Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”
MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG MỤC LỤC 1 KÍ HIỆU VIẾT TẮT 3 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 4 1. Lời giới thiệu 4 2. Tên sáng kiến 9 3. Tác giả sáng kiến 9 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 9 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 9 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 10 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 10 7.1. Về nội dung của sáng kiến 10 7.1.1. Đề xuất mục tiêu dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám” theo hướng 10 phát triển phẩm chất nhân ái 7.1.2. Đề xuất phương pháp, kỹ thuật giáo dục phẩm chất nhân ái thông 11 qua truyện cổ tích “Tấm Cám” 7.1.3. Đề xuất các hình thức tổ chức giáo dục phẩm chất nhân ái thông qua 18 truyện cổ tích “Tấm Cám” 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 19 7.2.1. Thực nghiệm chính khóa 20 7.2.1.1. Đối tượng thực nghiệm 20 7.2.1.2. Số lượng HS tham gia thực nghiệm 20 7.2.1.3. Yêu cầu khi thực nghiệm 20 7.2.1.4. Phương pháp thực nghiệm 20 7.2.1.5. Quy trình thực nghiệm 21 7.2.1.6. Giáo án thực nghiệm cụ thể 21 7.2.2. Thực nghiệm ngoại khóa 49 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) 52 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 52 9.1. Đối với giáo viên 52 1 KÍ HIỆU VIẾT TẮT BT Bài tập CT Chương trình TP Tác phẩm DHDA Dạy học theo dự án GV Giáo viên HĐ Hoạt động HS Học sinh KQHT Kết quả học tập NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THPT Trung học phổ thông VD Ví dụ 3 Phẩm chất: là những tính tốt thể hiện ở thái ðộ, hành vi ứng xử của con ngýời; cùng với nãng lực tạo nên nhân cách con ngýời. Phẩm chất nhân ái là một nhóm trong những phẩm chất cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho HS theo CT phổ thông tổng thể sau 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 1018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) được Bộ giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 27 tháng 12 năm 2018, phẩm chất “nhân ái” bao hàm các biểu hiện sau đây: NHÂN ÁI CẤP TIỂU HỌC CẤP THCS CẤP THPT Yêu quý mọi - Yêu thương, - Trân trọng danh - Quan tâm đến người quan tâm, chăm dự, sức khoẻ và mối quan hệ hài sóc người thân cuộc sống riêng tư hoà với những trong gia đình. của người khác. người khác. - Yêu quý bạn bè, - Không đồng tình - Tôn trọng quyền thầy cô; quan tâm, với cái ác, cái xấu; và lợi ích hợp pháp động viên, khích lệ không cổ xuý, của mọi người; đấu bạn bè. không tham gia tranh với những - Tôn trọng người các hành vi bạo hành vi xâm phạm lớn tuổi; giúp đỡ lực; sẵn sàng bênh quyền và lợi ích người già, người vực người yếu thế, hợp pháp của tổ ốm yếu, người thiệt thòi,... chức, cá nhân. khuyết tật; nhường - Tích cực, chủ - Chủ động, tích nhịn và giúp đỡ em động tham gia các cực vận động nhỏ. hoạt động từ thiện người khác tham - Biết chia sẻ với và hoạt động phục gia các hoạt động những bạn có hoàn vụ cộng đồng. từ thiện và hoạt cảnh khó khăn, các động phục vụ cộng bạn ở vùng sâu, đồng. vùng xa, người khuyết tật và đồng 5 HS. Tất cả các môn học ở trường phổ thông đều phải hướng tới mục tiêu hình thành phẩm chất này cho HS, trong đó, môn Ngữ văn là một trong các môn học có vai trò chính yếu. Để tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS thông qua truyện cổ tích Tấm Cám trong CT Ngữ văn 10, tôi đã tiến hành khảo sát GV và HS trên địa bàn huyện A và nhận thấy rằng: hiện nay, nhiều GV khi giảng dạy có nói đến phẩm chất nhân ái nhưng mới chỉ dừng lại ở khía cạnh nêu vấn đề mà chưa đi sâu làm rõ từng nội hàm của nó. Khi được hỏi “Thầy/cô nêu khái niệm nhân ái trong khi giảng dạy không?” chúng tôi nhận được câu trả lời có tới 77% GV tham gia điền vào “thỉnh thoảng”. Nhưng khi được hỏi về vai trò của giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS với việc bồi đắp tâm hồn cho HS, tới 75% GV cho rằng mức độ là “thường xuyên”. Mỗi GV đều ý thức được ý nghĩa của việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS, giúp các em có tâm hồn trong sáng, thánh thiện hơn, biết vươn đến Chân - Thiện - Mĩ, nhưng trong quá trình giảng dạy các GV thường đi vào vấn đề ấy trong bài giảng một cách không trọng tâm. Trong các nhà trường hiện nay việc dạy học đọc hiểu bộ phận văn học dân gian cho HS lớp 10 vẫn chưa chú trọng lắm tới việc lồng ghép giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS. Tôi có tiến hành điều tra và nhận thấy chỉ có 44% các GV được hỏi có trả lời rằng mình “thường xuyên” lồng ghép giảng dạy phẩm chất nhân ái cho HS khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám trong CT Ngữ văn 10. Và đại đa số các GV được hỏi cũng nhận thấy HS không mấy hứng thú khi được giảng dạy về phẩm chất nhân ái. Đó thực sự là một thực trạng đáng báo động của CT giảng dạy hiện nay khi quá chú trọng tới kiến thức, tri thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức làm người cho HS. Tất cả các GV khi được hỏi về vai trò của giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS đều nhận thấy được những tác động tích cực khi các em HS được giảng dạy, giáo dục biết yêu thương và tha thứ cho người khác. Nhân cách các em ngày càng hoàn thiện, mỗi HS sẽ có tâm hồn trong sáng, biết hướng đến cái thiện, cái cao cả và tránh xa thói vị kỉ, nhỏ nhen. 7 từng bộ môn có liên quan, đặc biệt là với phân môn Văn học. Đây cũng là mục đích thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở bậc THPT, góp phần thực hiện đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Văn học dân gian có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, nhân cách, giáo dục các giá trị nhân văn cho HS. Đó là do bộ phận văn học này đã chứa đựng các nội dung phù hợp với mục tiêu đào tạo thế hệ công dân đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Cho nên, tập trung nghiên cứu việc giáo dục các giá trị nhân văn cho HS, đặc biệt là phẩm chất nhân ái, là một nhiệm vụ khoa học quan trọng và thiết thực. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích Tấm Cám” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến của mình. 2. Tên sáng kiến: Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Hương - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Đồng Đậu - Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0398.411.379 - Email: nguyenthihuongv.c3dongdau@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Đồng Đậu về kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực nghiệm sáng kiến. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này được áp dụng cho bộ môn Ngữ văn lớp 10 bậc THPT: Giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”. 9 - Về kiến thức: Cần giúp HS có được cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn về bộ phận văn học dân gian Việt Nam trên con đường đổi mới theo hướng hiện đại hóa. - Về kĩ năng: Cần giúp HS rèn luyện các kĩ năng phân tích, đánh giá, bình luận, cũng tức là rèn luyện tư duy đa chiều cho HS. - Về thái độ: Bồi dưỡng lòng thương yêu với cái nhìn tích cực đối với cuộc sống. 7.1.2. Đề xuất phương pháp, kỹ thuật giáo dục phẩm chất nhân ái thông qua truyện cổ tích “Tấm Cám”. Bên cạnh những phương pháp và kĩ thuật dạy học truyền thống, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cũng góp phần vào việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS. Đây cũng chính là một trong những yêu cầu của đổi mới giáo dục trong nhà trường phổ thông. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đặc biệt chú trọng các PPDH và KTDH tích cực, bao gồm: thảo luận nhóm, đóng vai, nghiên cứu tình huống, dạy học giải quyết vấn đề, tổ chức trò chơi có thể được sử dụng trong việc giáo dục phẩm chất “nhân ái” cho HS lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”. 7.1.2.1. Một số phương pháp dạy học cụ thể a. Phương pháp thuyết trình, thảo luận nhóm * Ví dụ 1: Chẳng hạn, khi tìm hiểu về nhân vật Tấm, GV giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:“Lòng nhân ái mà tác giả dân gian muốn gửi gắm khi xây dựng nhân vật Tấm là gì?” - GV yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả mà nhóm đã làm việc - HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung, tranh luận. - GV nhận xét sau cùng và định hướng cho học sinh hiểu đúng đắn hơn. v.v... * Ví dụ 2: Cho HS hoạt động nhóm với các yêu cầu để bồi đắp tấm lòng nhân ái: - Nhóm 1+2+3: Mỗi người suy nghĩ và viết 3 câu bắt đầu bằng cụm từ: “ Tình yêu là” mặt sau vẽ các biểu tượng thể hiện tình yêu thương. Sắp xếp các tấm thiệp trên giấy A0 thành một tác phẩm. 11 c. Phương pháp “Đóng vai” Ðóng vai là phương pháp dạy học cơ bản và tốt nhất về kỹ năng giao tiếp, là phương pháp cụ thể để dạy học về phong cách thái độ đối với con người, đồng đội... Ðó là phương pháp dạy học sinh động, chủ động, tạo điều kiện cho người học bộc lộ các ưu điểm để phát huy và nhược điểm để sửa chữa khắc phục. Việc sân khấu hóa tác phẩm văn học là một sáng tạo trong phương pháp dạy học Ngữ văn mà tôi nghĩ không chỉ tạo được hứng thú trong học tập mà còn đem đến hiệu quả trong việc tự học của HS. Các tác phẩm, nhân vật văn học Việt Nam trên giấy được chính các em HS thổi sức sống mãnh liệt, xúc động bằng các vở diễn. Ðược tham gia, các em rất hào hứng với bài học. Ðặc biệt các nhóm sẽ rất tích cực đọc kĩ tác phẩm để có thể xây dựng được kịch bản cho vở diễn. Khi các em nhập tâm vào nhân vật trong truyện cổ tích “Tấm Cám” là lúc các em trải lòng mình sâu sắc nhất. Từ đó, phẩm chất nhân ái sẽ hình thành ngay trong cảm xúc, tâm hồn của các em nhẹ nhàng mà không cần gượng ép. Ví dụ 1: Có thể cho HS thực hiện nhập tâm vào nhân một số nhân vật trong truyện như sau: - Đóng vai Tấm và kể về cuộc đời của mình theo đoạn trích. - Hóa thân thành cá Bống bày tỏ tình yêu thương của mình với Tấm. Ví dụ 2: Cho HS đóng vai thể hiện tình yêu thương của mình trong trường hợp: “Người khác gặp khó khăn cần sự giúp đỡ của bạn” Mỗi nhóm thể hiện một tình huống. Viết kịch bản. Đóng vai. Biểu diễn trước lớp. Chia sẻ giữa các nhóm d. Phương pháp tổ chức trò chơi * Trò chơi ô chữ Sau khi dạy truyện cổ tích “Tấm Cám”, để củng cố, khắc sâu kiến thức và kiểm tra khả năng nắm được bài học và hình thành cho HS phẩm chất nhân ái cần thiết từ tác phẩm, GV có thể tổ chức cho HS tham gia trò chơi hoàn thành ô chữ thay vì dùng phương pháp phát vấn để HS trả lời như truyền thống. * Trò chơi “Ai nhanh hơn?” GV sử dụng kĩ thuật tia chớp để tổ chức cho HS hoạt động trong giáo dục phẩm chất nhân ái. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_pham_chat_nhan_ai_cho_hoc_sin.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm.pdf