Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới dạy học tích hợp thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới dạy học tích hợp thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới dạy học tích hợp thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh

MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu.................................................................................................4 2. Tên sáng kiến: ...............................................................................................5 3. Tác giả sáng kiến:..........................................................................................5 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:..........................................................................5 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: .........................................................................5 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:.............................5 7. Mô tả nội dung của sáng kiến:.......................................................................5 7.1. Nội dung sáng kiến.................................................................................5 7.1.1. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến........................5 7.1.1.1. Về thuận lợi ..............................................................................5 7.1.1.2. Về khó khăn..............................................................................9 7.1.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ..........................10 7.1.2.1. Tìm hiểu lý luận về dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực trong chương trình môn Ngữ văn .........................................10 7.1.2.2. Xác định địa chỉ dạy học tích hợp theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.............................................................................21 7.1.2.3. Xác định mục tiêu giáo dục phẩm chất, năng lực cụ thể trong bài học .................................................................................................23 7.1.2.4. Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài qua các dự án liên môn .............26 7.1.2.5. Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí trong dạy học phần tác giả.27 7.1.2.6. Đổi mới hoạt động đọc, viết, nói, nghe để giáo dục phẩm chất, năng lực ...............................................................................................29 7.1.2.7. Tích hợp trong lí giải, cảm nhận nhân vật trữ tình trong thơ để giáo dục phẩm chất và năng lực ..........................................................31 7.1.2.8. Phương án kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp............34 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến..............................................................36 7.2.1. Phạm vi áp dụng................................................................................36 7.2.2. Đối tượng áp dụng.............................................................................36 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):..............................................36 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT THPTQG Trung học phổ thông quốc gia THPT Trung học phổ thông GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV-HS Giáo viên – Học sinh CT-SGK Chương trình - Sách giáo khoa 5 là xu thế dạy học phù hợp với tình hình giáo dục đổi mới, tăng cường giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh, chuẩn bị sẵn sàng cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Vì thế, tôi chọn sáng kiến về đổi mới dạy học tích hợp trong chương trình môn Ngữ văn THPT nhằm giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh với những hiệu quả đã đạt được trong một số năm gần đây, chia sẻ cùng đồng nghiệp trước thềm chương trình phổ thông tổng thể. 2. Tên sáng kiến: Đổi mới dạy học tích hợp thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Việt Hồng - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường PT Dân tộc Nội trú cấp 2,3 Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0912265585 - Email: nguyenthiviethong.c3dtnttinh@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Việt Hồng 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong giảng dạy Ngữ văn cho học sinh khối 10 ở trường Trung học phổ thông. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 12 năm 2021 7. Mô tả nội dung của sáng kiến: 7.1. Nội dung sáng kiến 7.1.1. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 7.1.1.1. Về thuận lợi Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai cụ thể, rõ ràng các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng, đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên được trang bị nhiều các phương pháp dạy học tích cực qua các đợt bồi dưỡng chuyên môn do Sở tổ chức và qua dự giờ đồng nghiệp. Học sinh rất ủng hộ, hào hứng tham gia các hoạt động mà giáo viên tổ chức trong các tiết học. Các em rất sôi nổi khi được trao đổi, thảo luận và thể hiện 7 Việt trong quá trình dạy học các kĩ năng này. Với các môn học khác, tùy vào đặc điểm và tính chất của chủ đề bài học mà thực hiện yêu cầu tích hợp. Chương trình môn ngữ văn hiện hành (2006) xây dựng theo hướng tích hợp thể loại và theo quá trình văn học trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THPT. Chương trình hiện hành có những chủ đề dạy học có thể kết nối tích hợp với các môn học: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng Được biết, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được xây dựng theo hướng mở, lấy các kĩ năng giao tiếp đọc, viết, nói và nghe làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đồng thời đảm bảo tính chỉnh thể, nhất quán trong tất cả các cấp học. Hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói và nghe. Chương trình hiện hành quy định cụ thể về nội dung dạy học và văn bản đọc hiểu nên nội dung dạy học sẽ là trục xuyên suốt để kết nối đọc hiểu. Trong khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể không quy định chi tiết nội dung mà quy định yêu cầu về năng lực nói, nghe, đọc, viết. Từ cuối những năm học trước, tổ chuyên môn Văn – Ngoại ngữ tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú cấp 2, 3 Vĩnh Phúc đã họp thảo luận xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục bộ môn cho năm học mới để lựa chọn thảo luận về các nội dung, bài học ở các khối lớp có thể dạy học tích hợp trong môn học và các chủ đề, bài học có thể tích hợp liên môn. Bên cạnh các chủ đề trải nghiệm, giáo dục địa phương, nội dung giáo dục tích hợp cũng là một trong những nội dung được tổ chú trọng xây dựng phù hợp với tình hình đội ngũ, cơ sở dạy học và đối tượng học sinh. Tổ có kế hoạch dạy học tích hợp chi tiết Về hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh: Môn Ngữ văn giáo dục các phẩm chất: thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với tiếng Việt và văn học, ý thức 9 cá nhân. Giờ dạy Ngữ văn có không khí nhưng có khi lại trở thành giờ truyền đạt tri thức một chiều. Trong hai năm học 2020 - 2022, 2021 - 2022 trường Phổ thông Dân tộc Nội trú cấp 2, 3 Vĩnh Phúc là một trong những trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tích cực và hiệu quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Thuận lợi về tinh thần, thái độ học tập của học sinh: Dạy học tích hợp luôn tạo cho các em sự hứng thú vì bài học gắn với thực tiễn, không quá tải. Học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú cấp 2, 3 Vĩnh Phúc ở hai lớp 10A2 và 10A3 có nhận thức ở mức trung bình trở lên, phần lớn các em được gia đình quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho học tập, được trang bị đầy đủ, sẵn sàng các dụng cụ hỗ trợ học tập. Nhiều em có kỹ năng sống tốt, có năng khiếu, có các năng lực vẽ tranh, cắt ghép, chỉnh sửa và dựng video. Đây là đặc điểm thuận lợi khích lệ giáo viên đổi mới dạy học. 7.1.1.2. Về khó khăn Trong quá trình thực hiện các giải pháp dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực, qua dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy bản thân tôi và cả giáo viên khác còn gặp rất nhiều khó khăn như: Đối tượng học sinh ở một vài lớp còn học theo lối truyền thống thụ động, các em chưa thật tích cực, hào hứng tham gia các hoạt động. Một bộ phận các em học sinh ngại giao tiếp, rụt rè, nhút nhát. Kiến thức ở các bộ môn khác các em không nhớ nhiều, thiếu hiểu biết thực tiễn nên các hoạt động mà giáo viên tổ chức chưa thực sự thu được kết quả như mong đợi. Một bộ phận học sinh ở các lớp tôi phụ trách vẫn thụ động theo bài giảng của cô giáo, thầy giáo mà chưa thật chủ động khi được tham gia các dự án học tập tích hợp. Lượng kiến thức ở các bài dạy Ngữ văn còn nặng vì vậy trong quá trình dạy học còn hạn chế về thời gian. Giáo viên lo cháy giáo án. Để đầu tư soạn bài dạy tích hợp môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, mất nhiều thời gian, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều công sức. Vì vậy, nhiều giáo viên còn ngại đổi mới. 11 văn để khai thác. Dạy đọc văn là để cung cấp kiến thức và phương pháp cho làm văn. Bên cạnh đó, vì là một môn thuộc khoa học xã hội, môn văn học có quan hệ gắn với lịch sử, văn hóa và xã hội, dạy văn cũng cần sử dụng kiến thức từ công nghệ thông tin, ngoại ngữ nên hướng tích hợp khá rộng mở. Hơn nữa, kiểm tra, đánh giá của môn học cũng vận dụng tích hợp nhiều kiến thức, phương pháp, kĩ năng từ các môn học khác, nhất là tin học trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid phải dạy học trực tuyến. - Tiếp cận tích hợp trong chương trình mới (Giáo dục phổ thông 2018) Có một số điểm khác so với chương trình hiện hành như: tăng cường tích hợp nhiều nội dung trong cùng một môn học, xây dựng một số môn học tích hợp mới ở các cấp học; tinh thần chung là tích hợp mạnh ở các lớp học dưới (tiểu học, trung học cơ sở) và phân hoá dần ở các lớp học trên (trung học phổ thông); yêu cầu tích hợp được thể hiện cả trong mục tiêu, nội dung, phương pháp và thi, kiểm tra, đánh giá giáo dục. Chương trình môn Ngữ văn sẽ có sự tích hợp giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; tích hợp giữa kiến thức văn học và kiến thức tiếng Việt trong quá trình dạy học các kĩ năng này. Chương trình được xây dựng theo hướng mở, lấy các kĩ năng giao tiếp đọc, viết, nói và nghe làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đồng thời đảm bảo tính chỉnh thể, nhất quán trong tất cả các cấp học. Hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói và nghe. Chương trình không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp. Yêu cầu về đọc hiểu bao gồm các yêu cầu hiểu văn bản (trong đó có cả đọc thẩm mĩ, cảm thụ, thưởng thức và đánh giá) và hiểu chính mình (người đọc). Viết, không chỉ yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn mà còn tạo ra được các kiểu loại văn bản, trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, sau đó là một số kiểu loại văn bản phức tạp hơn. Nói và nghe, căn cứ vào nội dung của đọc và viết để luyện tập cho học sinh trình bày, nói và nghe tự tin, có hiệu quả; từ nói 13 trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, tôi yêu cầu học sinh tìm những hình ảnh về các danh lam thắng cảnh mà các em đã có dịp đến thăm quan, các danh lam thắng cảnh của địa phương. Dạy bài “Nhìn về vốn văn hóa của dân tộc” của tác giả Trần Đình Hượu ở lớp 12, tôi yêu cầu học sinh theo nhóm dân tộc sưu tầm, tìm hiểu văn hóa của các dân tộc, mặc trang phục các dân tộc. Hay khi dạy bài “Thuốc” của Lỗ Tấn, tôi giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm, tìm hiểu những phương thức chữa bệnh hiện nay của dân tộc các em. Tìm hiểu các phương thức chữa bệnh không theo cơ sở khoa học đang phổ biến hiện nay mà vẫn nhiều người tin theo đang tồn tại ở địa phương các em. Dạy chuyên đề “Văn thuyết minh”, tôi chia nhóm học sinh chuẩn bị thuyết minh về các chủ đề theo dự án: Nhóm 1 về ẩm thực địa phương (các món ăn như măng sật, lạp sườn, Xôi ngũ sắc), Nhóm 2 về Trang phục dân tộc (Trang phục Sán dìu, Mường, Tày, Dao, Mông); Nhóm 3 về Kiến trúc nhà ở (Nhà sàn); Nhóm 4 về âm nhạc dân gian (Hát soọng cô, hát then); Nhóm 5 về lễ hội (Xuống đồng) - Chuẩn bị tổ chức các hoạt động theo định hướng phát triển năng lực: Khi thiết kế các hoạt động của bài dạy, tôi đã tiến hành theo đúng 5 bước - 5 hoạt động của bài soạn theo định hướng phát triển năng lực Hoạt động 1: Khởi động/ trải nghiệm/tạo tình huống xuất phát Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động 4: Ứng dụng/vận dụng Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, tìm tòi sáng tạo Cụ thể, tôi đã tiến hành đa dạng các hình thức của các hoạt động này như sau: Hoạt động 1: Khởi động Hoạt động khởi động được tổ chức khi bắt đầu một bài học. Mục đích của hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động vốn kiến thức, kỹ năng đã có để
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_day_hoc_tich_hop_tho_nguyen_tr.docx