Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá trong chương trình địa lí lớp 10–THPT theo định hướng phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh

docx 62 trang sk10 04/10/2024 750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá trong chương trình địa lí lớp 10–THPT theo định hướng phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá trong chương trình địa lí lớp 10–THPT theo định hướng phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá trong chương trình địa lí lớp 10–THPT theo định hướng phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3
 --
Tên đề tài:
 ĐỔI MỚI HÌNH THỨC KIỂM TRA 
 ĐÁNH GIÁ TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
 ĐỊA LÍ LỚP 10 – THPT THEO ĐỊNH 
 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC PHẨM 
 CHẤT NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
 Lĩnh vực: Địa Lí
 Tác giả: Bùi Thị Hậu 
 Tổ: Xã Hội
 Số điện thoại cá nhân: 0983 931 066 - 0985 352 802
 Số điện thoại cơ quan: 0238 638 678
 Năm thực hiện: 2021
 0 trọng để chuẩn bị tâm thế cho giáo viên tiếp cận hiệu quả với các hình thức kiểm 
tra đánh giá mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các năm học sau.
2. Tính mới và đóng góp của đề tài.
- Nâng cao chất lượng KTĐG học sinh qua xây dựng câu hỏi và bài tập, xây dựng 
bộ công cụ đánh giá phục vụ trong kiểm tra đánh giá theo định hướng PTNL 
chương trình Địa lí lớp 10 – THPT.
- Đa dạng hóa các hình thức đánh giá nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực của 
học sinh.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đổi mới KTĐG theo định hướng PTNL 
trong chương trình Địa lí lớp 10 – THPT.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới đổi mới KTĐG theo định 
hướng PTNL trong chương trình Địa lí lớp 10 – THPT.
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá gồm:
+ Câu hỏi và bài tập theo hướng PTNL một số chủ đề trong chương trình Địa lí 
lớp 10 – THPT theo định hướng PTNL nhằm phục vụ kiểm tra đánh giá.
+ Bộ công cụ đánh giá cho các hình thức đánh giá theo định hướng PTNL nhằm 
phục vụ kiểm tra đánh giá.
- Thực nghiệm kiểm tra cho KTĐG thường xuyên, định kì Địa lí 10 theo định 
hướng PTNL.
4. Phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài đã tổ chức thực nghiệm ở đơn vị công tác và một số trường THPT thuộc 2 
huyện Yên Thành và Đô Lương.
- Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp ở nhiều trường THPT trên địa 
bàn tỉnh Nghệ An
5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm.
- Các giải pháp trong sáng kiến được thực nghiệm trong hai năm: năm học 2019- 
2020 và năm học 2020- 2021.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế.
- Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp.
- Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện.
 2 Các phương pháp như nghiên cứu sản phẩm học tập của HS, qua quan sát các hoạt 
động học, qua việc trả lời các câu hỏi vấn đáp và qua việc tự đánh giá kết quả học 
tập của HS
- Đối tượng tham gia ĐGTX rất đa dạng, bao gồm: GV đánh giá, HS tự đánh giá, 
HS đánh giá đồng đẳng, phụ huynh đánh giá và đoàn thể, cộng đồng đánh giá.
+Tự đánh giá: HS được tự liên hệ kết quả của nhiệm vụ mà các em thực hiện với 
mục tiêu đặt ra từ đầu, qua đó HS sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ cá 
nhân, biết cách nhìn lại quá trình học tập và tự phát hiện những điểm cần thay đổi 
để hoàn thiện bản thân.
+Đánh giá đồng đẳng: là quá trình các HS/nhóm HS đánh giá công việc, kết quả 
làm việc lẫn nhau. HS đánh giá lẫn nhau theo tiêu chí định sẵn.
- Đánh giá thường xuyên thường được thực hiện trên lớp học và thực hiện bằng 
một số phương pháp, kĩ thuật hỏi – đáp, thuyết trình, viết ngắn (trên giấy hoặc trên 
máy tính), thực hành, sản phẩm học tập.
+Quan sát hoạt động của học sinh trên lớp để thu thập thông tin về HS thông qua 
tri giác trực tiếp và ghi chép trung thực những hoạt động, hành vi, phản ứng, thái 
độ, sắc thái tình cảm, trong các tình huống cụ thể.
+Hỏi - đáp: nhằm thu thập thông tin về việc học tập từ đầu cho đến cuối giờ 
học. Mỗi câu hỏi có một chức năng nhất định như kiểm tra lại kiến thức đã học, 
phát hiện ra vấn đề mới, kết luận rút ra từ bài học, thu hút HS vào bài học,Khi 
HS trả lời cũng chính là lúc các em được rèn luyện và phát triển năng lực ngôn 
ngữ và giao tiếp. Các câu hỏi GV đưa ra cần rõ ràng, dễ hiểu.
+Nghiên cứu sản phẩm của HS: đó là các bài tập về nhà, bài tập ở lớp, bản kế 
hoạch làm việc, vở ghi bài, báo cáo thực hành, báo cáo thực địa, các dự án học 
tập, hồ sơ học tập, bài viết ngắn (trên giấy hoặc trên máy tính),hoặc phần trình 
thuyết trình kết quả là việc của HS.
 1.2.2.2. Đánh giá định kì
 Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học 
 tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS theo 
 chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo 
 dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
 Phương pháp đánh giá định kỳ có thể là kiểm tra viết trên giấy hoặc trên 
 máy tính; thực hành; vấn đáp, đánh giá thông qua sản phẩm học tập và thông 
 qua hồ sơ học tập Công cụ đánh giá định kỳ có thể là các câu hỏi, bài kiểm 
 tra, dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu.
1.2.3. Phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
1.2.3.1. Phương pháp kiểm tra viết
 Trong phương pháp kiểm tra viết thì có các dạng chủ yếu sau:
- Phương pháp kiểm tra dạng viết tự luận: Là phương pháp GV thiết kế câu hỏi, 
bài tập, HS xây dựng câu trả lời hoặc làm bài tập trên bài kiểm tra viết. Một bài
 4 học sinh nhằm đảm bảo tính chính xác và khách quan. Công cụ thường sử dụng 
trong phương pháp đánh giá sản phẩm học tập là bảng kiểm, thang đánh giá.
1.2.3.5.. Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, vở ghi chép của học sinh.
Việc đánh giá hồ sơ học tập được thực hiện ở 3 đối tượng:
+ Bản thân HS: Mô tả ngắn gọn nội dung trong hồ sơ, nêu rõ lí do chọn nội dung 
đó, nội dung nào đã học được, muc tiêu tương lai của mình và đánh giá tổng thể hồ 
sơ học tập của bản thân.
+ Bạn cùng lớp tham gia đánh giá hồ sơ, chỉ ra những điểm mạnh, những câu hỏi 
cho hồ sơ và đề xuất một số công việc tiếp theo cho bạn mình.
+ GV đánh giá hồ sơ học tập dựa trên chính các đánh giá của HS và bạn đọc. 
Các công cụ thường sử dụng trong phương pháp đánh giá hồ sơ học tập thường 
là bảng kiểm, thang đo, phiếu đánh giá theo tiêu chí.
1.3. Thực trạng đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng phát 
triển các phẩm chất, năng lực của học sinh
1.3.1. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới hình thức kiểm tra môn Địa lí lớp 10
– THPT theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực học sinh.
1.3.1.1 Kết quả điều tra từ giáo viên.
 Khi thực hiện khảo sát giáo viên chúng tôi đã phát 22 phiếu khảo sát giáo 
viên địa lí huyên Yên Thành, Đô Lương (mẫu phiếu tại phụ lục ), để GV trả lời, 
sau đó tôi tổng hợp và xử lí, kết quả như sau:
 Bảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng tại một số trường THPT tỉnh Nghệ An.
 Số 
 Tỉ lệ 
 TT Nội dung Mức độ lượng
 (%)
 1 Những hình thức kiểm tra đánh giá Kiểm tra viết 19/22 86.3
 mà GV đã thực hiện. Đánh giá sản phẩm học tập 3/22 13.7
 Đánh giá qua quan sát hoạt 0/22 0.0
 động học tập
 HS tự đánh giá, đánh giá đồng 0/22 0.0
 đẳng
 2 Sự cần thiết của đổi mới hình Rất cần thiết 21/22 95.4
 thức, phương pháp kiểm tra đánh Cần thiết 1/22 4.6
 giá HS. Không cần thiết 0/22 0.0
 3 Mục đích đổi mới hình thức, Hình thành kiến thức 1/22 4.5
 phương pháp kiểm tra đánh giá Luyện tập kĩ năng 9/22 40.9
 HS.. phát triển năng lực 12/22 54.6
 4 Những khó khăn khi đổi mới hình Kỹ năng tổ chức kiểm tra 3/22 13.6
 thức, phương pháp kiểm tra đánh Xây dựng hệ thống câu hỏi bài 6/22 27.2
 giá HS của GV. tập theo năng lực
 Xây dựng bộ công cụ đánh giá 13/22 59.2
 ( Nguồn: Kết quả xử lí phiếu điều tra giáo viên)
1.3.2.2. Kết quả điều tra từ học sinh.
 6 - Về y nghĩa đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá đối với học sinh có đến
 89.1 % HS khẳng định da đạng hóa các hình thức kiểm tra giúp các em không chỉ 
 nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng và phát triển các năng lực của bản 
 thân.
1.3.3. Vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết.
 Từ thực trạng trên đặt ra 2 vấn đề sau:
 - Giáo viên Địa lí cần phải xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập, xây 
 dựng công cụ đánh giá, ma trận và đề kiểm tra, hướng dẫn chấm theo các mức độ 
 năng lực trong kiểm tra đánh giá học sinh.
 - Giáo viên Địa lí cần phải đa dạng hóa hình thức và phương pháp kiểm tra 
 đánh giá học sinh trong môn Địa lí lớp 10.
 Để giải quyết vấn đề trên, tôi đề xuất các giải pháp sau.
 - Xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập, ma trận và đề kiểm tra, hướng dẫn 
 chấm đối với hình thức kiểm tra viết theo các mức độ năng lực trong kiểm tra 
 đánh giá học sinh.
 - Xây dựng bộ công cụ và thang đánh giá cho các phương pháp kiểm tra : quan sát 
 hoạt động của HS, đánh giá sản phẩm học tập, đánh giá hồ sơ học tập...
 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH
 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH 
 TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 10
 2.1. Xây dựng nội dung hệ thống câu hỏi và bài tập phục vụ kiểm tra đánh giá 
 theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh qua một số 
 chủ đề trong chương trình địa lí lớp 10 – THPT.
 2.1.1. Phương pháp xây dựng câu hỏi, bài tập theo định hướng PTNL trong 
 chương trình Địa lí lớp 10 – THPT
 2.1.1.1. Khái quát về chương trình Địa lý lớp 10 - THPT.
 - Chương trình Địa lý lớp 10 THPT gồm 2 phần: phần Địa lý tự nhiên và Địa lý 
 kinh tế xã hội cung cấp cho học sinh những kiến thức đại cương cơ bản vê các vấn 
 đề tự nhiên và kinh tế xã hội.
 - Phần Địa lý tự nhiên bao gồm các chủ đề sau: Tìm hiểu về Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời. 
 Trái Đất trong Hệ Mặt Trời và các hệ quả chuyển động của Trái Đất. Cấu trúc Trái 
 Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Tác động của nội lực và ngoại lực lên 
 địa hình bề mặt Trái Đất. Khí quyển. Nước và sự vận động của nước trên Trái Đất
 Thổ nhưỡng và sinh quyển. Các quy luật địa lý.
 - Phần địa lí kinh tế xã hội gồm các chủ đề sau: Địa lí dân cư, Cơ cấu nền kinh tế
 Địa lí nông nghiệp, Địa lí công nghiệp, Địa lí dịch vụ, môi trường và phát triển bền 
 vững
 2.1.1.2. Phương pháp xây dựng câu hỏi, bài tập theo định hướng PTNL trong 
 chương trình Địa lí lớp 10 – THPT
 8 Mức độ,
 Vận dụng 
 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
 cao
 Nội dung
Khái quát về Hiểu được khái quát 
Vũ Trụ, Hệ về Vũ Trụ, Hệ Mặt 
Mặt Trời Trời trong Vũ Trụ, 
trong Vũ Trái Đất trong Hệ 
Trụ, Trái Đất Mặt Trời.
trong Hệ Mặt 
Trời.
Nguyên nhân Trình bày được Giải thích được các Vận dụng được các Vận dụng 
và hệ quả của các hệ quả chủ hệ quả chuyển động hệ quả chuyển giải thích 
chuyển động yếu của chuyển tự quay xung quanh động trong thực tế hướng của 
tự quay xung động tự quay trục của Trái Đất qua hoàn lưu 
quanh trục quanh trục của các hình ảnh, mô khí quyển, 
của Trái Đất Trái Đất. hình. dòng biển
Nguyên nhân Nhận biết được Giải thích được các Vận dụng được các Giải thích 
và hệ quả khái niệm hệ quả chuyển động hệ quả về hiện được các 
chuyển dộng “chuyển động quay xung quanh tượng mùa, ngày hiện tượng 
quay xung biểu kiến”, “ Mặt Mặt Trời của Trái đêm dài ngắn theo mùa, ngày 
quanh Mặt trời lên thiên Đất qua các hình mùa và theo vĩ độ. đêm dài 
Trời của Trái đỉnh”. ảnh, mô hình. Liên hệ hiện tượng ngắn theo 
Đất Sử dụng các hình mùa và ngày đêm mùa và 
 vẽ để trình bày dài ngắn theo mùa theo vĩ độ 
 được các hệ quả ở Việt Nam. ở trong 
 chuyển động thực tế
 quay quanh Mặt 
 Trời của Trái Đất
 Định hướng năng lực được hình thành:
(1) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
(2) Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình ( mức 1,4)
- Xây dựng câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực.
* Câu hỏi mức độ nhận biết.
Câu hỏi 1: Ghép nối cột A với cột B thành các khái niệm: Dải Ngân hà, Thiên hà, 
Vũ Trụ
 A B
 1. Dải Ngân hà a. Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà
 2. Thiên hà b. Là thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó
 3. Vũ trụ c. Là tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ
Hướng dẫn trả lời
Mức đầy đủ: 1 nối với b; 2 nối với c; 3 nối với a.
Mức tương đối đầy đủ: Chỉ trả lời đúng 1-2 đáp án
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_hinh_thuc_kiem_tra_danh_gia_tr.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá trong chương trình địa lí lớp 10–THPT theo.pdf