Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai. Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hường * Mã sáng kiến: 18.52.02 VĨNH PHÚC, NĂM 2019 1 1. Lời giới thiệu Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học phải làm học sinh hoạt động một cách tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, phát huy được tính sáng tạo cao và rèn luyện kỹ năng. Giáo dục phổ thông trong cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá: Từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất người học; từ phương pháp dạy học truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường; từ đánh giá thông qua kết quả cuối kỳ sang đánh giá trong cả quá trình kết hợp đánh giá của giáo viên với học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, Theo tinh thần này, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập để phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào giải quyết các tình huống học tập và các tình huống thực tiễn, Tuy nhiên, đây là một phương pháp mới nên trong quá trình thực hiện hầu hết giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong thiết kế, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. Bản thân tôi đã áp dụng phương pháp dạy học này cho nhiều chủ đề và bước đầu được học sinh rất ủng hộ, hứng thú với phương pháp dạy học mới này, giúp các em thấy được một số ứng dụng thực tế của toán học, góp phần giúp các em thêm yêu môn toán. Trong bản sáng kiến này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của bản thân trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai – lớp 10 trung học phổ thông. 2. Tên sáng kiến Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai. 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Nguyễn Thị Hường - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn – Vĩnh phúc - Số điện thoại: 0982315320. E_mail: nguyenthihuong.gvsonglo@vinhphuc.edu.vn 3 Về kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh: Mỗi hoạt động học của học sinh phải thể hiện rõ mục đích, nội dung, kĩ thuật tổ chức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Phương thức hoạt động của học sinh thể hiện thông qua kĩ thuật học tích cực được sử dụng. Có nhiều kĩ thuật học tích cực khác nhau, mỗi kĩ thuật có mục tiêu rèn luyện kĩ năng khác nhau cho học sinh. Tuy nhiên dù sử dụng kĩ thuật tích cực nào thì việc tổ chức hoạt động học của học sinh đều phải thực hiện theo 4 bước sau: Bước 1 (Chuyển giao nhiệm vụ học tập): Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Bước 2 (Thực hiện nhiệm vụ học tập): Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên". Bước 3 (Báo cáo kết quả và thảo luận): Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. Bước 4 (Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập):Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. II. Biện pháp sư phạm thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh Để đổi mới dạy học, bài học nên được thiết kế và tổ chức theo các hoạt động cơ bản sau đây. 2.1. Hoạt động khởi động Mục đích là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Vì vậy, các câu hỏi, hay nhiệm vụ trong hoạt động khởi động là những câu hỏi, hay vấn đề mở, chưa cần HS phải có câu trả lời hoàn chỉnh. Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm tiếp cận, hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề. 2.2. Hoạt động hình thành kiến thức. 5 học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng, việc phân tích bài học được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau: Nội dung Tiêu chí Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH được sử dụng. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. Mức độ phù hợp của TBDH và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. Mức độ hợp lí của phương án KTĐG trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. 1. Kế hoạch và tài liệu dạy học Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. học cho học sinh Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, 2. Tổ chức hoạt động đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận sinh về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ 3. Hoạt động của học học tập của học sinh. Phần 2. Áp dụng trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai Phân phối thời gian: Thời gian Nội dung Tiết 1 Đồ thị của hàm số bậc hai Tiết 2 Chiều biến thiên của hàm số bậc hai Tiết 3 Luyện tập – vận dụng, mở rộng 7 5. Năng lực hợp tác: Các thành viên trong nhóm biết cùng nhau cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhóm. 6. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh biết sử dụng CNTT để tìm kiếm thông tin phục vụ bài học. 7. Năng lực tính toán: Học sinh tính toán nhanh và chính xác. III. Bảng mô tả các mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Học sinh hiểu và ghi - Học sinh lấy được ví - Tìm được hàm số - Vận dụng được nhớ được định nghĩa dụ về hàm số bậc hai bậc hai thỏa mãn điều kiến thức về hàm số hàm số bậc hai - Tìm được tọa độ đỉnh, kiện cho trước bậc hai trong giải - Học sinh nhận dạng trục đối xứng, hướng - Tìm được hàm số quyết các vấn đề được đồ thị hàm số bậc bề lõm của đồ thị hàm bậc hai nếu biết đồ thị thực tiễn cuộc sống hai số bậc hai. hoặc bảng biến thiên hoặc trong các môn học khác. - Vẽ được bảng biến thiên và đồ thị của hàm số bậc hai IV. Tổ chức các hoạt động dạy – học TIẾT 1. HÀM SỐ BẬC HAI A. Đồ thị của hàm số bậc hai 1. Hoạt động khởi động: a. Mục đích - Tạo sự tò mò, hứng thú cho học sinh về nghiên cứu ứng dụng của hàm số bậc hai trong thực tiễn. - Học sinh hình dung được đối tượng sẽ nghiên cứu trong bài và ứng dụng của nó. b. Nội dung, cách thức thực hiện - GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh parabol (đồ thị của hàm số bậc hai) trong thực tế sau đó đưa ra 2 bài toán thực tế để kích thích sự tò mò của học sinh, để các em thấy được ý nghĩa thực tế của bài học. GV giới thiệu: Trong đời sống hàng ngày chúng ta gặp những hình ảnh của đường parabol, như khi ta ngắm đài phun nước, hoặc chiêm ngưỡng cảnh bắn pháo hoa muôn màu. Nhiều công trình kiến trúc cũng được tạo dáng theo hình parabol, như cây cầu, vòm nhà, cổng ra vào, (chiếu hình ảnh) Hình ảnh chiếu trên máy chiếu: 9 Vòm nhà: Cổng hội chợ: Bài toán đo chiều cao của cổng parabol: Khi du lịch đến thành phố St Louis (Mĩ) ta sẽ thấy một cái cổng lớn dạng Parabol bề lõm quay xuống dưới. Đó là cổng Acxơ (hình vẽ). 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_dinh.pdf