Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp xây dựng động cơ học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh lớp 10 ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang qua công tác chủ nhiệm
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp xây dựng động cơ học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh lớp 10 ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang qua công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp xây dựng động cơ học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh lớp 10 ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang qua công tác chủ nhiệm

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PT DTNT THPT AN GIANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Châu Đốc, ngày 6 tháng 03 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kĩ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ tên: Ngô Thị Hạnh; Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 20/11/1986 - Nơi thường trú: khóm Châu Thới 1, phường Châu Phú B, TP Châu Đốc, An Giang - Đơn vị công tác: PT DTNT THPT AN GIANG, Châu Đốc, An Giang - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy bộ môn Ngữ văn. II - Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Tình hình đơn vị Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang (xưa là trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang) là ngôi trường thành lập lâu đời và có bề dày lịch sử trong công tác giảng dạy. Hiện nay, trường tọa lạc tại Khóm Châu Thới 1, Phường Châu Phú B, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một ngôi trường mới xây dựng trong thời gian gần đây, được xem là ngôi trường có diện tích lớn nhất và đẹp nhất của tỉnh. Cơ sở vật chất của trường được trang bị hiện đại, đầy đủ phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của gần 500 học sinh con em người dân tộc. Trong điều kiện thực tế đó, hằng năm, trường đào tạo những học sinh là con em của người dân tộc (Khmer, Chăm, Thái..) ở tại địa phương và kết quả đậu tốt nghiệp, Đại học – Cao đẳng tăng dần qua các năm. Đáng tự hào nhất là trong 7 năm liền, từ 2012 đến 2018, trường có tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp Phổ thông 100%. Số học sinh đậu vào các trường Đại học – Cao đẳng cũng giao động từ 60 – 80% trở lên. Chất lượng giáo dục của trường càng được củng cố và giữ vững trong những năm qua. Niềm tin của các phụ huynh dành cho nhà trường ngày càng nâng lên. Đó cũng là nguồn động lực lớn cho tập thể sư phạm trường càng nỗ lực và phấn đấu trong công tác giảng dạy cũng như trong việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với xu thế mới của xã hội. 2. Tên sáng kiến: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT AN GIANG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM. Trang 1 do trong sinh hoạt, không chịu sự quản thúc của gia đình mà còn được học bỗng. Khi làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy tại trường, tôi gặp không ít những em có tư tưởng và thái độ học tập như thế, thật sự lúc đó bản thân rất lúng túng không biết xử lý tình huống đó như thế nào? Thấy được thực trạng trên, tôi là một giáo viên chủ nhiệm đầu khối cũng không khỏi trăn trở trong công tác quản lý lớp chủ nhiệm. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng là do các em chưa có động cơ phấn đấu trong học tập hoặc có động cơ nhưng chưa thật sự phù hợp với bản thân. Từ đó, tôi tự tìm tòi và trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp để tìm ra giải pháp phù hợp nhất. Tôi thiết nghĩ việc xây dựng động cơ và mục tiêu phấn cho học sinh trong môi trường nội trú là cần thiết. Nó góp phần ổn định nề nếp chung cho nhà trường mà còn đảm bảo hiệu quả, chất lượng đào tạo. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến. Hiện nay, con người của thời đại mới là con người bản lĩnh, sáng tạo, con người đó góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng thành công xã hội Xã hội Chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo dục Việt Nam không ngừng đổi mới, hoàn thiện trong mọi lĩnh vực, trong đó có mục tiêu giáo dục phổ thông. Để cụ thể hóa mục tiêu chung, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo mạnh dạn đổi mới nội dung và hình thức thi cử, đánh giá đối với cấp học Trung học Phổ thông. Có thể nói, đây là bước ngoặt quan trọng nằm trong lộ trình đổi mới toàn diện và căn bản hệ thống giáo dục phổ thông của chúng ta trong thời đại mới. Như vậy, mục tiêu chung của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là tập trung ở hai nhiệm vụ: trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, trong đó kỹ năng tự học, tự nghiên cứu là phương pháp tốt nhất. Nhưng để các em tự giác, đam mê học tập nghiên cứu thì phải có động cơ và mục tiêu phấn đấu rõ ràng.Từ đó, chúng ta mới có được đội ngũ lao động “năng động, sáng tạo” đáp ứng cho nhu cầu của xã hội trong thời đại mới. Bên cạnh đó, nếu các giáo viên bộ môn có nhiệm vụ thông qua dạy chữ để dạy người, thì ngược lại giáo viên chủ nhiệm lại thông qua việc dạy các em làm người tốt để học chữ tốt. Chúng ta thừa biết con người làm chủ tương lai trong sự hòa nhập với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, ngoan ngoãn giản đơn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là con người biết làm chủ mình, ra lệnh cho mình, làm theo ý mình sao cho nhanh nhạy, chủ động, phù hợp nhất với lợi ích cộng đồng. Một lớp người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo ra cơ hội để các em được tập dượt, rèn luyện tính tự giác, tự học, năng động, sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Vì thế, công tác chủ nhiệm chúng ta cần phải đổi mới, phải thực sự lấy học trò làm trung tâm, phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự nghiên cứu. Nhưng để có được như thế thì các em phải xác định chính xác động cơ học tập và mục tiêu phấn đấu của bản thân. Do đó ta thấy rằng việc xác định động cơ học và mục tiêu phấn đấu là khâu cơ bản và có tầm quan trọng đối với mỗi cá Trang 3 rèn luyện đạo đức thì việc xây dựng động cơ và mục tiêu phấn đấu cho học sinh là cần thiết. Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp xây dựng động cơ học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh lớp 10 ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang qua công tác chủ nhiệm”. Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi hy vọng góp một phần nhỏ vào nguồn tài liệu tham khảo cho các thầy cô đang thực hiện công tác quản lý lớp chủ nhiệm tại trường. 3. Nội dung sáng kiến. 3.1. Cơ sở lí luận. - Khái niệm động cơ học tập: Động cơ trong tiếng Latin là Motif, có nghĩa là nguyên nhân thúc đẩy con người hành động. Nguyên nhân này nằm bên trong chủ thể có thể xuất phát từ nhu cầu sinh lý hay tâm lý. Theo từ điển Tiếng Việt: “Động cơ là những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn liền với những nhu cầu”. Vậy với ý nghĩa chung nhất, ta có thể suy ra "Động cơ học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập liên tục của người học nhằm đạt kết quả về nhận thức, phát triển nhân cách và hướng tới mục đích học tập đã đề ra" - Tác dụng của việc xây dựng động cơ học tập: Hình thành động cơ học tập đúng đắn sẽ tạo nguồn để xây dựng thái độ học tập tự giác, tích cực hướng đến mục đích học tập. Việc hình thành động cơ học tập đúng đắn đồng nghĩa với việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Trong giảng dạy, giáo dục, sinh hoạt, thầy, cô tổ chức cho học sinh tự phát hiện ra cái mới, có những trải nghiệm tốt đẹp trong cuộc sống. Học tập dần dần trở thành nhu cầu, niềm vui không thể thiếu của học sinh. Qua đó, động cơ học tập bắt đầu định hướng cho các hoạt động khác. Động cơ học tập là động lực thúc đẩy cho học sinh vượt qua khó khăn, nghịch cảnh trong học tập. 3.2. Cơ sở thực tiễn Trong thực tế, động cơ mang tính tiêu cực hay tích cực, nó đều có thể thúc đẩy học sinh đạt kết quả học tập. Học để hiểu biết, học để làm người, học để thỏa mãn ghen ghét, ganh tỵ, học để khen thưởng, học vì cha mẹ, ông bà, học vì tiền thì các động cơ này vẫn có thể thúc đẩy học sinh học tập tích cực nhưng dĩ nhiên là nhân cách khác nhau. Vì vậy, học sinh cần quan tâm chọn lựa để hình thành, phát triển cho mình những động cơ tích cực, đúng đắn, loại bỏ những động cơ tiêu cực. Trong hoạt động học tập, học sinh sẽ chịu nhiều tác động từ nhà trường, gia đình, xã hội và hình thành nhiều loại động cơ học tập khác nhau. Mỗi học sinh sẽ dần hình thành, sắp xếp cho mình thứ bậc các động cơ, động cơ nào là ưu thế, cốt lõi, động cơ nào là thứ yếu, phụ thuộc. Tùy đặc điểm tâm lý, môi trường sống, nhận thức của mỗi học sinh, thầy, Trang 5 Bước 2: Xây dựng đội ngũ cán sự lớp với tinh thần trách nhiệm cao. Giáo viên chủ nhiệm cần chú trọng khâu xây dựng cán sự lớp. Vì cán sự lớp là những hạt nhân giúp giáo viên chủ nhiệm điều hành lớp trong phạm vi quyền hạn của lớp. Do vậy, ta cần tập trung lựa chọn những học sinh có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu, trung thực, mạnh dạn, nhiệt tình. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện có những học sinh không đầy đủ năng lực thì giáo viên sẽ bãi nhiệm và bổ sung các học sinh khác có năng lực. Ban cán sự lớp gồm có: 1 lớp trưởng (kiêm bí thư chi đoàn), 3 lớp phó (1 phụ trách học tập - kiêm thư kí lớp, 1 phụ trách văn thể - kiêm thủ quỹ, 1 phụ trách lao động – kiêm phó trật tự), 4 tổ trưởng. Tiếp theo, giáo viên cần nêu rõ vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên cán sự lớp. Mỗi thành viên được trang bị một quyển vở ghi chép và được lưu giữ tại tủ lớp. - Lớp trưởng (kiêm Bí thư chi đoàn lớp): đại diện lớp tham gia các cuộc họp từ Đoàn trường, triển khai các thông báo từ các thầy cô giáo, quản lý chung trong các giờ tự quản, báo cáo nhanh các tình hình đột xuất của lớp đến giáo viên chủ nhiệm, .... - Lớp phó học tập (kiêm thư kí lớp): báo cáo tình hình học tập của các bạn diễn ra trong tuần; giữ, trả và ghi ngày tháng, môn học vào sổ đầu bài đúng quy định (GVCN cần hướng dẫn cách ghi cho các em); ghi sổ nhật kí lớp trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm; nhắc nhở khâu chuẩn bị bài và kiểm tra (15 phút và 1 tiết), những yêu cầu, dặn dò của thầy cô GVBM... - Lớp phó văn thể (kiêm luôn thủ quỹ lớp): tổ chức và chọn lựa các thành viên lớp tham gia các phong văn nghệ do trường, lớp tổ chức; quản các trò chơi tập thể; các hoạt động thu chi của lớp và ghi chép, báo cáo hàng tuần (GVCN cần hướng dẫn kĩ cách ghi chép, lưu sổ cho các em);... - Lớp phó lao động (kiêm phó trật tự lớp): lên lịch phân từng nhóm lao động khi lớp tham gia lao động chung, quan sát và ghi nhận tình hình trực nhật của các tổ, giữ trật tự trong các giờ học... - Tổ trưởng: kiểm tra bài tập về nhà của các thành viên, phân công lịch trực nhật của tổ tại bảng thông tin lớp... Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn các em trong các giờ tự quản: Tự quản 15 phút đầu giờ, tự quản các giờ học trên lớp, tự quản tiết sinh hoạt tập thể, tự quản trong giờ học đêm,tự quản trong giờ tập thể dục sáng... Bước 3: Xây dựng quy ước thi đua của lớp. Sự công bằng trong thi đua, công bằng trong khen thưởng, trách phạt, sẽ góp phần xây dựng nề nếp chung của lớp, của trường. Do đó, ngay từ đầu năm học, tôi phổ biến kĩ quy ước thi đua cho tập thể nắm và nó cũng là cơ sở để xem xét, đánh giá hạnh kiểm của từng học sinh theo Thông tư 58 của Bộ Giáo dục. Quy ước thi đua của lớp quy định những nội dung, xếp loại cụ thể dựa trên thang điểm và kết quả hàng tuần rồi tổng hợp Trang 7 + Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ của mình ở tương lai? Giáo viên thiết kế các nội dung trên trong phiếu trả lời và yêu cầu các em về nhà hoàn thành, tránh trường hợp các bạn trong lớp tham khảo ý kiến các bạn khác để trả lời. Giáo viên cần yêu cầu học sinh ghi đúng sự thật về bản thân mình. Bước 2: Tạo nhóm học tập và vui chơi, sinh hoạt. Từ kết quả của phiếu khảo sát, giáo viên phần nào biết được sở thích, năng lực của các em, từ đó bước đầu mình dễ dàng trong công tác quản lý và bố trí nhiệm vụ cho từng thành viên. Sau đó, giáo viên chọn những hạt nhân nồng cốt để giúp nhau trong học tập và rèn luyện. Giáo viên tiến hành ghép các nhóm: học tập ( theo kết quả của năm học trước ) ; thể thao ( theo sở thích môn thể thao ); lao động ( theo đơn vị tổ ); nhóm rèn luyện thói quen sinh hoạt (theo phòng ở). Một thành viên lớp sẽ tham gia ở nhiều đơn vị nhóm khác nhau từ đó giúp các em đoàn kết và tự tin hơn trong cuộc sống. Bước 3: xây dựng mục tiêu phấn đấu. - Mục tiêu của tập thể: giáo viên cần nêu mục tiêu rõ ràng và có sự thống nhất cả tập thể. Xây dựng mục tiêu phải trên tình hình thực tế và mang tính khả thi. + Về nề nếp: tập thể vững mạnh trong thi đua. Giáo viên cần giải thích cho các em hiểu được bản chất của việc phấn đấu xây dựng tập thể vững mạnh. Tập thể phấn đấu không phải mục đính chính là vì danh hiệu khen thưởng mà mục đích là hình thành thói quen, nhân cách tốt cho cá nhân. Các em hiểu được bản chất của vấn đề thì sẽ tự giác thực hiện theo quy định chung. + Về học tập cả lớp thống nhất số lượng học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình, không có học sinh yếu, kém. - Mục tiêu của cá nhân: dựa vào năng lực, đặc điểm từng cá nhân để đưa ra mục tiêu phấn đấu phù hợp. Phần này các em tự đăng ký nhưng giáo viên kiểm tra và có sự điều chỉnh sao cho hợp lí. + Về học tập: điểm trung bình môn của tất cả các môn, điểm trung bình môn của những môn yêu thích ( có liên quan đến chọn nghề ). + Về rèn luyện: không vi phạm nội quy trường, nội quy kí túc xá. + Định hướng nghề nghiệp: thông qua tìm hiểu, giáo viên cần định hướng cụ thể cho từng học sinh cần phấn đấu điều gì để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Công tác định hướng này không thể nào thực hiện chính xác ngay từ đầu mà có thể trong quá trình hoạt động học tập và rèn luyện của các em, người thầy khéo léo động viên và tư vấn cho các em một hướng đi phù hợp với bản thân. Nếu công tác định hướng tốt thì đây là nguồn động lực vô cùng mạnh mẽ giúp các em vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong học tập cũng như trong cuộc sống. Mỗi một nội dung, giáo viên cần phát cho học sinh tờ cam kết thực hiện mục tiêu của tập Trang 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_xay_dung_dong_co_hoc_tap_va.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp xây dựng động cơ học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh lớp 10 ở.pdf