Sáng kiến kinh nghiệm Dùng kiến thức liên môn để xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học nội dung Giống vật nuôi, chương 2, Phần I, Công nghệ 10

doc 55 trang sk10 10/02/2025 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dùng kiến thức liên môn để xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học nội dung Giống vật nuôi, chương 2, Phần I, Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dùng kiến thức liên môn để xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học nội dung Giống vật nuôi, chương 2, Phần I, Công nghệ 10

Sáng kiến kinh nghiệm Dùng kiến thức liên môn để xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học nội dung Giống vật nuôi, chương 2, Phần I, Công nghệ 10
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu 
 Thế giới của chúng ta luôn vận động và phát triển. Một lẽ tất yếu là con người – chủ 
nhân của thế giới phải luôn vận động để bắt nhịp với sự thay đổi không ngừng đó. Con người 
phải được trang bị một kiến thức vững chắc để đáp ứng đòi hỏi của khoa học công nghệ. Và 
để có kiến thức, trẻ em phải đến trường, trường học là nơi hình thành những tri thức đầu tiên 
cho trẻ về tự nhiên, xã hội. Yêu cầu của xã hội về con người trong từng thời kì là khác nhau, 
nó luôn thay đổi theo xu hướng tiến bộ, hiện đại hóa.
 Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nay đối với các 
cơ sở đào tạo, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo nguồn lực cho sự 
phát triển xã hội. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì giải 
pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu vô cùng quan trọng hiện nay ở tất cả 
các cơ sở giáo dục.
 Tuy nhiên, không dễ thay đổi việc học từ “thụ động” sang việc học “tích cực” vì phần 
lớn người học và cả người dạy đã quen với phương pháp học truyền thống. Thói quen này đã 
ăn sâu vào tiềm thức và khó có thể phá bỏ ngay. Thêm vào đó phần lớn người học vẫn có xu 
hướng chống lại việc “đọc tài liệu trước khi lên lớp”, “tham gia thảo luận trên lớp” hay “tự 
đọc thêm ở nhà” một cách chủ động và tích cực. Đây chính là thách thức cho người dạy và 
người học muốn áp dụng phương pháp dạy học tích cực.
 Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu sáng kiến: “Dùng kiến thức liên môn để xây dựng và 
sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học nội dung Giống vật nuôi, chương 2, Phần I, Công 
nghệ 10” với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10.
2. Tên sáng kiến: Dùng kiến thức liên môn để xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong 
dạy học nội dung Giống vật nuôi, chương 2, Phần I, Công nghệ 10.
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Phan Thị Hằng
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn
 - Số điện thoại: 0978 864 307. 
 - E_mail: phanthihang.gvsonglo@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phan Thị Hằng
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 - Lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến: Môn Công nghệ lớp 10
 - Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học 
nội dung Giống vật nuôi, chương 2, Phần I, Công nghệ 10.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/9/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến: 
 Chương 1: CƠ SƠ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN
7.1.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
7.1.1.1. Trên thế giới
 Trong những năm cuối thế kì XX, lý thuyết graph (xuất phát của việc hình thành sơ đồ, 
bảng biểu) và các phương pháp nghiên cứu có liên quan đã thâm nhập một cách hữu cơ ở các 
 1 môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì 
có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. 
7.1.2.3. Hệ thống và hệ thống hóa kiến thức
 Theo Von Bertalanffy thì hệ thống là một tổng thể các phần tử có quan hệ tương tác 
với nhau. Còn theo định nghĩa của Miller thì hệ thống là tập hợp các yếu tố cùng với những 
mối quan hệ tương tác giữa chúng với nhau.
 Về khái cạnh triết học, khái niệm hệ thống được hiểu là một tổ hợp các yếu tố cấu trúc 
liên quan chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể, trong đó mối quan hệ qua lại biện chứng 
giữa các yếu tố cấu trúc đã làm cho đối tượng trở thành một chỉnh thể trọn vẹn, và đến lượt 
mình, khi nằm trong mối quan hệ qua lại đó, chúng lại tạo nên những thuộc tính mới.
7.1.2.4. Phương tiện trực quan
 Phương tiện trực quan là tất cả các đối tượng nghiên cứu, được tri giác trực tiếp nhờ 
các giác quan. Các phương tiện trực quan là công cụ giúp giáo viên truyền đạt thông tin đến 
người học một cách tốt nhất, làm tăng hiệu quả và năng suất lao động của giáo viên và học 
sinh, thể hiện ở sự rút ngắn thời gian giảng dạy, học tập cũng như làm thay đổi phong cách tư 
duy và hành động của con người trong xã hội hiện đại. Mặt khác nó còn tạo điều kiện nâng 
cao hứng thú nhận thức, gây được cảm tình và sự chú ý của học sinh, phát huy được nhiều 
giác quan của học sinh.
 Học sinh thường ít chú ý đến sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ trong sách giáo khoa, các em sẽ 
không đi sâu vào nội dung của nó chừng nào mà giáo viên không đặt ra những câu hỏi yêu 
cầu phải chú ý đến sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ. Nếu giáo viên thiết kế được các phương tiện 
trực quan thì sẽ thu hút được sự chú ý của cả lớp hơn.
 Để nâng cao hiệu quả khi sử dụng phương tiện trực quan, người giáo viên cần sử dụng 
phương tiện trực quan đúng lúc, đúng chỗ, tức trình bày đúng khi nội dung và phương pháp 
dạy học cần đến, lúc học sinh mong muốn được quan sát. Khi sử dụng xong phải cất dấu hợp 
lí, tránh làm cho học sinh phân tán sự chú ý. Phải áp dụng các phương tiện trực quan một 
cách hệ thống, đa dạng hóa hình thức, xét đến khả năng áp dụng chúng một cách đồng bộ. Có 
như vậy mới thu hút được sự chú ý của học sinh, lôi cuốn học sinh vào điều mới lạ.
7.1.3. Cơ sở lý luận của đề tài
7.1.3.1. Khái niệm về sơ đồ, bảng biểu
7.1.3.1.1. Khái niệm về sơ đồ, sơ đồ hóa
 - Sơ đồ là hình vẽ quy ước, sơ lược, nhằm mô tả một đặc trưng nào đó của sự vật hiện 
tượng hay một mối quan hệ, một quá trình nào đó (Từ điển Giáo dục, NXB Thanh Hóa 1998).
 - Sơ đồ hóa là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ. Ngôn ngữ 
sơ đồ được thể hiện bằng các loại sơ đồ đầy đủ, sơ đồ khuyết thiếu, sơ đồ câm, sơ đồ bất hợp lí.
7.1.3.1.2. Khái niệm về bảng biểu
 Bảng biểu là một công cụ để diễn đạt nội dung và giúp chúng ta khảo sát sự vật hiện 
tượng bằng cách tiếp cận hệ thống.
 3 7.1.3.3. Vai trò của sơ đồ, bảng biểu
7.1.3.3.1. Vai trò của sơ đồ, bảng biểu trong việc dạy của giáo viên
 Trong dạy học, kênh chuyển tải thông tin là một trong những yếu tố rất quan trọng góp 
phần quyết định số lượng và chất lượng thông tin. Có nhiều loại kênh chuyển tải thông tin 
khác nhau, lựa chọn sử dụng kênh nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của tri thức và đặc 
trưng của từng môn học.
 Đối với môn Công nghệ 10 – là một môn học mang tính kĩ thuật tổng hợp, tích hợp 
công nghệ và giáo dục môi trường để giải quyết các vấn đề giữa sản xuất nông, lâm, ngư 
nghiệp, bảo quản chế biến và quản trị kinh doanh...thì kênh sơ đồ, bảng biểu là một trong 
những kênh có ưu thế, thể hiện [11]:
 + Ngôn ngữ sơ đồ, bảng biểu vừa cụ thể, trực quan, chi tiết, lại vừa có tính khái quát, 
trừu tượng và hệ thống cao. Sơ đồ, bảng biểu cho phép tiếp cận với nội dung kiến thức bằng 
con đường logic tổng – phân – hợp, tức là cùng một lúc vừa phân tích đối tượng nhận thức 
thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành, vừa tổng hợp, hệ thống hóa các sự kiện, các yếu tố đó 
thành một chỉnh thể thống nhất thuận lợi cho việc khái quát hóa hình thành khái niệm khoa 
học – sản phẩm của tư duy lí thuyết.
 + Sơ đồ, bảng biểu cho phép phản ánh trực quan cùng một lúc mặt tĩnh và mặt động 
của sự vật, hiện tượng theo không gian, thời gian.
 Trong dạy học phần giống vật nuôi (bài 22 đến bài 27, chương 2, phần một, môn Công 
nghệ 10 thì ưu việt này được khai thác một cách thuận lợi. Mặt tĩnh thường phản ánh yếu tố 
cấu trúc, mặt động phản ánh hoạt động – chức năng của cấu trúc đó. Như vậy, sơ đồ hóa, 
bảng biểu hóa nội dung kiến thức là hình thức diễn đạt tối ưu các thông tin về mối quan hệ 
giữa các yếu tố cấu trúc, giữa các chức năng, giữa cấu trúc với chức năng của đối tượng 
nghiện cứu.
 + Ngoài ý nghĩa dạy học to lớn như đã phân tích ở trên, sơ đồ, bảng biểu còn là hình 
thức diễn đạt nội dung dạy học – một hình thức diễn đạt có hình ảnh trực quan. Việc trực 
quan hóa các nội dung khoa học là không đơn giản, vì khi đó mỗi biểu tượng “vật chất hóa” 
được dùng đã là kết quả của quá trình gia công trí tuệ bằng các thao tác trừu tượng, khái quát 
hóa và hệ thống hóa. Do đó diễn đạt nội dung bằng công cụ “ngôn ngữ sơ đồ, bảng biểu” là 
chỉ tiêu hết sức quan trọng cho phép qua đó đánh giá ở mức độ cao sự thông hiểu nội dung 
khoa học của chủ thể nhận thức.
 + So với các hình thức ngôn ngữ khác như ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ 
“điệu bộ”, ngôn ngữ ký hiệu, thì ngôn ngữ sơ đồ, bảng biểu có ưu việt rất lớn trong việc diễn 
đạt nội dung, ý tưởng về một sự vật, hiện tượng nào đó. Ngôn ngữ sơ đồ, bảng biểu cho phép 
tiết kiệm ký hiệu, vì mỗi ký hiệu dồn nén được nhiều nội dung thông tin, trực quan hóa nội 
dung, diễn đạt được nhiều loại nội dung (sự kiện, hiện tượng, quy luật, quan hệ...). Vì thế 
trong dạy học nó còn thêm những ưu việt hết sức quan trọng là: Giúp tiết kiệm thời gian cung 
cấp thông tin trên lớp, tổ chức cho học sinh chuyển hóa các hình thức diễn đạt nội dung giáo 
 5 Về khía cạnh triết học, khái niệm hệ thống được hiểu là một tổ hợp các yếu tố cấu trúc 
có liên quan chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể, trong đó mối quan hệ qua lại giữa các yếu 
tố cấu trúc đã làm cho đối tượng trở thành một chỉnh thể trọn vẹn và đến lượt mình khi nằm 
trong mối quan hệ qua lại đó chúng lại tạo nên những thuộc tính mới. Các thuộc tính này 
không có ở các yếu tố đứng riêng lẻ.
7.1.3.4.2. Cơ sở toán học
 Việc xây dựng sơ đồ, bảng biểu xuất phát từ lý thuyết graph. Lý thuyết graph là một 
chuyên ngành của toán học được khai sinh từ năm 1736, lúc đầu lý thuyết graph chỉ được 
nghiên cứu nhằm giải quyết những bài toán của tính chất giải trí. Từ những năm cuối thế kỷ 
XX trở đi những nghiên cứu về vận dụng lý thuyết graph bắt đầu có những bước nhảy vọt 
ngày càng phong phú, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của các ngành khoa học.
 Dựa vào lý thuyết graph toán học, bao gồm các khái niệm, định lý và nguyên tắc của 
graph toán học thuộc 4 vấn đề sau: Một số khái niệm cơ bản về graph có hướng, các bài toán 
về đường đi (chu trình), khảo sát về cây, bài toán về con đường ngắn nhất.
 Xuất phát từ khái niệm toán học thì sơ đồ bao gồm một tập hợp điểm (gọi là đỉnh) của 
sơ đồ cùng với một tập hợp đoạn thẳng hay đường cong (gọi là cạnh) của sơ đồ. Mỗi cạnh nối 
với hai điểm khác nhau và hai điểm khác nhau được nối nhiều nhất là một cạnh. Do đó sơ đồ 
bao gồm một tập hợp các điểm gọi là đỉnh, một tập hợp đoạn thẳng hay đường cong gọi là 
cung (cạnh). Các cạnh của sơ đồ thẳng hay cong, dài hay ngắn, các đỉnh ở vị trí nào đều 
không quan trọng, cơ bản là sơ đồ có bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh và đỉnh nào đối với tỉnh 
nào.
7.1.3.4.3. Cơ sở tâm lý học nhận thức
 Mục đích của quá trình nhận thức của con người là hình thành tri thức, trí thức là 
những thông tin đã được xử lý qua nhận thức, biến thành hiểu biết đưa vào bộ nhớ của con 
người và có mối quan hệ với kiến thức đã học.
 Về mặt tâm lý học, quá trình nhận thức gồm hai giai đoạn: nhận thức cảm tính: đòi hỏi 
các kỹ năng quan sá,t chú ý, ghi nhớ, nhận thức lý tính: tức là tư duy trừu tượng đòi hỏi các 
kỹ năng so sánh phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, hệ thống hóa. 
Những kỹ năng này là cần thiết để thực hiện có hiệu quả quá trình nhận thức và bản chất là 
thu thập, xử lý, lưu trữ, sử dụng các thông tin.
 Trong quá trình dạy học, hoạt động học tập của học sinh là quá trình tiếp cận thông 
tin, tri thức khoa học để hình thành tri thức cá nhân. Những thông tin được giới thiệu được 
học sinh thu thập, xử lý, lưu trữ bằng kỹ năng phân tích, khái quát tư duy trừu tượng, mô hình 
hóa các thông tin để ghi nhớ các thông tin.
 Ứng dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học thực chất là hoạt động mô hình hóa, tạo ra 
những đối tượng nhân tạo tương tự về mặt nào đó với đối tượng hiện thực để tiện cho việc 
nghiên cứu, học tập, chiếm lĩnh kiến thức.
7.1.3.4.4. Cơ sở lý luận dạy học 
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_dung_kien_thuc_lien_mon_de_xay_dung_va.doc
  • docBìa Sáng kiến kinh nghiệm Dùng kiến thức liên môn để xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy.doc
  • docĐơn đề nghị Sáng kiến kinh nghiệm Dùng kiến thức liên môn để xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu tr.doc
  • docPhụ lục Sáng kiến kinh nghiệm Dùng kiến thức liên môn để xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong.doc