Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp dạy học tích cực trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT

docx 23 trang sk10 26/08/2024 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp dạy học tích cực trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp dạy học tích cực trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp dạy học tích cực trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT
 Sáng kiến kinh nghiệm 2012
 GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
 QUA MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 
 TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10 THPT
 ************************
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong xu thế hội nhập và phát triển, thế kỉ XXI đòi hỏi con người phải luôn 
năng động, sáng tạo; có khả năng tìm kiếm, xử lí thông tin và ứng phó với các tình 
huống trong đời sống. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, mục tiêu giáo dục phổ thông 
của nước ta đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh (HS) sang 
trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng 
lực thực tiễn. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng là tất yếu nhằm 
phát huy tính tích cực của học sinh. Với bản chất là hình thành và phát triển cho 
HS khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những tình huống, 
phương pháp giáo dục kĩ năng sống (KNS) rõ ràng là một trong những phương 
pháp ưu thế đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. Hơn nữa, rèn luyện KNS cho HS 
còn được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua 
“Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong các trường phổ thông, giai 
đoạn 2008-2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo.
 Giáo dục KNS là một yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Đó là lí do khiến 
giáo dục KNS trở thành xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. Dù Ngữ Văn là 
một môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục KNS cho HS nhưng thực tế 
cho thấy vấn đề giáo dục KNS ở trường phổ thông mới chỉ được chú trọng từ năm 
học 2010-2011. Do vậy việc làm thế nào để tích hợp nội dung giáo dục KNS trong 
nội dung bài học và thông qua các phương pháp triển khai nội dung bài học đến 
nay vẫn là sự thử nghiệm tìm đường của các giáo viên dạy văn.
 Bản chất của môn Văn là sự kết hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật. Làm 
sao để HS vừa cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương lại vừa tích hợp được 
các KNS cũng không phải là đơn giản. Hơn nữa, cùng với xu thế chung của xã hội 
hiện nay, hầu như học sinh chỉ chú trọng đến các môn học khoa học tự nhiên và
 - 1 - Sáng kiến kinh nghiệm 2012
 (Không trả lời)
 3 Theo em, học Văn có ý nghĩa không? Có 132/132
 Cần 73
 4 Theo em, học Văn có cần thiết không?
 Không cần 59
 Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy có sự mâu thuẫn trong nhận thức của HS 
khi các em nhận định văn học là môn học bổ ích, có ý nghĩa nhưng có đến 37,12% 
HS cho rằng học văn có giúp em nâng cao khả năng nhận thức nhưng không thực 
tế vì các tác phẩm văn học toàn phản ánh những cái đã qua nên chỉ giúp các em 
nhìn nhận lại quá khứ mà không giúp các em hội nhập với cuộc sống hiện đại. 
Thậm chí có đến 31,1% HS không biết là học Văn có giúp em điều chỉnh hành vi 
của mình hay không và 44,70% HS kết luận không cần học môn Văn là một tỉ lệ 
không nhỏ. Từ đó ta dễ dàng nhận ra HS cảm nhận được Văn là môn học có ý 
nghĩa nhưng còn mơ hồ về khả năng áp dụng thực tiễn của môn học này. Thực tế 
ấy khiến người giáo viên dạy Văn không khỏi không suy nghĩ.
 Từ thực trạng trên, để việc dạy học môn Văn nói chung và giảng dạy môn 
Văn ở chương trình lớp 10, lớp đầu cấp của khối THPT - HS còn nhiều bỡ ngỡ, đạt 
hiệu quả, hấp dẫn, lôi cuốn và tác động tích cực hơn đối với HS nhằm giáo dục 
KNS cho các em, chúng tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp dạy học 
để nâng cao chất lượng giờ dạy bằng việc áp dụng một số phương pháp dạy học 
như: dạy học nhóm, dạy học theo dự án và dạy học thông qua trò chơi nhằm giúp 
cho HS phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết để hội nhập cuộc sống một 
cách chủ động hơn.
 Môn Ngữ Văn ở trường phổ thông nói chung và trường trung học phổ thông 
(THPT) nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục 
trong xu thế mới. Do đặc trưng của bộ môn, Văn học không chỉ giúp HS nhận thức 
mà còn có khả năng điều chỉnh hành vi cũng như nâng cao cảm quan thẩm mĩ để 
hướng đến định hình và hoàn thiện nhân cách của mình. Như vậy, việc giáo dục 
KNS cho HS không phải đến nay mới có mà vấn đề là bằng những phương pháp
 - 3 - Sáng kiến kinh nghiệm 2012
đáp ứng yêu cầu đào tạo con người mới năng động, tích cực, tự tin, hội nhập thành 
công trong xã hội.
 Mục tiêu và nội dung môn Ngữ Văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục 
KNS, phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục KNS, bao gồm kĩ năng tư duy 
sáng tạo, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng giao tiếp,... phù hợp với cách tiếp cận làm 
thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các nội dung của môn Ngữ 
Văn. Nhiều bài học của môn Ngữ Văn hướng đến việc giúp HS nhận thức được 
các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các 
tình huống đa dạng của cuộc sống. Mặt khác, các KNS còn được giáo dục thông 
qua phương pháp học tập tích cực, dựa trên sự tương tác giữa nội dung bài học với 
những hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại, 
tương tác người học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống 
trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi của các em.
1.2. Đặc điểm của các phƣơng pháp
 Phát biểu tại buổi tọa đàm “Đổi mới phương pháp giảng dạy” do báo Tuổi Trẻ 
phối hợp với Sở Giáo Dục - Đào Tạo TP.Hồ Chí Minh tổ chức chiều 17/11/2010, 
Phó thủ tướng – nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: 
“Đổi mới phương pháp không phải lấy từ trên xuống mà phải từ dưới lên để thúc 
đẩy bộ máy”. Đồng tình với quan điểm này, các đại biểu tham gia buổi tọa đàm 
đều khẳng định giáo viên chính là chủ thể đổi mới, là người chủ động tìm ra 
phương pháp giảng dạy mới. Tuy nhiên áp dụng các phương pháp mới không đồng 
nghĩa với việc loại bỏ phương pháp truyền thống. Tiết học có hiệu quả, hấp dẫn, lôi 
cuốn hay không phụ thuộc vào sự linh động, sáng tạo của người giáo viên trong 
việc lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp với đặc trưng thể loại 
và nội dung của từng bài học. Vì thế có thể nói mỗi phương pháp đều có những 
điểm khả thủ riêng mà người giáo viên bằng kinh nghiệm và năng lực của mình 
phải lựa chọn, ứng dụng sao cho hiệu quả nhất. Trong khuôn khổ một sáng kiến 
kinh nghiệm, người viết chỉ trình bày một số vận dụng mà bản thân nhận thấy có 
hiệu quả tích cực trong giáo dục KNS cho HS ở ba phương pháp: dạy học nhóm, 
dạy học theo dự án và phương pháp trò chơi.
 - 5 - Sáng kiến kinh nghiệm 2012
Các sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà trong 
đa số trường hợp, các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động 
thực tiễn, thực hành.
1.2.3. Phƣơng pháp trò chơi
 A.I Xôrôkina đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng về đặc thù của dạy 
học kết hợp với trò chơi: “Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó là hình 
thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi Khi các mối quan hệ chơi bị xóa 
bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy, trò chơi biến thành tiết học, đôi khi 
biến thành sự luyện tập”. Vì vậy có thể kết luận: học và chơi là hai việc không loại 
trừ lẫn nhau. Trò chơi có thể được điều chỉnh cho phù hợp với hầu hết các chủ đề 
hoặc đề tài trong nội dung học tập.
 Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc 
tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động 
bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của 
bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là 
phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
 Trò chơi học tập khác với trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và luật 
chơi trong trò chơi đòi hỏi người chơi phải huy động trí óc làm việc thực sự nhưng 
chúng lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là phương tiện, 
học là mục đích). Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, 
tự nhiên không gò bó, khơi dậy hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng 
cho HS. Học tập thông qua trò chơi sẽ giúp HS ghi nhớ tri thức dễ dàng và bền 
vững hơn.
 Trò chơi học tập giúp học sinh lĩnh hội những tri thức và kĩ năng khác nhau 
mà không có chủ định từ trước. Đồng thời, giúp người học cảm nhận được một 
cách trực tiếp kết quả hành động của mình, từ đó thúc đẩy tính tích cực, mở rộng, 
củng cố và phát triển vốn hiểu biết của người học.
 Phương pháp trò chơi được sử dụng trong học tập để hình thành kiến thức, kĩ 
năng mới hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV
 - 7 - Sáng kiến kinh nghiệm 2012
trước sau đó khi lên lớp mới tạo nhóm để cho HS thảo luận, thống nhất ý kiến trên 
cơ sở nội dung tìm hiểu của các cá nhân.
 Đối với những bài văn học sử như: Tổng quan văn học Việt Nam, Khái quát 
văn học dân gian Việt Nam, Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ 
XIX, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,... GV có thể cho HS thảo luận nhóm trước để tìm 
hiểu vấn đề, thống nhất ý kiến và trình bày trong buổi học. Bằng hình thức thảo 
luận nhóm, các bài học này sẽ bớt khô khan và HS cũng dễ tiếp nhận hơn vì đã 
thảo luận và tìm hiểu từ trước. Vấn đề của GV là phải đưa ra những yêu cầu cụ thể 
để HS không thể thảo luận chiếu lệ mà thực sự phải tìm tòi, động não và tranh luận 
thì bài học mới được lĩnh hội dễ dàng hơn, sâu sắc hơn và các KNS từ đó cũng 
được gia tăng.
 Chẳng hạn khi dạy bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ 
XIX, tôi chia lớp thành bốn nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu một giai đoạn 
phát triển của văn học Việt Nam tương ứng với nội dung bài học:
 Nhóm 1: Giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV. 
 Nhóm 2: Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII. 
 Nhóm 3: Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. 
 Nhóm 4: Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.
 Yêu cầu: Mỗi nhóm cần chỉ ra được hoàn cảnh lịch sử, các đặc điểm chính về 
nội dung và thành tựu về nghệ thuật của giai đoạn đó. Ngoài ra, GV cần lưu ý là 
HS phải chỉ ra được mối liên hệ giữa hoàn cảnh lịch sử và văn học. Đồng thời, 
khuyến khích HS có dẫn chứng hoặc hình ảnh minh họa.
 Thế nhưng khi dạy các tiết về tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, tôi vẫn chia 
lớp thành bốn nhóm nhưng yêu cầu chung là các nhóm phải thảo luận và tìm ra 
những điểm chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tác giả, trình bày bằng 
PowerPoint, sưu tầm các dẫn chứng và hình ảnh minh họa.
 Khi yêu cầu khác nhau thì việc tổ chức dạy học dĩ nhiên cũng không thể 
giống nhau. Nếu mỗi nhóm đảm nhận một yêu cầu khác nhau thì khi một nhóm lên 
trình bày, nhiệm vụ của các nhóm khác là theo dõi, đặt câu hỏi để làm sáng tỏ vấn 
đề và ghi nhận những nội dung thống nhất. Còn nếu các nhóm cùng thảo luận một
 - 9 - Sáng kiến kinh nghiệm 2012
bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, với những vấn đề như: Bàn 
luận về chi tiết ngọc trai -giếng nước, chi tiết An Dương Vương chém đầu con gái, 
chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc... đi xuống biển, GV có thể chia 
nhóm nhỏ theo kiểu đôi bạn hoặc ba em một nhóm nhưng phải trình bày theo kiểu 
bàn tròn. Nghĩa là các thành viên trong nhóm phải phối hợp để cùng trình bày chứ 
không phải chỉ cử một HS lên trình bày mà thôi. Và trong quá trình HS trình bày, 
GV nên khuyến khích các nhóm khác tham gia thảo luận để bảo vệ quan điểm của 
mình. Đồng thời khi nhận xét cho điểm GV cũng nên hướng các em đến các kĩ 
năng xử lí tình huống như là: không trừ điểm nếu HS không trả lời được câu hỏi 
của HS khác nhưng có cách xử lí hay. Chẳng hạn như HS biết cách chất vấn ngược 
lại, hoặc tìm cách hứa hẹn trả lời sau,...Với những giải pháp này, HS sẽ dạn dĩ hơn, 
xử lí tình huống nhanh hơn, đồng thời cũng hạn chế được việc HS tìm cách né 
tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho bạn trong nhóm.
 Nhưng cũng có những vấn đề thảo luận ngay trên lớp, trong một thời gian có 
hạn mà GV lại muốn HS thống nhất ý kiến trên cơ sở mọi thành viên đều có ý kiến 
riêng thì lúc đó ta có thể áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong việc tổ chức thực hiện 
hoạt động nhóm. Ví dụ như cũng trong bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, 
Trọng Thủy, nhưng với yêu cầu thảo luận: Cảm nhận của em về những bài học 
được gửi gắm trong tác phẩm? GV có thể chuẩn bị những tờ giấy khổ lớn và yêu 
cầu mỗi thành viên trong nhóm đều phải ghi ý kiến riêng của mình ở các ô xung 
quanh, sau đó thống nhất ý kiến của cả nhóm và ghi vào giữa. Với cách này mỗi 
HS đều được thể hiện chính kiến của mình, đồng thời vẫn phải hợp tác, tranh luận 
để đi đến thống nhất lựa chọn ý kiến chung.
2.2. Phƣơng pháp dạy học theo dự án
 PPDH theo dự án là một trong những PP ưu việt trong việc phát huy năng lực 
tư duy sáng tạo của chủ thể - trò, đồng thời lồng ghép được KNS hợp lí, tự nhiên. 
Đây là phương pháp dạy học kết hợp có hiệu quả việc sử dụng máy tính với các 
chương trình dạy học hiện có, giúp các GV phát huy khả năng sáng tạo của mình
 - 11 -

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_qua.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp dạy học tích cực tro.pdf