Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua giờ Đọc hiểu văn bản văn học trung đại lớp 10

doc 36 trang sk10 18/09/2024 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua giờ Đọc hiểu văn bản văn học trung đại lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua giờ Đọc hiểu văn bản văn học trung đại lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua giờ Đọc hiểu văn bản văn học trung đại lớp 10
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 
 1.Tên sáng kiến:
 “GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH 
QUA GIỜ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 10”
 2. Tác giả sáng kiến: Bùi Thị Thanh Nhàn 
 3. Mã sáng kiến: 18.51.02
 Vĩnh Phúc, 2/2019
 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu 
 Trong những năm gần đây, giáo dục đạo đức lối sống là một trong những nội 
dung giáo dục được tất cả các nước trên thế giới quan tâm và bàn luận. Trong diễn đàn 
thế giới bàn về giáo dục họp tại Senegan, chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 
mục tiêu trong đó có nói rằng : “ Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp 
cận chương trình giáo dục phù hợp” giáo dục đạo đức lối sống cho người học đang là 
một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục của các nước.
 Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt, có ưu thế trong việc 
 giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.Việc hợp tác và khai thác hiệu quả giờ học 
Ngữ văn, thực hiện việc lồng ghép, tích hợp dạy đạo đức sống cho học sinh là yếu tố 
quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với 4 mục tiêu quan 
trọng của giáo dục: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định 
mình .
 Xuất phát từ những yêu cầu và thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề 
tài: “Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua giờ Đọc hiểu văn bản văn học trung đại 
lớp 10” 
2. Tên sáng kiến: 
“Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua giờ Đọc hiểu văn bản văn học trung đại lớp 
10” 
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Bùi Thị Thanh Nhàn
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn – thị trấn Tam Sơn - huyện 
Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 0976.378.276 
 - Email: buithithanhnhan.gvsangson@vinhphuc.edu.vn
 3 - Được bồi dưỡng đạo đức, lối sống nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách bản 
thân.
 - Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích học bộ môn, kích thích sự tham gia, tìm 
tòi nghiên cứu và tư duy.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 Đề tài có nhiệm vụ: thông qua giờ đọc- hiểu các tác phẩm văn học, bồi dưỡng 
đạo đức và lối sống cho học sinh trườngTHPT Sáng Sơn. Chỉ ra được tác dụng của 
việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. 
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 - Học sinh lớp 10 trường THPT Sáng Sơn
 - Các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam thuộc giai đoạn văn học thời Trần- Lê.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
 Phương pháp điều tra: Thu thập, xử lí thông tin, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên 
cứu.
 Phương pháp thực nghiệm: dạy thực nghiệm trên lớp với đối tượng học sinh lớp 10.
 Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp...: Dựa trên cơ sở thu thập những 
số liệu qua dự giờ các giờ đọc hiểu văn bản trên lớp, chúng tôi đi sâu phân tích để làm 
cơ sở nghiên cứu và tổ chức dạy đọc - hiểu văn bản hướng tới việc bồi dưỡng đạo đức, 
phẩm chất và hoàn thiện nhân cách cho học sinh . Đồng thời, tiến hành so sánh các tài 
liệu, các kết quả nghiên cứu để thấy được độ tin cậy, sự biến đổi... Sau đó áp dụng 
phương pháp tổng hợp để có những nhận định, đánh giá và luận điểm phù hợp với 
những kết quả nghiên cứu đã đạt được.
 Phương pháp hỏi chuyên gia: trao đổi với các chuyên gia có kinh nghiệm, hiểu 
biết về kỹ năng đọc hiểu văn bản và kỹ năng làm văn. Phương pháp còn được dùng để 
đánh giá hiệu quả của các nội dung đã đề xuất sau khi tổ chức thực nghiệm, từ đó để 
điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận 
 5 dạng về đề tài, về thể loại, phong phú về số lượng tác giả, tác phẩm mà còn đạt đến 
trình độ nghệ thuật điêu luyện, tinh tế. Hai nội dung chủ đạo của văn học giai đoạn này 
đó là lòng yêu nước và nhân đạo(các tác phẩm có một giá trị nhân bản cao chứa đựng 
những tư tưởng tình cảm lớn). Là một giai đoạn văn học với nhiều thành tựu rực rỡ cả 
về nội dung và nghệ thuật, kết tinh nhiều tài năng lớn như: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn 
Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia 
Thiều...
 Mục tiêu dạy học Ngữ văn cũng được cụ thể hóa ở từng cấp học, lớp học, phân 
môn Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của việc dạy học Ngữ văn trong suốt bậc học 
phổ thông là giúp cho học sinh ra đời ngoài những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn 
học, có khả năng cảm thụ và đánh giá các tác phẩm nghệ thuật còn giúp học sinh trở 
thành những con người có đạo đức tốt và có lối sống lành mạnh. 
2. Cơ sở thực tiễn
 Giáo đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua giờ đọc- hiểu văn bản văn học 
là một vấn đề đã được Bộ giáo dục và đào tạo quan tâm và đặt lên hàng đầu trong 
chương trình. Điều đó thể hiện ở yêu cầu đạt chuẩn về kiến thức kỹ năng thái độ cho 
các bài học trong chương trình. 
 CHƯƠNG 2: 
 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO HỌC 
 SINH QUA GIỜ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 
 Bài “Tỏ lòng”: 
 Giáo viên hỏi: Qua những lời thơ tỏ lòng, em thấy hình ảnh trang nam nhi thời 
Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày 
mai?
 Hình thức thực hiện : Bài tập nhóm
 Dự kiến trả lời: Trang nam nhi thời Trần mang chí lớn lập công danh, sẵn sàng 
gánh vác trọng trách, tự “thẹn” khi chưa thực hiện được hoài bão, chưa có công trạng 
giúp đời, giúp nước. Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình 
nỗi thẹn. Nguyễn Khuyến trong bài “Thu vịnh” từng bày tỏ nỗi thẹn khi nghĩ tới Đào 
Tiềm- một tài thơ, một danh sĩ cao khiết đời Tấn. Đó là nỗi thẹn thuộc nhân cách. 
những nỗi thẹn đó vừa có ý nghĩa nhân cách, vừa cao cả, vừa lớn lao.
 7 vẫn có ý nghĩa tích cực. Hãy thân thiện, gắn bó với thiên nhiên. Trong mọi lúc, mọi 
nơi hãy sống và cống hiến! Hãy tránh xa những mưu toan tính toán, tranh giành thiệt 
hơn. Hãy phấn đấu trong công việc nhưng không đặt nặng danh lợi, vì danh lợi mà 
đánh mất mình!
Liên hệ bản thân. 
 Bài “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu).
 Giáo viên hỏi: Từ cuộc đời Trương Hán Siêu và những chiến tích mà ông cha ta 
lập được trên dòng sông Bạch Đằng, em rút ra được cho bản thân mình bài học gì?
 Hình thức thực hiện: Vấn đáp
 Dự kiến trả lời:
 Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
 Thái độ trân trọng quá khứ.
 Bồi đắp tình yêu, trách nhiệm với quê hương đất nước; ý thức nỗ lực vươn lên 
trong cuộc sống.
 Bài “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi).
 Giáo viên hỏi: Qua bài “Đại cáo bình Ngô”, em rút ra được bài học gì cho thế 
hệ trẻ ngày nay?
 Hình thức thực hiện:Trao đổi cặp nhóm
 Dự kiến trả lời:
 Phải đặt việc nhân nghĩa, nhân dân và đất nước lên làm mục tiêu đầu tiên.
 Kế thừa và phát huy 1 cách mạnh mẽ hơn những truyền thống quý báu của dân 
tộc từ bao đời nay mà có thể đã dần bị phai mòn do hoàn cảnh lịch sử
 Phải biết cảnh giác với kẻ thù.
 Xây dựng, gìn giữ và bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc .
 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
 Bài 1: TỎ LÒNG 
 PHẠM NGŨ LÃO 
 I. Mức độ cần đạt
 1. Về kiến thức:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi 
với lí tưởng, nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp thời đại qua hình tượng “ba 
 9 - GV giao nhiệm vụ: - Nhận thức được 
 +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh về thời đại nhà nhiệm vụ cần giải 
Trần, về Phạm Ngũ Lão (CNTT) quyết của bài học.
 +Chuẩn bị bảng lắp ghép - Tập trung cao và hợp 
 * HS: tác tốt để giải quyết 
 + Nhìn hình đoán tác giả Phạm Ngũ Lão nhiệm vụ.
 + Lắp ghép tác phẩm với tác giả - Có thái độ tích cực, 
 + Nghe một bài hát liên quan đến tác giả hứng thú. 
 - HS thực hiện nhiệm vụ:
 - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
 - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Âm vang của thời đại Đông 
 A với những chiến công lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại 
 xâm, ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông đã in dấu trên nhiều 
 trang viết của các nhà thơ đương thời. Phạm Ngũ Lão – danh 
 tướng nhà Trần đánh đâu thắng đó cũng ghi lại những xúc cảm 
 của mình qua “Thuật hoài”. Bài thơ thể hiện hình ảnh và khí 
 thế con người thời Trần cũng như nhân cách cao đẹp của tác 
 giả như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
 II. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản. I. TÌM HIỂU CHUNG:
 - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về 
 tác giả. 1. Tác giả:
 - GV: Gọi học sinh đọc phần “Tiểu dẫn” của 
 sách giáo khoa trang 115. (Sách giáo khoa trang 115).
 - HS: Đọc to, rõ. 
 - GV chốt lại những ý chính về Phạm Ngũ Lão:
 + Sinh năm 1255 mất 1320, người làng Phù 
 Ủng – huyện Đường Hào (nay là Ân Thi – Hưng 
 Yên).
 11 - GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhan đề chữ 
Hán của bài thơ: Theo em hiểu “Thuật hoài” ở 
đây có nghĩa là gì?
- HS: Trả lời.
- GV chốt lại: 
 + Thuật: Bày tỏ ra.
 + Hoài: Nỗi lòng, tấm lòng.
 “Thuật hoài”: Bày tỏ nỗi lòng của mình.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thể thơ và bố 
cục của bài thơ:
- GV: Bài thơ được viết theo thể loại gì? a.Thể thơ và bố cục:
- HS: Trả lời.
- GV nói thêm: Bản dịch của bài thơ này cũng - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường 
theo thể thơ ấy. luật chữ Hán. 
- GV: Em thử nêu bố cục của bài thơ? - Bố cục:
- HS: Trả lời. + Hai câu đầu: Vẻ đẹp hào hùng 
- GV khẳng định đây là cách phân chia theo bố của con người thời Trần.
cục tiền giải – hậu giải. + Hai câu sau: Vẻ đẹp tâm hồn, 
- GV: Từ bố cục đã phân chia ở trên, em hãy nhân cách, lí tưởng của tác giả. 
nêu lên chủ đề của bài thơ và ý nghĩa của từng b. Chủ đề:
phần? Chí làm trai với lí tưởng “trung 
- HS: Phát biểu. quân ái quốc”.
- GV chốt lại: 
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản bài II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
thơ. 1. Hình tượng con người thời Trần:
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 
Hình tượng con người thời Trần 
- GV: Gọi học sinh đọc lại hai câu thơ đầu cả 
phần phiên âm và dịch nghĩa, dịch thơ?
- HS: Đọc diễn cảm.
- GV định hướng cho học sinh tìm hiểu câu thơ - “Hoành sóc giang san kháp kỉ 
thứ nhất. thu”
 13 + Không gian và thời gian ở đây rất rộng lớn. theo chiều rộng của núi sông và chiều 
Lồng vào không gian và thời gian này là hình cao của sao Ngưu.
ảnh của một con người dũng mãnh đang xông + Thời gian( cáp kỉ thu): không phải 
xáo, luôn ở tư thế sẵn sàng, bất chấp mọi hiểm trong chốc lác mà mấy năm rồi( trãi 
nguy gian nan để chiến đấu bảo vệ non sông đất dài theo năm tháng).
nước. 
 + Đó chính là một tư thế hiên ngang, hào 
hùng, mang tầm vóc của vũ trụ. - Hành động : Trấn giữ đất nước
 - GV chuyển ý: A Hình ảnh tráng sĩ : hiện lên qua tư 
 + Nhưng điều mà câu thơ muốn nói không thế "cầm ngang ngọn giáo" (hoành 
dừng lại ở đó. Câu thơ còn ẩn chứa một niềm tự sóc) giữ non sông. Đó là tư thế hiên 
hào của tác giả về trọng trách mà mình được ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc 
đảm nhiệm; tự hào về tư thế hiên ngang, lẫm vũ trụ. 
liệt của những tướng lĩnh và quân lính thời 
Trần.
 + Niềm tự hào đó còn được thể hiện ở câu thơ - “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.”
thứ hai. (Ba quân thế mạnh nuốt trôi trâu)
 + Tam quân: 
- GV: “Tam quân” ở đây có nghĩa là gì? nghĩa hẹp: ba đạo quân (tiền 
- HS: Trả lời. quân, trung quân, hậu quân)
- GV: Chốt lại: nghĩa rộng: chỉ toàn thể 
- GV: Theo em, hình ảnh này còn mang ý nghĩa quân dân thời Trần.
tượng trưng nào khác? tượng trưng cho sức mạnh của dân 
- HS: Trả lời. tộc.
- GV: Sức mạnh này đã được tác giả cụ thể hóa 
bằng biện pháp nghệ thuật gì?
- HS: Trả lời. + Thủ pháp so sánh, ẩn dụ – “tì 
- GV: Thủ pháp so sánh này có hiệu quả gì? hổ”: sức mạnh như hổ báo
- HS: Trả lời.
- GV: Khí thế đó còn được thể hiện như thế làm nổi bật khí thế dũng mãnh, hào 
nào? Qua thủ pháp nghệ thuật gì? hùng của quân đội nhà Trần.
- HS: Trả lời.
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_loi_song_cho_hoc_sinh.doc