Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục văn hóa truyền thống Nam Đàn thông qua dạy học Lịch sử lớp 10 THPT

docx 86 trang sk10 12/08/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục văn hóa truyền thống Nam Đàn thông qua dạy học Lịch sử lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục văn hóa truyền thống Nam Đàn thông qua dạy học Lịch sử lớp 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục văn hóa truyền thống Nam Đàn thông qua dạy học Lịch sử lớp 10 THPT
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 
 NAM ĐÀN THÔNG QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ
 (LỚP 10 THPT)
 LĨNH VỰC: LỊCH SỬ MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................1
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................2
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................3
V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .........................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................4
I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................................4
I.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................4
I.1.1. Khái niệm.....................................................................................................4
I.1.2. Dạy học Lịch sử ở trường THPT gắn với văn hóa truyền thống địa phương ...4
I.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................5
I.2.1. Nam Đàn – vùng đất giàu văn hóa truyền thống..........................................5
I.2.2. Thực trạng việc dạy học Lịch sử gắn với giáo dục văn hóa truyền thống 
địa phương.............................................................................................................8
II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 
HUYỆN NAM ĐÀN THÔNG QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 THPT ......11
II.1. Những giá trị văn hóa truyền thống ở Nam Đàn cần khai thác, tổ chức học 
tập cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 10....................................................11
II.2. Những yêu cầu khi thực hiện việc giáo dục văn hóa truyền thống huyện 
Nam Đàn trong dạy học Lịch sử lớp 10 ..............................................................13
II.3. Những biện pháp tổ chức dạy học văn hóa truyền thống huyện Nam Đàn 
trong bộ môn Lịch sử lớp 10 ...............................................................................13
II.3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục.....................................................................13
II.3.2. Tổ chức dạy học trên lớp ..........................................................................14
II. 3.3. Tổ chức học tập ngoài lớp học.................................................................37
II.3.4. Kiểm tra, đánh giá việc học tập văn hóa truyền thống Nam Đàn trong dạy 
học Lịch sử ..........................................................................................................55
II. 4. So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài tại trường THPT ............56
PHẦN III. KẾT LUẬN .......................................................................................59
1. Kết luận chung.................................................................................................59
2. Đóng góp của đề tài.........................................................................................59
3. Kinh nghiệm rút ra...........................................................................................60
4. Kiến nghị .........................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................62
PHỤ LỤC............................................................................................................63 trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và truyền thống cho học
sinh. Qua môn hoc có thể hình thành phẩm chất, lòng yêu quê hương, đất nướ c
cho thế hệ trẻ. Đó cũng là một nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng của môn học. Để 
thực hiện nhiệm vụ đó, việc dạy học Lịch sử cần thiết phải gắn với giáo dục văn 
hóa truyền thống của mỗi địa phương. Hơn nữa, nội dung chương trình môn 
Lịch sử bậc THPT có nhiều bài học về văn hóa mà chúng ta có thể tích hợp, có 
nhiều nhân vật lịch sử, nhiều nội dung lịch sử có thể xây dựng thành các chủ đề 
về văn hóa truyền thống địa phương.
 Bản thân tôi vừa là một người con sinh ra và lớn lên trên quê hương Nam 
Đàn, vừa là một giáo viên bộ môn Lịch sử tôi càng trăn trở và nhận thấy trách 
nhiệm của mình trong việc giáo dục học sinh về văn hóa truyền thống quê 
hương. Không những thế, tôi còn mong muốn các em phải luôn tự hào, biết trân 
trọng những giá trị văn hóa đó và quảng bá văn hóa quê hương đến mọi miền tổ 
quốc.
 Giáo dục văn hóa truyền thống địa phương gắn với dạy học lịch sử dân 
tộc cũng là góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng 
lực của học sinh và góp phần thực hiện mục tiêu hình thành phẩm chất của 
người học theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 là Yêu 
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đồng thời, đó cũng là một 
hướng đi đúng theo nội dung chỉ đạo của ngành theo Công Văn 1784 (ngày 
30/9/2019) Sở GD ĐT Nghệ An về việc thực hiện giáo dục trong nhà trường gắn 
với thực tiễn địa phương, trong đó có nội dung giáo dục di sản văn hóa địa 
phương.
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “ Giáo 
dục văn hóa truyền thống Nam Đàn thông qua dạy học Lịch sử lớp 10 THPT" 
với mong muốn đóng góp thêm những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và 
học môn Lịch sử. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục 
truyền thống cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và ý thức 
trách nhiệm với việc xây dựng quê hương, đất nước.
 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng văn hóa truyền thống địa 
phương nói chung và ở huyện Nam Đàn nói riêng trong dạy học lịch sử dân tộc 
ở trường trung học phổ thông.
 Phạm vi nghiên cứu là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa 
bàn huyện Nam Đàn có liên quan đến chương trình lịch sử dân tộc và lịch sử địa 
phương chương trình lớp 10 ở trường THPT, áp dụng cụ thể ở trường THPT 
Nam Đàn 2.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Sáng kiến được viết nhằm bổ sung và nâng cao cơ sở lý luận, cơ sở thực 
tiễn của việc khai thác các di sản văn hóa địa phương nhằm nâng cao chất lượng
 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
I.1. Cơ sở lý luận
I.1.1. Khái niệm
 - Khái niệm Văn hóa: Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo 
UNESCO: “Văn hóa” là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá 
khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên 
một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định 
đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng 
tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của 
mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn 
phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng 
dân tộc.
 Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc 
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp 
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng 
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát 
minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt 
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những 
nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn".
 Theo từ điển Tiếng Việt, “Văn hóa” là tổng thể nói chung những giá trị vật 
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
 - Văn hóa truyền thống: văn hóa truyền thống là những giá trị văn hóa vật 
chất và tinh thần được truyền từ đời này sang đời khác
 - Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, 
khoa học, bao gồm Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, 
bảo vật quốc gia.
 - Văn hóa phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa 
học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, 
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác, bao gồm tiếng nói, chữ 
viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng 
dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri 
thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống 
dân tộc và tri thức dân gian khác.
I.1.2. Dạy học Lịch sử ở trường THPT gắn với văn hóa truyền thống địa 
phương
 - Quan niệm về dạy học lịch sử gắn với văn hóa truyền thống địa phương
 4 Nam Đàn được xem là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước. Thời kỳ Bắc 
thuộc, ở Nam Đàn có cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đường do Mai Thúc Loan 
lãnh đạo (722). Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Nam Đàn cũng là nơi in dấu nhiều 
biến cố của lịch sử sử dân tộc: là địa bàn điễn ra cuộc chiến chống Champa, là 
đất lập căn cứ và xây thành Lục Niên trong khởi nghĩa Lam Sơn, là nơi Quang 
Trung và La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp lựa chọn để xây Sùng Chính viện. Vào 
cuối thế kỷ XIX, nhân dân Nam Đàn hăng hái tham gia phong trào Cần Vương 
và hưởng ứng các phong trào yêu nước do Phan Bội Châu phát động. Đặc biệt, 
Nam Đàn đã sinh ra vị lãnh tụ kiệt xuất nhất của dân tộc là Nguyễn Ái Quốc – 
Hồ Chí Minh. Từ khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng (1930), nhân dân 
huyện Nam Đàn đều hăng hái đi theo ngọn cờ lãnh đạo của đảng. Nam Đàn đã 
quật khởi đứng lên trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931), rầm rập đấu 
tranh trong những ngày diễn ra Cách mạng tháng Tám năm 1945, tích cực lên 
đường nhập ngũ, góp thóc, gạo, ngày công cho công cuộc kháng chiến chống 
Pháp (1945 – 1954) và chống Mĩ (1954 – 1975). Điều đó là minh chứng hùng 
hồn cho truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của quê hương Nam Đàn.
- Danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử- văn hóa 
 Nhắc đến Nam Đàn, sử sách đã từng ca ngợi :
 Lam Giang một dãi xanh xanh.
 Vòng qua Nhẫn, Đụn băng mình về xuôi
 Nơi đây có ba dãy núi lớn: Núi Đại Huệ ở phía Bắc, nay thuộc xã Nam 
Thanh và Nam Anh. Núi có hình giống quả chuông úp, trên đỉnh có chùa Đại 
Tuệ. Thứ hai là núi Đụn thuộc địa bàn hai xã Nam Thái, Nam Thượng, cạnh 
quốc lộ 46 Vinh – Đô Lương. Trên núi Đụn có thành Hùng Sơn, nơi Mai Thúc 
Loan bỏ mình và con là Mai Thúc Huy nối nghiệp. Thứ ba là núi Thiên Nhẫn - 
dãy núi bắt đầu từ huyện Tương Dương đến tận Rú Nghèn – Hà Tĩnh. Phần núi 
Thiên Nhẫn ở huyện Nam Đàn chạy từ phía Tây đến phía Nam huyện. Núi 
Thiên Nhẫn có đến 999 ngọn núi với đỉnh đỉnh tròn nối nhau như muôn ngàn 
con ngựa ruổi rong, khí thế hung vĩ.
 Về Di tích lịch sử- văn hóa, trên địa bàn huyện vẫn còn lưu giữ được 173 di 
tích, danh thắng, trong đó có 162 di tích lịch sử văn hóa bao gồm: 5 di tích thuộc 
loại kiến trúc nghệ thuật là Đình Hoành Sơn, Đình Trung Cần, Chùa Đức Sơn, 
Đền Nhạn Tháp và đình Đông Viên; 03 di tích khảo cổ là di chỉ Rú Trăn, di tích 
Tháp Nhạn, di tích Động Lỗ Ngồi và 154 di tích lịch sử văn hóa khác bao gồm 
các đình, đền, chùa, lăng, miếu, mộ, nhà thờ...Trong đó số di tích đã được xếp 
hạng là 41 di tích bao gồm 03 Di tích cấp Quốc gia Đặc biệt (Khu di tích Kim 
Liên, Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu và Đình Hoành Sơn), 13 di tích cấp Quốc 
gia bao gồm: Đền Hồng Long xã Hồng Long, Đình Đông Viên, Nhà lưu niệm 
đồng chí Nguyễn Tiềm, Trần Quốc Hoàn, Nhà thờ họ Từ, xã Trung Phúc 
Cường; Mộ La sơn phu tử Nguyễn Thiếp xã Nam Kim; Mộ đồng chí Lê Hồng
 6

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_van_hoa_truyen_thong_nam_dan.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Giáo dục văn hóa truyền thống Nam Đàn thông qua dạy học Lịch sử lớp 10 THPT.pdf