Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9

docx 30 trang sk10 12/02/2025 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI 
 CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO 
 ĐỨC HỌC SINH LỚP 10A9
Họ và tên: Nguyễn Thị Điệp
Sinh ngày: 10/5/1977
Năm vào ngành: 2002
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Ba Vì
Trình độ chuyên môn: Cử Nhân tiếng Anh sư phạm. - Người lãnh đạo lớp học: Giáo viên chủ nhiệm nhận lệnh từ Hiệu trưởng có 
nhiệm vụ lãnh đạo tập thể học sinh thực hiệ kế họach dạy học, giáo dục học sinh 
làm cho tập thể này đồng thuận biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo 
dục.
- Là người điều khiển lớp học: Giáo viên chủ nhiệm giúp Hiệu trưởng điều phối 
công việc của các giáo viên bộ môn giảng dạy đối với học sinh lớp mình sao cho 
các môn học diễn ra đồng bộ, hài hoà.
- Người làm công tác phát triển lớp học.
- Người làm công tác tổ chức lớp học ( đối với các hoạt động ngoài giờ lên 
lớp).
- Giúp hiệu trưởng giám sát lớp học: Bao gồm giám sát, tư vấn, hỗ trợ, giám
sát đánh giá.
- Là người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp: Tổng hợp về tình hình rèn 
luyện của cả lớp và từng học sinh đến gia đình học sinh và đến các bộ phận khác 
của nhà trường.
2. Cơ sở thực tiễn.
 Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc kết nối nhà trường với 
học sinh; là người gần gũi, tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với học sinh; là kênh 
truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của học sinh tới Ban giám hiệu nhà 
trường và ngược lại. Thực tế cho thấy, phần lớn đội ngũ giáo viên tại các trường 
đang rất thiếu kinh nghiệm để có thể làm tốt vai trò của người quản lý lớp học. 
Trong khi đó, nghành sư phạm chưa quan tâm đúng mức tới việc rèn luyện 
nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp, chưa chú trọng đúng 
mức đến kỹ năng giáo dục hay kỹ năng làm công tác chủ nhiệm cho sinh viên 
dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên trẻ lúng túng với công tác này.
 Cùng chung với thực trạng trên, Trường THPT Ba Vì cũng có rất nhiều giáo 
viên trẻ, mới ra trường, những giáo viên mới ra trường có lợi thế trong việc làm 
tốt công tác chủ nhiệm bởi họ có tinh thần nhiệt huyết, cách nói chuyện mới mẻ 
nên dễ gần gũi với học sinh. Nhưng cái mới đó lại dẫn đến nhiều bất cập trong 
công tác chủ nhiệm. Trong khi đó, những giáo viên lâu năm là người dạn dày Nguyễn Thanh Lâm ( bố mẹ bỏ nhau), Dương Thị Loan( ở với mẹ) Trần Hà 
Nam ( ở với ông bà nội).........
- Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện xóa đói giảm 
nghèo: Nguyễn Hồng Thế, Hoàng Thị Ngọc Huyền, Đinh Thị Thu Hiền
- Sự định hướng học tập từ phía gia đình còn hạn chế.
 Căn cứ vào đặc điểm chung và những khó khăn thuận lợi trên của lớp chủ
nhiệm,
 trong năm học 2011 - 2012, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Giáo viên chủ 
nhiệm lớp với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 ”.
 II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
1. Mục tiêu.
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tế vai trò của GVCN lớp trong công tác 
giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 10, năm đầu tiên của một cấp 
học mới đầy bỡ ngỡ, để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục đạo đức cho học sinh đầu cấp ,là nền tảng cho hai năm kế tiếp và góp 
phần hoàn thiện nhân cách học sinh trong những năm học ở cấp học THPT.
 2. Nhiệm vụ.
 - Nghiên cứu lý luận về các GVCN lớp đã thể hiện vai trò của mình như thế nào 
trong công tác giáo dục đạo đức HS và đã đạt kết quả như thế nào?
- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục đạo đức HS trong trường THPT.
- Những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng.
 - Nghiên cứu qua quá trình chủ nhiệm lớp 10A9 năm học 2011-2012.
2. Phạm vi nghiên cứu.
 - Lớp 10A9 trường THPT Ba Vì – Hà Nội năm học 2011-2012.
3. Giả thuyết khoa học.
 - Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục toàn diện trong trường THPT Ba Vì. - Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
 - Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên
tục;
 - Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.
 Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm phải:
 - Tìm hiểu và nắm vững tình hình học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện
pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
 - Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo 
viên bộ môn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên 
quan trong hoạt động giảng dạy và giáop dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
 -Nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng 
và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm 
tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn 
chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.
 - Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Nhưng thực tế có nhiều GVCN lớp đặc biệt là chủ nhiệm trẻ chưa biết mình có 
một quyền hạn nên chưa ai dám làm là đi dự giờ các giáo viên bộ môn trong lớp 
khi mình thấy cần. GVCN được xếp loại học sinh, được thi hành kỉ luật học sinh 
theo quy định, được hưởng giờ công tác theo định mức quy định, có các loại sổ 
sách làm việc pháp quy trong hệ thống sổ sách của nhà trường. Từ đó nếu có 
nhiều chủ nhiệm lớp trong trường có năng lực và bản lĩnh thì công cuộc giáo 
dục sẽ đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
 II. NHỮNG PHÂM CHẤT CẦN CÓ CỦA MỘT GVCN.
1. Tố chất để làm nên một GVCN lớp tốt.
 Vì giáo viên chủ nhiệm là cán bộ quản lý lớp cho nên người dạy giỏi và người 
chủ nhiệm giỏi không nhất thiết là một. Có đồng thuận, có lệch pha trong thực tế 
là bình thường. Tố chất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là tố chất của một 
con người hành động. Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và 
cần một bộ óc kế hoạch hoá. Đối tượng quản lý trường học, lớp học là con người 
phải giáo hoá do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn. Phải lao vào ngoài lớp học, thầy cô còn phải đóng vai người anh, người chị, người bạn mà 
các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các em sẽ biết sống nhẫn nại, 
kiên trì và giàu lòng nhân ái. “ Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn 
hoá chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải 
có đức.. Cho nên thầy giáo cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.( 
Trích lời Bác Hồ dạy về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân).
 III.NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GVCN LỚP TRONG VIỆC KẾT HỢP 
GIỮA NHÀ TRƯỜNG -GIA ĐÌNH- XÃ HỘI ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 
VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH.
 Như chúng ta đã biết, Nhà trường, gia đình và xã hội đóng một vai trò khá 
quan trọng trong quá trình giáo dục phẩm chất, đạo đức, lối sống cho học sinh 
bởi lẽ những phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của học sinh được hình 
thành và phat triển trong chính những không gian này.
 Tuy nhiên Nhà trường, gia đình và xã hội lại có vai trò giáo dục khác nhau 
trong sự hình thành và phát triển phẩm chất shính trị, đạo đức và lối sống của 
học sinh. Trong tam giác giáo dục đó, Nhà trường được xem là yếu tố trung tâm, 
chủ động, định hướng trong việc phối kết hợp với gia đình và xã hội. Nhà 
trường có thể nói là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước 
thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên Nhà trường là lực lượng 
giáo dục hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố để huy động sức mạnh giáo dục 
từ phía gia đình và xã hội.
 Mặc dù vậy nhưng hiện nay những vấn nan của xã hội như: ma tuý, cờ bạc, mại 
dâm, rượu chè... đang xâm nhập vào trường học và ảnh hưởng nghiêm trọng đến 
đạo đức, nhân cách của học sinh. Bên cạnh đó, còn tồn tại một thực trạng đó là tỉ 
lệ những cặp vợ chồng ly hôn ngày một gia tăng. Điều đó cũng ảnh hưởng sâu 
sắc đến tâm lý, nhân cách của học sinh. Trước thực trạng trên, người giáo viên 
chủ nhiệm phải biết kết hợp và phát huy vai trò của từng yếu tố nhằm giáo dục 
tình hình và nhiệm vụ của đất nước, tình hình thời sự, chính trị trong và ngoài 
nước để hình thành một phẩm chất chính trị tốt đẹp. Không chỉ vậy, người giáo 
viên chủ nhiệm phải trở thành người trung gian trao đổi thông tin giữa Nhà b.Làm danh bạ điện thoại lớp 10A9.
 Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, con người cần phải 
cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ và người giáo viên chủ nhiệm cũng rất 
cần cập nhật thông tin về học sinh lớp mình. Do vậy, song song với việc làm 
cuốn sơ yếu lý lịch về học sinh, tôi làm một cuốn danh bạ điện thoại của lớp chủ 
nhiệm để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin với học sinh, với cha mẹ các 
em khi cần thiết. Và tôi phô tô cho Hội trưởng hội phụ huynh một cuốn, mỗi 
thành viên trong lớp một cuốn.
 Có trong tay cuốn danh bạ điện thoại của lớp tôi rất thuận lợi trong quản lý học
sinh và là kênh thông tin giữa Nhà trường và gia đình học sinh.
2. Lựa chọn ban cán sự lớp 10A9.
 Thấy rõ được vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho học sinh 
xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể gắn bó, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ 
nhau, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi 
mới phương pháp giáo dục. Do vậy, ngay tiết sinh hoạt đầu năm tôi đã định 
hướng xây dựng đội ngũ cán bộ lớp.
a. Cơ sở lựa chọn:
- Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS.
- Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm học. 
Là học sinh năng động, gương mẫu, nhiệt tình, có học lực khá trở lên, có uy tín 
với các học sinh khác trong lớp.
b. Cơ cấu ban cán sự lớp bao gồm:
- 01 lớp trưởng, 2 lớp phó ( 01 lớp phó phụ trách học tập và 01 lớp phó phụ 
trách văn thể).
- 01 thư kí lớp và 04 tổ trưởng.
Ngoài ra BCH Đoàn gồm có : 01 bí thư, 01 phó bí thư và 01 uỷ viên.
c. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:
 - Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về toàn bộ 
hoạt động học tập, rèn luyện của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp do tập + Tổ chức động viên, thăm hỏi những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau,
tai nạn...
* Bí thư chi Đoàn 10A9: Dương Thị Loan
 Phó bí thư: Nguyễn Ngọc Linh. 
 Uỷ viên: Nguyễn ngọc Ánh
 - Nhiệm vụ của cán bộ Đoàn :
+ Nắm bắt và tiếp thu những thông báo, chỉ thị của Đoàn trường để kịp thời triển 
khai cho Đoàn viên trong chi đoàn thực hiện đầy đủ;
+ Thực hiện các phong trào ủng hộ, quyên góp do huyện Đoàn và Đoàn 
trường phát động.
3. Lập sơ đồ tổ chức lớp học.
a. Căn cứ để lập sơ đồ lớp:
- Căn cứ vào học lực của học sinh: học sinh yếu kém, chậm tiến ngồi trước; học 
sinh khá giỏi ngồi sau.
- Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của học sinh: học sinh thấp trước, cao sau; học 
sinh mắt yếu ngồi gần bảng.
- Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau. + Cam kết giữa học sinh- phụ huynh học sinh- cô giáo chủ nhiệm.( Có ý kiến và 
chữ ký của phụ huynh học sinh).
+ Kẻ thêm bảng danh sách học sinh ở phía sau sổ theo dõi hạnh kiểm hàng tuần 
(A+, A, B, C,D).
 Có thể nói có cuốn sổ chủ nhiệm trong tay, tôi rất thuận lợi trong việc giám sát
và xếp loại học sinh vào cuối kì và cuối năm.
b. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là một nội dung trong việc lập sổ chủ nhiệm và 
khi kế hoạch chủ nhiệm tôi đã dựa vào các cơ sở chủ yếu như sau:
- Các mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch công tác giáo dục của trường, của Đoàn 
thanh niên.
- Đặc điểm tình hình của lớp, số lượng, mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn,
học sinh có năng khiếu về các lĩnh vực, học sinh cá biệt.....
-Đặc điểm gia đình học sinh.
- Sau khi nắm chắc các cơ sở trên, tôi lập kế hoạch hoạt động cho năm học, cơ 
cấu lớp, mục tiêu phấn đấu( học tập, nề nếp, các phong trào khác), biện pháp 
thực hiện.
- Từ kế hoạch cả năm, tôi lần lượt xây dựng kế hoạch cho từng tháng, tuần rồi 
thông báo, triển khai kịp thời đến học sinh để các em chủ động hơn trong học 
tập và thi đua.
5. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
 Khi xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh, tôi luôn bám sát vào nội 
dung thông tư 23/29 v/v hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh THPT của Bộ GD 
và ĐT; chủ trương nội quy của Nhà trường, Đoàn trường đề ra. Tôi xếp hạnh 
kiểm học sinh theo từng tháng trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm với hình thức bình 
xét công khai, dân chủ và có biên bản kèm theo.
6. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm.
 Xã hội phát triển với nhiều sự đổi thay trong đó kinh tế đất nước phát triển 
cũng không ít tác động tiêu cực đến con người đặc biệt là sự sa sút về nhân cách 
đạo đức của con người mà trong đó có học sinh. Thực tế cho thấy, các em ở lứa

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_voi_cong_tac_giao.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9.pdf