Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng học sinh lớp 10 học môn Vật lý theo năng lực

pdf 20 trang sk10 15/11/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng học sinh lớp 10 học môn Vật lý theo năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng học sinh lớp 10 học môn Vật lý theo năng lực

Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng học sinh lớp 10 học môn Vật lý theo năng lực
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỊNH HƯỚNG HỌC SINH LỚP 10 HỌC MÔN VẬT LÝ 
 THEO NĂNG LỰC 
 Lĩnh vực / Môn: Vật Lý 
 Cấp học: THPT 
 Tên tác giả: Trương Thị Hiền 
 Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng 
 Chức vụ: Giáo viên 
 NĂM HỌC 2019 -2020
 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 
 - Phương pháp nghiên cứu khái niệm. 
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục. 
 - Phương pháp phân tích – tổng hợp kinh nghiệm . 
 - Phương pháp minh họa xây dựng tiết học vật lý. 
II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
PHẦN I : TÌM HIỂU NĂNG LỰC, NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH 
1. Năng lực là gì ? 
 Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh 
nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá 
nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí Năng lực của cá nhân được đánh giá 
qua phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn 
đề của cuộc sống. 
2. Năng lực tự học là gì ? 
 Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự 
giác, chủ động ; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực 
hiện ; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả ; điều chỉnh những sai sót, 
hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá 
hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó 
khăn trong học tập. 
3. Nhận thức 
 Hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua 
suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các qui trình như tri thức, sự chú 
ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn 
đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Quá trình nhận 
thức sử dụng tri thức có sẵn và tạo ra tri thức mới. 
4. Đánh giá thực trạng học sinh tại trường THPT Lưu Hoàng 
 Khả năng nhận thức và tư duy của người học rất quan trọng cho việc đưa ra 
mục tiêu và phương pháp trong quá trình soạn bài, giảng dạy của giáo viên. Là 
một giáo viên tôi mong muốn những tiết dạy của mình theo hướng tích cực và 
đạt hiệu quả cao, hữu ích cho học sinh. Vì vậy ngoài quan tâm đến nội dung bài 
dạy, phương pháp và cách thức thực hiện tôi còn chú trọng tới đối tượng học 
sinh. Qua quá trình công tác tại trường và điều tra khảo sát, thống kê, tôi có bảng 
thống kê như sau : 
 Đối với lớp10A2 và 10A8 năm học 2018 – 2019 : 
Điểm 0 → 2 2 → 3,5 3,5 → 5 5 → 6,5 6,5 → 8 8 → 10 
10A2 (46 hs) 4 7 20 10 4 1 
 Trang 2/13 
 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 
 (Thời gian kiểm tra : 45 phút ) 
 Phạm vi kiểm tra : Kiến thức vật lý THCS theo chương trình cơ bản. 
 Vận dụng C
Tên Nhận biết Thông hiểu ộ
 Cấp độ thấp Cấp độ cao 
chủ đề (Cấp độ 1) (Cấp độ 2) n
 (Cấp độ 3) (Cấp độ 4) 
 g 
Chủ đề 1 : Các đại lượng vật lý. Đơn vị 
Độ dài Đơn vị Dụng cụ đo Cách đo Cách đổi giữa các 
 đơn vị 
Diện Kí hiệu, Công thức Cách đổi giữa Xác định diện 
tích đơn vị tính các đơn vị tích 1 số vật có 
 hình dạng đặc biệt 
Thể Kí hiệu, đơn vị Công thức Cách đổi giữa Xác định thể tích 
tích tính các đơn vị 1 số vật có hình 
 dạng đặc biệt 
Khối Đơn vị Dụng cụ đo Cách đổi giữa các 
lượng đơn vị 
Lực Kí hiệu, đơn vị Tác dụng VD: 2 Lực Biểu diễn các lực 
 của lực cân bằng trong trường hợp 
 cụ thể 
Áp suất Kí hiệu, đơn vị Dụng cụ đo Yếu tố ảnh hưởng 
Thời Kí hiệu, đơn vị Dụng cụ đo Cách đổi giữa Cách xác định thời 
gian các đơn vị gian 
Công Kí hiệu, đơn vị Công thức thiết bị điện gia 
suất đình 
Nhiệt Kí hiệu, đơn vị Công thức Phương trình Liên hệ thực tế 
lượng cân bằng thiết bị điện gia 
 nhiệt đình 
Vận tốc Kí hiệu, đơn vị Công thức Cách đổi giữa Bài tập vận dụng 
 vận tốc các đơn vị 
 trung bình 
Công Kí hiệu, đơn vị Công thức Bài tập vận dụng 
cơ học 
Động Kí hiệu, đơn vị Công thức Bài tập vận dụng 
 Trang 4/13 
 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 
 Bước 1 : Nhắc lại một số đại lượng vật lý hay gặp và đơn vị của các đại 
lượng vật lý đó. Hướng dẫn cách đổi giữa các đơn vị của cùng một đại lượng. 
Thực ra việc này nghe thì rất đơn giản nhưng học sinh khi làm lại không hay chú 
ý dẫn đến kết quả sẽ sai. 
+ Thời gian (t) : Có các đơn vị thường gặp : năm, tháng, ngày, giờ (h), phút (p), 
giây (s). Nhưng trong hệ SI đơn vị của thời gian là giây (s). 
Cách đổi giữa các đơn vị : 
Ví dụ 1 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm 
1 giờ = ... giây. 
2 giờ =  phút =  = giây. 
1 giây =  phút. 1 phút =  giờ. 1 giây =  giờ. 
1 giờ 10 phút =  giây. 2 phút 5 giây = . giây. 
Hướng dẫn đổi : 
1 giờ = 60 x 60 = 3600 giây 
2 giờ = 2 x 60 = 120 phút = 2 x 60 x 60 = 7200 giây. 
 1 1 1
1 giây = phút. 1 phút = giờ. 1 giây = giờ. 
 60 60 3600
1 giờ 10 phút = 3600 + 10 x 60 = 4200 giây. 
2 phút 5 giây = 2 x 60 + 5 = 125 giây. 
+ Quãng đường hay độ dài (s) các đơn vị là : Km, hm, dam, m, dm, cm, mm. 
 Các đơn vị lớn liền kề gấp 10 lần đơn vị sau. 
 Nhưng trong hệ SI đơn vị của độ dài là mét (m). 
Ví dụ 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 
2 km =. m. 10 km = . m 
5 m =.. dm. 8 m =  cm. 
5 cm = m. 30 cm = ... m. 
1 mm = m. 10 mm = m. 
600 mm =  m. 200c m = m. 
Hướng dẫn đổi : 
2 km = 2 x 1000 = 2000m. 10 km = 10 x 1000 = 10000 m. 
 Trang 6/13 
 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 
Thao tác máy tính như sau : 54shift8 19 = kết quả 15m/s. 
(Bấn số cần đổi shift 8 19 =). 
+ Khối lượng (m) có đơn vị : tấn, tạ ,yến, kg, hg, dag, g 
Nhưng trong hệ SI đơn vị của khối lượng là kilogam(kg) 
 Trên thực tế khi đi chợ mua đồ các em còn hay nghe nói một đơn vị của 
khối lượng gọi là lạng. 1 lạng = 100g. 1kg = 10 lạng. Ngoài ra còn có các đơn vị 
nhỏ hơn gam (g) như là miligam (mg). 1g = 1000 mg. 
Ví dụ 4 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 
1 tấn = .. kg. 5 tấn = . kg. 
2 tạ = . kg. 4 yến = .. kg. 
1 kg =. g. 0,5 kg =  g. 
2 kg 40 g = . g. 0,2 kg 30 g =  g. 
1 g =  kg. 100 g = . kg. 
Hướng dẫn giải. 
1 tấn = 1000 kg = 103 kg. 5 tấn = 5 x 1000 = 5000 kg = 5. 103 kg. 
2 tạ = 2 x 100 = 200 kg. 4 yến = 4 x 10 = 40 kg. 
1kg = 1 x 1000 = 1000 g = 103 g. 0,5 kg = 0,5 x 1000 = 500 g. 
2kg40g = 2 x 1000 + 40 = 2040 g. 0,2 kg 30 g = 0,2 x 1000 + 30 = 230 g. 
1 g = 1/1000 kg = 10−3 kg 100 g = 100/1000 = 1/10 kg. 
Bước 2 : Đưa ra một số đại lượng vật lý cơ bản có liên quan tới nhau. Ví dụ : 
+ Chương 1 : Quãng đường (s), vận tốc (v), thời gian (t) : s = v . t hay v = s/t. 
+ Chương 2 : Đặc điểm véctơ lực : lực là đại lượng véctơ (điểm đặt, phương 
chiều, độ lớn). Khối lượng (m). Trọng lực (P) : P = m . g. 
+ Chương 3 : 2 lực cân bằng 
+ Chương 4 : Định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng 
+ Chương 5 : Chương 6 : Cách tính thể tích một số hình 
Chú ý : Với phần này giáo viên có thể nhắc lại cho học sinh vào các bài có nội 
dung liên quan tới kiến thức cũ hoặc bắt đầu vào các chương giúp các em tự tin 
 Trang 8/13 
 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 
học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông theo định hướng tiếp 
cận năng lực. Nghiên cứu lí thuyết về các tiết học tích cực và phương pháp thực 
hiện. Tôi xây dựng các tiết dạy vật lý (nhất là tiết dạy vật lý 10) của mình theo 
định hướng, khung như sau : 
Bước 1 : Đặt ra mục tiêu hợp lý với nội dung bài học và đối tượng học sinh cho 
các tiết học để trong các tiết học giáo viên có thể rèn luyện kỹ năng và phát triển 
lực năng cho học sinh. Bên cạch mục tiêu rèn luyện kỹ năng cho học sinh tôi 
cũng hướng tới kiến thức cơ bản, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình 
huống thực tiễn. Từ đó quyết định các phương pháp, cách thức để tăng sự chú ý 
và hứng thú của học sinh cho môn học. 
Bước 2 : Đề ra phương pháp, hoạt động cụ thể đối với từng nội dung kiến thức 
và từng đối tượng học sinh. 
 Đối với các học sinh trung bình, yếu, kém rất ngại hay thường ỉ lại các 
bạn trong các hoạt động nhóm hay tập thể khi làm việc cùng nhau, là vấn đề 
thường xuyên gặp phải và đó cũng là khó khăn rất lớn trong quá trình dạy học 
của tôi. Khi đó tôi thường đưa ra giải pháp như sau : 
+ Chia nhỏ nội dung, nhiệm vụ giao cho từng thành viên (việc này có thể hướng 
dẫn cho các nhóm trưởng làm, nhóm trưởng có thể luân phiên). 
+ Yêu cầu các thành viên trong nhóm tổng hợp và trình bày cho các thành viên 
trong nhóm phần của mình để thảo luận và thống nhất ai cũng nắm được 
(phương châm có thể giúp đỡ nhưng không được làm hộ). 
+ Để kỹ năng giao tiếp và tự tin cho tất cả học sinh thì phần trình bày, thực hiện 
tôi thường chỉ định bất kì. Trong một tiết dạy sử dụng linh hoạt các phương 
pháp ví dụ cùng là để kiểm tra kiến thức học tôi có thể sử dụng phương pháp 
phỏng vấn nhanh với các câu hỏi ngắn. Hoặc tôi có thể cho học sinh chơi trò 
chơi người ra câu hỏi và trả lời đều là học sinh. 
Bước 3 : Liên hệ thực tế đời sống bằng các ứng dụng của kiến thức vật lý. 
 Khi các em không học vật lý với mục đích thi thì trong quá trình học 
thường không có động lực và hào hứng vì vậy trong các tiết dạy giáo viên cần 
cần hướng đến mục đích khác cho các em đó là học để biết và sử dụng trong đời 
sống. Nên tôi thường lồng ghép kiến thức của bài học vào những ứng dụng thực 
tế hoặc hiện tượng tự nhiên các em thường gặp. Ví dụ học bài 1 : Chuyển động 
cơ, Phần II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian. Tôi định hướng đơn 
giản nhất xác định vị trí của lớp học (điều này có ích khi các bạn hướng dẫn phụ 
huynh khi đi họp đến đúng lớp) sau đó hướng dẫn từng học sinh xác định vị trí 
của chỗ mình ngồi trong lớp. Thực hành cho hai bạn tự quay lưng vào nhau để 
nói vị trí nhà mình cho bạn biết. Hoặc học xong phần quán tính các em giải thích 
 Trang 10/13 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_dinh_huong_hoc_sinh_lop_10_hoc_mon_vat.pdf