Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp ở Trung tâm GDNN - GDTX Hoằng Hóa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp ở Trung tâm GDNN - GDTX Hoằng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp ở Trung tâm GDNN - GDTX Hoằng Hóa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRUNG TÂM GDNN – GDTX HOẰNG HÓA Người thực hiện: Vũ Thị Tùng Chức vụ: Tổ Phó tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp Đơn vị công tác: Trung tâm GDNN – GDTX Hoằng Hóa SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm THANH HOÁ, NĂM 2021 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GVCN: Giáo viên chủ nhiệm HS: học sinh TN: Thanh niên GVBM: giáo viên bộ môn BGĐ: ban giám đốc BQLHS: ban quản lý học sinh SKKN: sáng kiến kinh nghiệm PHHS: phụ huynh học sinh GDNN – GDTX: giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên GDTX: giáo dục thường xuyên. I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài “Tôi tin rằng, giáo viên là bộ phận quan trọng nhất kiến tạo cuộc sống và có trách nhiệm cao cả nhất của toàn xã hội bởi vì nỗ lực của họ ảnh hưởng đến vận mệnh của cả nhân loại” (Khuyết danh). Ngoài công việc giảng dạy, thì giáo viên còn đảm nhận một nhiệm vụ trọng trách hết sức cao cả đó là việc quản lý, tổ chức và hình thành nhân cách cho HS thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của HS dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. Cho nên công tác chủ nhiệm lớp thường vẫn được coi là vừa “khó”, lại vừa “khổ”. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp không đơn thuần quản lý học sinh mà phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn (GVBM), ban quản lý học sinh (BQLHS) trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh để quản lý theo dõi việc học tập, tinh thần thực hiện nội quy của nhà trường cũng như việc rèn luyện đạo đức của các em là hết sức cần thiết. Nhất là trong tình hình hiện nay Đất nước đang chuyển mình vào xu thế hội nhập toàn cầu, nền khoa học công nghệ phát triển, đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh (HS) là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài. Song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người”. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. “Tiên học lễ – hậu học văn” chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh lớp 10 chưa ý thức được mục đích của việc học cũng như thái độ ứng xử trong giao tiếp với gia đình, nhà trường và xã hội. Cho nên vấn đề tu dưỡng và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả thầy cô giáo, đặc biệt là người giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Trong công tác chủ nhiệm lớp vẫn còn đâu đó có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng được giao, để cho HS tự do hư đốn, hoặc một số GVCN lớp có tính tình nóng nảy, thô bạo hoặc còn tồn tại chuyện HS có những lời lẽ thiếu tôn trọng đối với thầy (cô) giáo chủ nhiệm của mình. Đặc biệt, với môi trường GDTX, đối tượng HS hạn chế về năng lực, phẩm chất đạo đức, phần lớn thiếu sự quan tâm của gia đình, luôn đối diện với định kiến xã hội “HS bổ túc ấy mà” thì GVCN luôn là linh hồn, là người tạo cho HS niềm tin và hy vọng vào tương lai phía trước. Vì thế để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, tổ chức giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho đối tượng học sinh GDTX ở lớp chủ nhiệm là hết sức cần thiết, quan trọng – quan trọng hơn cả việc truyền đạt kiến thức chuyên môn, cho nên tôi quyết định chọn đề tài “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRUNG TÂM GDNN-GDTX HOẰNG HÓA” với mục tiêu nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lý, giáo dục đạo đức với lý 1 ngoan, chăm học, cũng rất khó khăn. * Khó khăn - Có nhiều học sinh cá biệt, tinh thần học tập, ý thức rèn luyện đạo đức chưa cao, còn thụ động và phó mặc không tham gia các phong trào của lớp như em Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Trung Hiếu, Trần Quang Duy. - Đa số HS hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện hộ cận nghèo và hộ nghèo như các em: Nguyễn Viết Cường, Cao Thị Thùy Ngân - Một số học sinh nhà ở xa trường học – 20km: Hoàng Huy Bảo, Nguyễn Văn Quốc Đại.. - Một số học sinh thiếu thốn tình cảm chỉ ở với mẹ hoặc bố cũng như một số gia đình lo làm ăn xa không có thời gian quan tâm chăm sóc cho các con. - Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhiều tiệm internet, quán game online mọc lên ngày càng nhiều, nếu các em không nhận thức đúng sẽ dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội. - Một số phụ huynh chưa có trách nhiệm cao, còn phó thác con em cho GVCN. * Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao kịp thời của BGĐ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học. - Giữa GVCN, phụ huynh học sinh luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục cho các em. - Công nghệ thông tin phát triển, nên hầu hết phụ huynh học sinh đều có số điện thoại riêng, sự liên lạc giữa gia đình nhà trường và giáo viên chủ nhiệm dễ dàng hơn. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Điều đầu tiên GVCN lớp phải tìm hiểu và nắm vững học sinh về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp; Thứ hai là phải cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các GVBM, đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội liên quan trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm; Thứ ba là phải nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỹ luật HS, đề nghị HS được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; Thứ tư là phải báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với BGĐ. Nắm danh sách lớp, xếp tên học sinh theo thứ tự A, B, C GVCN tiến hành cho HS viết lý lịch đầu năm cần chính xác (phụ lục 1). Dựa trên cơ sở đó, GVCN cần phải chú ý đến: Các em thuộc diện HS nghèo hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các em có hoàn cảnh mồ côi, hoăc diện gia đình HS không hạnh phúc: Cha, mẹ li dị, sống ly thân Đây là các em cần được quan tâm nhiều hơn. Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, phân theo từng khu vực. Làm rõ một số chức năng và nhiệm vụ cơ bản của GVCN để thực hiện công tác quản lý HS một cách hiệu quả nhất. - Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với HS, khuyến khích 3 bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận. - Bí thư: Lê Khả Đạt. Nhiệm vụ: Là người đại diện cho lớp nhận các văn bản, công văn từ Đoàn cấp trên (Đoàn trường), triển khai các nội qui, qui định của Đoàn trường cho lớp, và là người ghi nhận xét đánh giá đoàn viên thanh niên. - Lớp trưởng: Lê Thị Quỳnh Liên. Nhiệm vụ: là người đại diện cho lớp nhận các thông báo, lịch học,phổ biến cho lớp, quản lý tình hình chung của lớp, quản lý sổ đầu bài. Giải quyết các tình hình trong lớp khi không có GVCN, là người trực tiếp tham mưu, đại diện cho lớp đề xuất với GVCN các hoạt động phong trào thi đua do trường lớp tổ chức. Báo cáo khẩn cấp tình hình lớp với GVCN. Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp. - Lớp phó học tập: Lê Bá Thắng. Nhiệm vụ hỗ trợ lớp trưởng trong việc quản lý nhiệm vụ học tập của các thành viên trong lớp. Tra bài các bạn 15 phút đầu giờ. Nhắc các bạn học yếu môn nào thì gặp trực tiếp ban cán sự bộ môn đó để giúp đỡ. Giải quyết các vần đề liên quan với lớp khi không có lớp trưởng. - Lớp phó lao động: Đặng Quốc Dũng. Làm nhiệm vụ quản lý và phân các tổ trực và bảo quản các dụng cụ đúng theo quy định, nhắc các bạn giữ gìn vệ sinh chung trong, ngoài phòng học xanh sạch đẹp. Nhận thông báo lao động, phân công các tổ đem dụng cụ đúng theo quy định khi nhà trường yêu cầu. - Lớp phó văn thể mỹ: Hoàng Thị Thúy Hiền. Tập cho các bạn trong lớp hát đúng quốc ca và các bài hát do đoàn trường qui định Tổ chức cho các bạn tham gia các phong trào văn hoá văn nghệ do lớp và nhà trường tổ chức. - Lớp phó trật tự: Lê Đình Thắng. Giữ trật tự trong lớp học, giữ lớp có trật tự trong các hoạt động do trường, lớp tổ chức. Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm khi có chuyện đột xuất. - Thủ quỹ: Lê Thị Nhung . Làm nhiệm vụ: thu, chi, mua sắm các trang thiết bị cho lớp phải thông qua GVCN và tập thể lớp, đồng thời công khai minh bạch hàng tuần trước tập thể lớp trong giờ sinh hoạt. 2.3.6. Cán sự bộ môn Sau khi có kết quả điểm trung bình của tháng đầu tiên, GVCN chọn ra những em có thế mạnh các môn học nào sẽ làm ban cán sự của bộ môn đó để hổ trợ các bạn yếu hơn. STT Môn học Họ và tên cán sự Những thay đổi Ghi chú 1 Toán Nguyễn Xuân Thắng 2 Vật lý Đặng Ngọc Lân 3 Hoá học Nguyễn Văn Quốc Đại 4 Sinh học Nguyễn Văn Vương 5 Ngữ Văn Cao Thị Thùy Ngân 6 Lịch sử Nguyễn Yến Nhi 7 Địa Lý Lê Khả Đạt Theo dõi tình hình học tập của từng giờ học để báo cáo kịp thời đến GVCN. Đồng thời giúp đỡ các bạn yếu học tốt hơn các môn mà mình phụ trách. 5 2.3.13. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm Tổ chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó là chìa khóa mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hội nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn. Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành một số công việc sau: - Viết giấy mời và nhờ học sinh gởi về phụ huynh. Yêu cầu các em nhắc nhở phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ, đúng địa điểm trong thơ mời. - Tổ chức phiên họp: Trang trí phòng họp, ghi bảng chào mừng, văn nghệ - Giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành một số nội dung sau: + Điểm danh: Giáo viên chủ nhiệm thu lại giấy mời từ phụ huynh(đây là biện pháp điểm danh và tiện lợi nhất cho GVCN). Cho phụ huynh kí tên vào danh sách đại diện cho từng em theo danh sách tên HS của lớp, Phụ huynh ghi địa chỉ hoặc số điện thoại để liện lạc nhanh nhất, trong các trường hợp cần thiết. Lưu ý cho các phụ huynh chữ ký là minh chứng cho việc ký xin phép cho con em vắng học khi cần thiết. + Tiết mục văn nghệ ( lớp phó văn thể chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ) + Tuyên bố lý do: Với cơ chế thị trường hiện nay làm thay đổi bộ mặt của đất nước về kinh tế cũng không ít có sự tác động tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức của con người mà trong đó có cả học sinh chúng ta. Vâng, trên thực tế cho thấy các em ở lứa tuổi 15–16 có những thay đổi về tâm sinh lý, thích bắt chước, đua đòi, thích chơi hơn là học và cũng dễ bị lôi kéo trước những cám dỗ của bạn bè xấu. Trước tình hình chung như vậy, nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm lo lắng cho con em mình. Đây cũng là nỗi băn khoăn, trăn trở của mọi người Thầy từ các cấp trong Trung tâm. Cho nên việc tổ chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó là chìa khóa mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hội nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn. - Giới thiệu thành phần tham dự của cuộc hợp - Phổ biến bằng văn bản quy định về: + Nội quy trường. + Những thuận lợi và khó khăn của lớp. + Thông báo các khoản thu đầu năm. + Phổ biến về nội quy của trường của lớp. Xin ý kiến đóng góp của quý phụ huynh biểu quyết để thống nhất thực hiện. + Thông qua các bậc phụ huynh, GVCN tìm hiểu và thu thập thêm một số thông tin về từng đối tượng HS về tính cách, sở thích, các hoạt động ở nhà của các em nhằm có cách cư xử hợp lý đối với từng cá nhân. Để có những kiến nghị thỏa đáng về tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh và ngược lại những thông tin liên lạc cần thiết từ nhà trường gởi đến phụ huynh. + Đề cử 3 phụ huynh vào ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp tham gia phiên họp phụ huynh của trường. Anh: Lê Đình Thịnh - Trưởng ban Anh: Nguyễn Xuân Phương - Phó ban Chị: Lê Thị Tuyết - Thành viên 7
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_trong_co.docx