trước, sau đó dùng tác phẩm văn học làm sáng tỏ các chủ đề đó. Trong quá trình phân tích đó, có các ý cần được khái quát theo nguyên tắc tích hợp ngang. Khi ấy ta đã có sự kết hợp hai cách thức tích hợp cả ngang và dọc. Thường thực hiện tích hợp dọc giữa Lí luận văn học với phân môn Làm văn. sinh tự lĩnh hội nội dung của vấn đề thông qua việc phân tích ví dụ. Giáo viên chỉ nên định hướng, gợi dẫn. 2.3. Xác định kiến thức trọng tâm Ở cấp Đại học, Lí luận văn học là môn học quan trọng không chỉ đối với sinh viên ngành Ngữ văn mà cả các ngành có liên quan đến văn hóa nghệ thuật. Môn này cũng là một trong hai môn thi tốt nghiệp. Điều này càng nói lên tầm quan trọng của nó. Ở cấp THPT nói chung và lớp 10 nói riêng, Lí luận văn học dù vẫn giữ nguyên tính chất quan trọng của nó nhưng quy mô, vị trí, nội dung bị thu hẹp. Đến nỗi, cả người dạy và học Lí luận văn học đều có chung cảm nhận đang cưỡi ngựa xem hoa. Vấn đề lí luận đặt ra trong chương trình không phải ít nhưng thời gian có hạn, vậy người giáo viên cần làm gì để học sinh vẫn tiếp thu và vận dụng được vào trong bài viết của mình? Thực sự giáo viên nên tính đến tình trạng tiếp thu không đều của học sinh, việc trình bày trên lớp các vấn đề lí luận phải thật khúc chiết, mạch lạc, tránh rườm rà, rắc rối. Cần xác định kiến thức trọng tâm và tập trung vào nội dung đó. Thà để hiểu học sinh hiểu sâu, hiểu đúng một số vấn đề cơ bản còn hơn là cái gì cũng biết mà biết không đến nơi đến chốn. 2.4. Chọn thời điểm thích hợp để dạy bài Lí luận văn học Ngoài chuyện tích hợp thường xuyên trong các bài đọc hiểu văn bản, giáo viên nên chủ động chọn thời điểm thích hợp để dạy các bài lí luận văn học. Theo phân phối chương trình hiện nay, phần lớn các bài Lí luận văn học thường ở cuối học kì và cuối năm học. Tất nhiên, cách sắp xếp vị trí này cũng chứa đựng nhiều ẩn ý của các nhà biên soạn sách. Nhưng bên cạnh cái được, điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lí và hiệu quả dạy, học các bài học này. Liệu có nên chăng tổ chức cho học sinh học các bài lí luận vào những thời điểm thích hợp hơn? Chẳng hạn, vào giữa các học kì. Lúc này, các em đã có một vốn kiến thức cần thiết, đủ để phân tích dẫn chứng. Đồng thời, trong quá trình vận dụng, còn những thiếu sót gì nơi tiếp nhận và vận dụng của học sinh, giáo viên sẽ kịp thời chỉnh đốn. Theo chúng tôi, không nên để vào cuối năm, khi mọi việc gần như đã xong xuôi. Lúc đó học sinh sẽ tiếp nhận thụ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_li_luan_van_hoc_o_lop_10_chuong_tr.pdf