Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hiệu quả kiểm tra bài cũ thông qua sử dụng phần mềm Violet thiết kế trò chơi trong dạy học Lịch sử chương II “Xã hội cổ đại” lớp 10A9 trường THPT Sáng Sơn

doc 22 trang sk10 16/01/2025 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hiệu quả kiểm tra bài cũ thông qua sử dụng phần mềm Violet thiết kế trò chơi trong dạy học Lịch sử chương II “Xã hội cổ đại” lớp 10A9 trường THPT Sáng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hiệu quả kiểm tra bài cũ thông qua sử dụng phần mềm Violet thiết kế trò chơi trong dạy học Lịch sử chương II “Xã hội cổ đại” lớp 10A9 trường THPT Sáng Sơn

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hiệu quả kiểm tra bài cũ thông qua sử dụng phần mềm Violet thiết kế trò chơi trong dạy học Lịch sử chương II “Xã hội cổ đại” lớp 10A9 trường THPT Sáng Sơn
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
 Đổi mới dạy học là nhiệm vụ cấp bách của dạy học nói chung và dạy 
học Lịch sử nói riêng, được nhà nước và ngành giáo dục quan tâm nhằm nâng 
cao chất lượng dạy và học. Qua trình đổi mới diễn ra toàn diện trong đó có đổi 
mới về phương pháp và hình thức dạy học. Ứng dụng công nghệ thông tin trở 
thành một việc hết sức cần thiết để phục vụ yêu cầu cấp bách ấy nhằm phát huy 
tính chủ động tích cực và phát huy năng lực của học sinh. Nhiều phương pháp 
và hình thức mới được ứng dụng vào các bộ môn học và đã mang lại những 
hiệu quả nhất định. Việc sử dụng CNTT ở nước ta đã trở nên phổ cập và mang 
tính thường nhật. Trong công tác giảng dạy, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm 
thay đổi phương pháp dạy và học. Nhờ đó mà học sinh hứng thú học tập hơn, 
kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
 Hiện nay, trong các môn học, chất lượng dạy và học Lịch sử trở thành 
vấn đề nóng, nhà nước và ngành giáo dục hết sức quan tâm và chú trọng. Nâng 
cao chất lượng dạy và học Lịch sử càng trở thành vấn đề hàng đầu. Cũng phải 
thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự kết hợp hài 
hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp và các hình thức trong đó mỗi 
hình thức và phương pháp có vai trò nhất định riêng.
 Lịch sử là những cái đã xảy ra, không lặp lại, không thể thí nghiệm, thử 
nghiệm như các bộ môn khoa học khác. Muốn khôi phục lại bức tranh Lịch sử 
chân thực, sinh động muôn màu muôn vẻ, giúp học sinh nhận thức được và rút 
ra những đánh giá nhận xét được những sự kiện hiện tượng đã xảy ra không hề 
dễ dàng. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tái hiện sinh động bức tranh quá khứ 
ấy, giúp cho học sinh hiểu quá khứ và rút ra quy luật, đánh giá, từ đó có thái độ 
và hành động đúng đắn, phát huy năng lực cho học sinh.
 1 - Họ và tên: Nguyễn Thị Nhàn
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn
 - Số điện thoại: 0388982368 
 E_mail: Nguyenthinhangv.c3songlo@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Nhàn
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/09/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Cơ sở lí luận và của đề tài: 
7.1.1 Vai trò, ý nghĩa của bộ môn Lịch sử
 Sử học là một bộ phận không thể thay thế của khoa học xã hội. Môn lịch 
sử trong nhà trường có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng góp phần phát triển toàn 
diện về trí tuệ, nhân cách cho học sinh. Đặc biệt, xuất phát từ đặc trưng riêng 
của mình môn lịch sử có vai trò rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ: Từ những 
hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với những 
thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên để xác định nhiệm vụ hiện tại, có 
thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. 
 Về vai trò của lịch sử, các nhà sử học cổ đại Hy Lạp đã khẳng định rằng: 
“Lịch sử là cô giáo của cuộc đời ”, “Lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương 
lai ”. Các nhà tư tưởng thời trung đại xem lịch sử là: “triết lí của việc noi 
gương”. Có những thời kì lịch sử trở thành “bà hoàng của các ngành khoa học”, 
nó có uy tín cao nhất dưới con mắt của xã hội loài người. Bởi vì, người ta tìm 
thấy trong lịch sử câu trả lời cho những vấn đề quan trọng nhất của đời sống xã 
hội và tinh thần. Toàn bộ nền văn hoá chờ đợi sự phán xét của sử học, và sử học 
bắt đầu đóng vai trò của nhà lãnh đạo và người khuyên dạy. Là chủ nhân của 
những bí mật quá khứ, lịch sử giống như người nghiên cứu gia hệ ở cung đình, 
đã mang lại cho nhân loại phần thưởng về sự hào hiệp của mình, đã khôi phục 
lại bức tranh về cuộc diễu hành thắng lợi của loài người. Rõ ràng, vai trò của 
 3 sâu sắc hiện tại, hành động tích cực trong hiện tại, tiên đoán sự phát triển của 
tương lai và đấu tranh cho sự thắng lợi tất yếu của tương lai. Dạy học lịch sử đạt 
được mục đích này chính là sự phát huy quan điểm đúng đắn của ông cha ta từ 
xưa:“Ân cố tri tân”, tức là ôn những cái cũ để hiểu cái mới.
 7.1.2. Mục đích của kiểm tra bài cũ trong dạy – học Lịch sử:
 Vẫn biết kiểm tra bài cũ là công việc khó khăn trong kiểm tra tri thức học 
sinh nhưng điều đó dĩ nhiên là hoàn toàn không phải là lí do để tiến hành kiểm 
tra một cách hình thức, qua loa với mục đích duy nhất là ghi điểm vào sổ.
 Kiểm tra bài cũ là một công việc cần phải được tiến hành thường xuyên, nội 
dung kiểm tra không quá phức tạp theo kiểu “đánh đố” học sinh mà cần đơn 
giản để việc kiểm tra bài cũ trở nên nhẹ nhàng đối với cả học sinh lẫn giáo viên.
 Đơn giản không có nghĩa là sơ sài, bài kiểm tra đơn điệu và buồn tẻ với câu 
hỏi của giáo viên và trả lời của học sinh nhằm tóm tắt những kiến thức có sẵn 
trong sách giáo khoa và lời thầy giảng trong vở ghi. Bài kiểm tra đòi hỏi học 
sinh khả năng hiểu sâu sắc các kiến thức lịch sử và biết vận dụng những kiến 
thức đã học vào thực tiễn.
 Thông qua việc kiểm tra bài cũ, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo 
viên có thể theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời 
điều chỉnh phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò, giúp học sinh 
tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục, rèn luyện các kĩ năng phân tích, đánh giá, 
nhận xét, đi sâu tìm hiểu bản chất của một hay nhiều sự kiện, hiện tượng, nhân 
vật lịch sử, thông qua đó giáo dục học sinh ý thức tự học, biết vươn lên lên trong 
học tập, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc từ 
đó học sinh xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong tương lai, giúp 
học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn. Đó chính là 
tác dụng của việc kiểm tra bài cũ theo phương pháp đổi mới. Như vậy kiểm tra 
là tiền đề của đánh giá, là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học. 
 a. Mục đích:
 5 + Về kiến thức: Đánh giá trình độ, khả năng tiếp nhận kiến thức lịch sử của 
học sinh, về cơ bản chúng ta đánh giá khả năng Biết (ghi nhớ, thuộc sự kiện), 
Hiểu (bản chất sự kiện) và Vận dụng kiến thức trong quá trình học tập, thực 
hành. Trong một câu hỏi có thể bao gồm cả 3 cấp độ: biết, hiểu và vận dụng.
 + Về giáo dục: Nếu việc kiểm tra được thực hiện nghiêm túc sẽ có tác dụng 
rất lớn đóng góp hình thành những phẩm chất tốt đẹp, ý chí tự giác vươn lên 
trong học tập, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, 
khắc phục tính chủ quan, tự mãn  rèn luyện được những phẩm chất cao đẹp 
cho học sinh từ những bài học kinh nghiệm quý báu của cha ông trong công 
cuộc dựng nước và giữ nước
 + Về kĩ năng: Thông qua việc kiểm tra bài cũ và các hình thức kiểm tra bài 
cũ học sinh có điều kiện rèn luyện các kĩ năng tư duy trí tuệ từ đơn giản đến 
phức tạp: biết tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử; hiểu sâu sắc các sự kiện, hiện 
tượng lịch sử qua đó vận dụng khả năng thực hành, phân tích, tổng hợp, khái 
quát hóa, trừu tượng hóa từ đó rút ra quy luật và bài học lịch sử  Kiểm tra 
được thực hiện tốt sẽ giúp các em phát triển trí thông minh, biết vận linh hoạt 
các kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới.
7.1.3. Tổng quan về phần mềm Violet và ứng dụng trò chơi trong dạy học:
 Hiện nay trên thị trường công nghệ thông tin có rất nhiều phần mềm 
ứng dụng dụng để giảng dạy cho học sinh. Chủ yếu các phần mềm này là của 
các nước ngoài, giao diện tương tác bằng tiếng Anh. Với thực tế của nền giáo 
dục Việt Nam các phần mềm này người sử dụng chủ yếu là giáo viên thiếu kiến 
thức tin học và trình độ tiếng Anh. Vì vậy, việc sử dụng các phần mềm này rất 
là khó khăn. Trên cơ sở đó để giúp cho các giáo viên sử dụng phần mềm tiếng 
Việt, một phương án hữu hiệu đã được đưa ra. Đó chính là phần mềm Violet. 
Đây là phần mềm bằng tiếng Việt trợ giúp soạn các bài giảng. Nó có những tính 
năng hoàn chỉnh và trợ giúp thiết kế bài giảng trong chương trình phổ thông. 
Các hiệu ứng không thua kém gì so với phần mềm Powerpoint. Violet phần 
 7 * Cho phép nhập và chỉnh sửa các dữ liệu văn bản, công thức toán, âm thanh, 
hình ảnh, phim, các hiệu ứng chuyển động và tương tác, v.v...
* Nhiều mẫu bài tập được lập trình sẵn
* Bài tập trắc nghiệm, ghép đôi, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ, điền khuyết, 
vẽ đồ thị hàm số bất kỳ v.v...
* Nhiều giao diện khác nhau
* Cho phép giáo viên chọn lựa giao diện bài giảng phù hợp với bài học và ý 
thích của mình.
* Tạo sản phẩm bài giảng trực tuyến
* Cho phép xuất bài giảng ra thành phần mềm chạy độc lập, hoặc thành một 
trang web để chạy trực tuyến qua Internet.
7.2. Cách cài đặt phần mềm Violet và ứng dụng trò chơi.
7.2.1 Cách cài đặt phần mềm
 Với nhiều hiệu ứng đẹp mắt, giao diện màu sắc trực quan, rõ ràng và dễ 
quan sát, cộng thêm hệ thống kiến thức được phân chia cụ thể cho từng đối 
tượng, môn học... ViOLET thực sự là công cụ hỗ trợ học tập không thể thiếu 
hiện nay. Tuy nhiên, hiện tại ViOLET mới chỉ có hai phiên bản ViOLET cho 
Windows.
Cách tải ViOLET cho máy tính
Bước 1: Các bạn truy cập vào đường dẫn trên, kích vào nút Tải về và chọn một 
đường dẫn tải Violet tương ứng.
Nháy chuột vào Tải về. Chọn Run, Tiếp tục cho đến khi Kết thúc.
 9 11 Bước 2: Chuẩn bị nội dung câu hỏi phục vụ cho trò chơi để kiểm tra bài cũ, 
chuẩn bị bài mới. Phần này giáo viên có thể căn cứ vào tình hình nhận thức của 
học sinh để lựa chọn các câu hỏi phù hợp với các hình thức trò chơi phù hợp.
Chương II, “Xã hội cổ đại”, Lịch sử 10 (cơ bản) bao gồm 2 bài học, tiến hành 
trong 4 tiết học.
Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông (2 tiết)
Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô – ma (2 tiết)
Với kiến thức bài 3, “Các quốc gia cổ đại phương Đông”, giáo viên thiết kế trò 
chơi ô chữ 
Bước 1: Mở Violet, Bấm vào cộng để thêm thông tin bài tập. Nhập các thông tin 
về Chủ đề, mục, Tiêu đề màn hình.
 13 Khi cần thêm các câu hỏi, giáo viên bấm chuột vào + và bổ sung câu hỏi 
như thao tác trên. Khi cần bỏ câu hỏi tích câu hỏi và bấm vào –
 Giáo viên lần lượt nhập các câu hỏi ô chữ theo yêu cầu nội dung, chỉnh 
sửa phù hợp. Sau khi hoàn thành, giao viên sẽ có phần như sau:
Bước 4: Sau khi xong tất cả các câu hỏi, vào Bài giảng, Lưu và chọn nơi lưu dữ 
liệu. Khi cần sửa bài, vào Nội dung, Chỉnh sửa (F6) và thao tác như trên.
7.2.2.2 Trò chơi “Cóc vàng tài ba”
Bước 1: Vào +, sau đó nháy chuột vào Công cụ, lựa chọn trò chơi phù hợp Cóc 
vàng tài ba.
 15 Sau đó, giáo viên lưu file và chỉnh sửa cho phù hợp, đóng gói như phần ô chữ.
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
+ Sáng kiến có thể áp dụng với tất cả các đối tượng học sinh với các trình độ 
nhận thức khác nhau.
+ Các câu hỏi có thể lựa chọn các câu hỏi trắc nghiệm với đáp án đúng nhất, có 
sự phân hóa các dạng câu hỏi với các mức độ nhận thức khác nhau.
Vì vậy, sáng kiến có thể áp dụng phổ biến với nhiều học sinh, nhiều lớp.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: phòng học có
- Máy chiếu
- Máy tính
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 
theo ý kiến của tác giả:
Để thực nghiệm kết quả ứng dụng sáng kiến, trong năm học trước (năm học 
2017- 2018), tôi vẫn áp dụng kiểm tra miệng theo hình thức truyền thống, ở 
chương II, “ Xã hội cổ đại”, Lịch sử 10 (Cơ bản), lớp 10A9 (2 lớp đều là 10A9, 
với khả năng nhận thức tương đương), kết quả như sau:
 17 - Thời gian: 5- 7 phút (đáp ứng yêu cầu phân phối thời gian từng hoạt động lên 
lớp)
- Hình thức: Câu hỏi trắc nghiệm, phù hợp với hình thức thi mới hiện nay, thi 
trắc nghiệm.
- Kết quả:
+ Điểm kiểm tra miệng chương II, “ Xã hội cổ đại”, Lịch sử 10 (Cơ bản):
Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Trên 
tham gia trung 
kiểm tra: bình
11
Số lượng 5 5 1 0 0 11
(học sinh)
Tỉ lệ (%) 45,5 45,5 9 0 0 100
+ Để đánh giá hiệu quả dạy học một cách khách quan và chính xác hơn kết hiệu 
quả dạy học, giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút với các nội dung 
kiến thức được áp dụng phần kiểm tra bài cũ theo phương pháp và hình thức 
mới: 
 Kết quả đánh giá 15 phút chương II, “Xã hội cổ đại”, Lịch sử 10 cơ bản
Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Trên 
tham gia trung 
kiểm tra: bình
40
Số lượng 18 17 4 1 0 11
(học sinh)
Tỉ lệ (%) 45 42,5 10 2,5 0 97,5
 Từ kết quả thực nghiệm trên, có thể khẳng định, kiểm tra bài cũ thông qua 
sử dụng phần mềm Violet thiết kế trò chơi trong dạy học Lịch sử chương II “Xã 
 19

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_hieu_qua_kiem_tra_bai_cu_thong.doc
  • docxBìa Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hiệu quả kiểm tra bài cũ thông qua sử dụng phần mềm tailieu thiết.docx
  • docĐơn đề nghị Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hiệu quả kiểm tra bài cũ thông qua sử dụng phần mềm tailie.doc