Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp đọc - Hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ văn lớp 10 - Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp đọc - Hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ văn lớp 10 - Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp đọc - Hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ văn lớp 10 - Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực
MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu .......................................................................................................1 2. Tên sáng kiến ......................................................................................................3 3. Tác giả sáng kiến.................................................................................................3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ..................................................................................3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến...................................................................................3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng................................................................................3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến................................................................................3 7.1. Thực trạng................................................................................................3 7.2. Nội dung của sáng kiến............................................................................4 7.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến............................................................29 8. Những thông tin cần được bảo mật.....................................................................29 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.................................................29 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến ..........................................30 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 30 sáng kiến theo ý kiến của tác giả .......................................................................... 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 32 sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân .......................................................... 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến ........................32 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Văn học được coi là trò diễn bằng ngôn từ. Ngôn từ trong văn học được coi là một thứ ngôn từ đặc biệt, được chưng cất từ hiện thực ngôn ngữ của toàn dân. Đúng như Mai- a- cốp- xki từng viết: Hãy luyện đến hàng ngàn quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi. Nhờ sự nung chảy, cô đúc, gọt giũa hiện thực mà ngôn ngữ văn học có được tính hình tượng. Sau đặc tính hình tượng- đặc điểm có tính tiền tiêu ấy, ngôn ngữ văn học còn có tính chính xác và tính hệ thống (kiểu nghệ thuật), tính biểu cảm sinh động, tính hàm súc đa nghĩa, tính cá thể hóa cao Tuy nhiên, bằng ngôn ngữ, mỗi thể loại lại xây dựng hình tượng theo đặc trưng riêng- thường là hình tượng cảm xúc trong thơ ca và hình tượng nhân vật trong văn xuôi. Như vậy, ngôn ngữ trong văn học vừa được sử dụng như những tín hiệu thẩm mĩ, vừa là cái biểu đạt cho các tín hiệu thẩm mĩ. Đến lượt mình, tác phẩm văn học cũng chính là một tín hiệu thẩm mĩ. Điều đó khiến chúng ta cần có một cách nhìn mới về tác phẩm văn học, với tư cách là một hệ thống tín hiệu. Một tác phẩm văn chương đích thực không phải chỉ đem tới thông tin mà phải là một hệ thống tín hiệu, kích thích để bùng nổ thông tin. Ở đây cái lạ, cái thật, cái ảo, cái thực trong thế giới hình tượng nghệ thuật gợi mở ra bao nhiêu điều thú vị trong trường liên tưởng của người đọc. Tác phẩm chân chính đều là gan ruột của người nghệ sĩ. Việc ra đời một tác phẩm có lẽ mới chỉ là sự khởi đầu của mọi sự khởi đầu trong nghệ thuật. Bởi khi ra đời rồi mỗi một sáng tác còn có một sức sống độc lập tương đối (nằm ngoài ý muốn chủ quan của người nghệ sĩ). Về cấu trúc, tác phẩm văn học thường có nhiều tầng: tầng ngữ nghĩa, tầng hình dung tưởng tượng, tầng ý. Thực tế, không ít người dạy văn quá coi trọng ý của tác phẩm đến mức dạy thơ không cần thuộc, dạy truyện không cần kể mà chỉ nêu ý chính. Như vậy, môn Ngữ văn trong nhà trường được coi là môn học nhiều hơn là học một môn nghệ thuật đặc biệt. Quá trình dạy học văn dễ đi tới những thao tác máy móc, khuôn mẫu: Kiểm tra bài cũ; Giáo viên giảng, trò nghe, ghi chép; Củng cố, dặn dò. Hiệu quả một giờ học cuối cùng là có ý, đủ ý là được, một giờ dạy được công thức hóa để tiện cho kiểm tra, thi và chấm điểm. Khoa học hiện đại cho rằng: Đáp số của một bài toán là quan trọng. Nhưng quan trọng hơn cả đáp số là những con đường đi tới đáp số. Để đi đến một sự kích thích có hiệu quả, để người học có khát vọng đi tìm những con đường đi tới 1 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Xa - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thị Giang - Số điện thoại: 0977672332, E_mail: huongxa115@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hương Xa 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT, đặc biệt là ở phần văn học dân gian lớp 10. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/ 10/ 2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Thực trạng * Sách giáo khoa và chương trình ngữ văn THPT hiện hành Hiện nay, trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 có văn bản: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (6 bài) và văn bản ca dao hài hước (4 bài). Các văn bản này đang được dạy độc lập. Thời lượng dạy học đọc hiểu các văn bản như sau: - 2 tiết (Tiết 25, 26) cho bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Bài 1, 4, 6). - 2 tiết (Tiết 28, 29) cho bài ca dao hài hước (Chỉ dạy bài 1, 2); Đọc thêm: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu). * Tình hình dạy học ca dao trong nhà trường hiện nay - Phía người dạy + Bệnh công thức như: chủ đề, chia đoạn, phân tích ý 1, ý 2 tổng kết. + Khi phân tích quá thiên về nội dung, hoặc quá thiên về ngôn ngữ mà ít chú ý tới khoái cảm nghệ thuật. + Không chú ý tới tình huống cảm thụ nghệ thuật. + Người dạy nói nhiều, giảng nhiều, đưa câu hỏi tháo gỡ phát hiện nhiều hơn câu hỏi cảm thụ, chưa chú ý đến phát triển năng lực đọc hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại cho HS. - Phía người học + Chưa biết cách để phân tích, cảm nhận. + Sa đà vào học thuộc lòng, học vẹt, học theo những gì được hướng dẫn. + Thiếu sự sáng tạo, ít liên tưởng, tưởng tượng và rất kém khả năng liên hệ thực tế, bản thân nên khi thoát li những bài học trong sách giáo khoa thì khó có thể phân tích và hiểu thấu đáo bài ca dao khác. - Ngữ liệu để kiểm tra đánh giá sau các bài học này vẫn là những văn bản học sinh đã được học chính trong sách giáo khoa Điều này khiến cho việc dạy học của giáo viên khá vất vả và việc học của học sinh bị gián đoạn, đặc biệt sau khi học xong nhiều học sinh vẫn chưa hình thành được kĩ năng đọc hiểu văn bản ca dao. * Khắc phục Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đề xuất nhóm các văn bản ca dao thành một chuyên đề dạy học, góp phần hình thành kĩ năng đọc hiểu ca dao nói 3 a. Những bài ca dao than thân, yêu thương, tình dao được học. nghĩa - Cảm nhận được nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thủy chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ. - Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động. b. Những bài ca dao hài hước - Cảm nhận được tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh. - Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh trong các bài ca dao hài hước. Về Biết cách tìm kĩ hiểu một ca dao năng khác theo đặc trưng thể loại qua Biết cách đọc hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại. các phương diện: đề tài, chủ đề, nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ 7.2.1.2. Về năng lực, phẩm chất a. Năng lực * Năng lực chung (trong đọc hiểu văn bản) - NL giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra). - NL tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin. - NL hợp tác (phối hợp với các thành viên để giải quyết các câu hỏi, bài tập khó, sưu tầm tài liệu) - NL sáng tạo. - NL tự quản bản thân. * Năng lực chuyên biệt - NL giao tiếp tiếng Việt: biết trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về nội dung kiến thức được tìm hiểu; biết trao đổi thảo luận với GV, bạn bè. - NL thẩm mĩ (NL cảm thụ văn học). - NL tiếp nhận và tạo lập văn bản. b. Phẩm chất - Bồi dưỡng lòng cảm thông, chia sẻ với những thân phận bất hạnh trong cuộc sống. 5 tâm trạng của diện, phân tích và nhân vật trữ tình đánh giá thế giới trong bài ca dao. hình tượng của nhân vật trữ tình trong những bài ca dao khác cùng đề tài, thể loại. Phát hiện các chi Lí giải ý nghĩa, Đánh giá giá trị - Khái quát giá tiết, biện pháp tác dụng của các nghệ thuật của tác trị, đóng góp của nghệ thuật đặc biện pháp nghệ phẩm. văn học dân gian sắc (từ ngữ, biện thuật. đối với văn học pháp tu từ, câu viết. văn, hình ảnh, - Tự phát hiện và nhạc điệu, bút đánh giá giá trị pháp). nghệ thuật của các tác phẩm tương tự không có trong chương trình. Đọc diễn cảm. - Diễn xướng ca dao. - Viết bài bình. - Sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề. 7.2.3. Biên soạn câu hỏi/ bài tập/ nhiệm vụ học tập nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất của HS Các câu hỏi/ bài tập/ nhiệm vụ sẽ được GV sử dụng trong quá trình dạy học hoặc kiểm tra, đánh giá NL và phẩm chất của người học khi kết thúc chuyên đề. Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tên bài Ca dao - Nêu định - Phân tích ý - Tìm các bài - Phân biệt sắc than nghĩa về ca nghĩa của hình ca dao khác bắt thái ý nghĩa của thân, dao. ảnh so sánh đầu bằng mô các bài ca dao yêu - Ca dao được trong bài ca típ Thân em mở đầu bằng 7 gừng? Phân người yêu. tích ý nghĩa - Tìm một số biểu tượng và bài ca dao khác giá trị biểu cảm có hình ảnh của hình ảnh muối- gừng. này trong bài cao dao. Ca dao - Xác định - Trong bài ca - Chỉ ra nét - Qua hai bài ca hài hước chủ thể trữ dao số 1: kết riêng trong dao, em hiểu gì tình trong cấu của bài ca nghệ thuật trào về tâm hồn từng bài ca dao có gì đặc lộng của người người lao động? dao. biệt? bình dân? - Xác định các - Cách nói của biện pháp tu chàng trai và từ trong từng cô gái có gì đặc bài ca dao. biệt? - Từ đó, hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo? - Trong bài ca - Tìm các bài dao số 2: tiếng ca dao hài cười ở bài ca hước phê phán dao này có gì các thói hư tật khác với tiếng xấu khác của cười ở bài ca con người. dao số 1? - Trong bài ca dao số 2 tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội? 7.2.4. Tổ chức dạy học chuyên đề Một số lưu ý khi dạy học chuyên đề Trước hết, để tổ chức các HĐ học tập của HS khi dạy học chuyên đề Đọc hiểu ca dao Việt Nam, GV cần lưu ý một số vấn đề sau đây: * Dạy học đọc hiểu chuyên đề ca dao Việt Nam phải bám sát mục tiêu phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_doc_hieu_ca_dao_vi.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp đọc - hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ văn lớp 10 -.pdf