Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 10 qua dạy học bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 10 qua dạy học bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 10 qua dạy học bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA DẠY HỌC BÀI CHUYỆN CHÚC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN - NGUYỄN DỮ CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) MÔN: NGỮ VĂN NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THIÊN TỔ: VĂN - NGOẠI NGỮ Thanh Chương, tháng 3 - 2021. 1 2.1. Năng lực phát hiện điểm tuơng đồng, khác biệt ...........................................40 2.2. Năng lực tìm tòi, phát hiện vấn đề mới ........................................................41 2.3. Năng lực giải quyết vấn đề bằng các con đường khác nhau........................42 C. KẾT LUẬN ....................................................................................43 I. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................43 II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................43 1. Tính khoa học ..................................................................................................43 2. Tính mới..........................................................................................................44 3. Tính hiệu quả...................................................................................................44 3.1. Phạm vi ứng dụng.........................................................................................44 3.2. Kết quả ứng dụng..........................................................................................45 3.3. Ý nghĩa đề tài................................................................................................46 III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.............................................................................47 1. Đối với tổ, nhóm chuyên môn .........................................................................47 2. Đối với nhà trường ..........................................................................................47 3 trung vào kiến thức, hình thành phẩm chất của người học mà vấn đề phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo còn chưa được thực sự chú trọng. Với những lí do trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 10 qua dạy học bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ). Với đề tài này, người viết sẽ đưa ra những nội dung kiến thức và phương pháp dạy học mới để các em hứng thú trong học tập, nắm được nội dung cơ bản, đặc biệt, phát huy tối đa các năng lực cần có, đặc biệt năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo của học sinh thay vì lối dạy học chú trọng kiến thức như trước. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết vấn đề, tôi đã sử dụng một số phương pháp chính sau: - Phân tích, tổng hợp - So sánh đối chiếu - Khảo sát thống kê III. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận, công trình có các phần lớn - Cơ sở của đề tài - Giải pháp thực hiện - Kết quả đạt được 5 Giải quyết vấn đề là năng lực chung mà tất cả các môn học hướng đến. Năng lực này được đánh giá dựa vào khả năng nhận thức, khám phá những tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, tìm hiểu và đưa ra những cách giải quyết các tình huống đó, qua đó thể hiện tư duy, khả năng hợp tác để đưa ra những biện pháp tối ưu nhất từ đó giúp học sinh giải quyết tình huống được đặt ra. Đối với môn Ngữ văn, những tình huống có vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình dạy học như tiếp nhận một thể loại văn học mới, viết một loại văn bản mới, lí giải một hiện tượng đặt ra trong văn vản, thể hiện quan điểm của bản thân trước một vấn đề nêu trong văn bản, xây dựng kế hoạch học tập cụ thể...Thông qua việc phải tìm tòi, đưa ra những quyết định khác nhau để giải quyết những vấn đề trên, học sinh sẽ dần được hình thành thói quen, năng lực giải quyết các vấn đề, từ đó các em có thể xử lí những vấn đề xẩy ra trong đời sống một cách chủ động và có hiệu quả hơn. 2.2. Năng lực sáng tạo Sáng tạo là hoạt động mang tính tinh thần của mỗi cá nhân song mỗi người lại có cách thức và con đường sáng tạo khác nhau. Nó là khả năng tạo ra cái mới có giá trị dựa trên những phẩm chất độc đáo của cá nhân như tư duy sáng tạo, động cơ sáng tạo và ý chí. Sáng tạo là một năng lực vô cùng cần thiết không chỉ với mỗi cá nhân mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của dân tộc và nhân loại. Nó giúp con người tìm ra được nhiều giải pháp, ý tưởng để nâng cao chất lượng sống của mình, để cải tạo môi trường tự nhiên và xã hội theo hướng tích cực và tiến bộ hơn. Nói cách khác, sáng tạo là tiền đề cho sự phát triển của cá nhân và toàn thể nhân loại. Vì lẽ đó, phát triển năng lực sáng tạo trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất của mọi nền giáo dục tiến bộ trên thế giới. Ngữ văn, với đặc trưng là sự tổng hợp của ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Làm văn nên tính thực hành - tổng hợp cao giúp học sinh có khả năng lựa chọn, vận dụng một cách sáng tạo nhiều tri thức và kĩ năng khác nhau để tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Vì thế, dạy học làm văn trong nhà trường vừa phải giúp học sinh chiếm lĩnh được những tri thức và kĩ năng cần thiết cho việc hành văn vừa phải xoá bỏ những rào cản đối với sự sáng tạo và tạo ra được những tình huống kích thích niềm đam mê, hứng thú sáng tạo của học sinh. Cũng từ đây, học sinh không còn bị nỗi ám ảnh để rồi tìm cách thoả hiệp bằng cách nói theo, làm theo mà tự tin bộc lộ chính kiến, tự tin đứng lên bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải bằng ánh sáng của tri thức. 2.3. Năng lực tự quản bản thân Năng lực tự quản bản thân là khả năng con người có thể kiểm soát được thái độ, ngôn ngữ, hành vi của mình trong quá trình hợp tác giải quyết vấn đề; khả năng lập kế hoạch và điều chỉnh bản thân thực hiện theo kế hoạch đã định; khả năng 7 Ngữ văn. Sau khi học, học sinh sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt, của những tác phẩm văn học cũng như các thể loại, từ đó có thể nuôi dưỡng tâm hồn các em, giúp các em phát triển hài hòa đức, trí, thể, mĩ. 3. Năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo 3.1. Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực giải quyết vấn đề là năng lực cần có của mỗi con người bất cứ lứa tuổi nào và trong tất cả các tình huống, các mối quan hệ. Hiệu quả công việc, một mối quan hệ phụ thuộc nhiều vào cách giải quyết vấn đề của con người. Vì vậy, rèn luyện cho học sinh năng lực này là rất cần thiết. Đầu thế kỷ XXI, nhìn chung cộng đồng giáo dục quốc tế chấp nhận định nghĩa: giải quyết vấn đề là khả năng suy nghĩ và hành động trong những tình huống không có quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường có sẵn. Người giải quyết vấn đề có thể ít nhiều xác định được mục tiêu hành động, nhưng không phải ngay lập tức biết cách làm thế nào để đạt được nó. Sự am hiểu tình huống vấn đề, và lý giải dần việc đạt mục tiêu đó trên cơ sở việc lập kế hoạch và suy luận tạo thành quá trình giải quyết vấn đề. Có thể thấy, giải quyết vấn đề là quá trình tư duy phức tạp, bao gồm sự hiểu biết, đưa ra luận điểm, suy luận, đánh giá, giao tiếp... để đưa ra một hoặc nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức của vấn đề. Năng lực này được thể hiện trên các mặt: - Phát hiện và làm rõ vấn đề: + Phân tích tình huống + Phát hiện vấn đề + Biểu đạt vấn đề - Đề xuất và lựa chọn giải pháp: + Thu thập thông tin liên quan + Đề xuất giải pháp + Lựa chọn giải pháp phù hợp - Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề + Thực hiện giải pháp + Đánh giải giải pháp + Nhận thức và vận dụng phương pháp hành động phù hợp với bối cảnh mới. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề là yêu cầu cơ bản của dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng. Nó giúp các em có định hướng nhận diện, suy luận, lí giải và đưa ra những hướng giải quyết vấn đề khác nhau, từ đó giúp học sinh hình thành được kĩ năng cơ bản để cảm nhận văn học, giải quyết các đề thi cũng như giải quyết những vấn đề cơ bản của cuộc sống. 9 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN Thực tế giảng dạy môn Ngữ văn trong thời gian qua ở các trường phổ thông, giáo viên cũng đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh để bài học có hiệu quả cao nhất, nhằm phát triển các năng lực cần có cho học sinh. Tuy vậy, quá trình diễn ra gặp không ít những vấn đề tồn tại đáng đề cập. 1. Thực trạng dạy. Tôi đã gửi phiếu thăm dò đến một số giáo viên dạy Ngữ văn ở ba trường THPT nơi mình công tác và các trường lân cận để khảo sát một số ý kiến xung quanh vấn đề dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực ở các trường này. Khi được hỏi về mục đích của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, 12 người (100%) cho rằng, đó là một trong những mục tiêu quan trọng cần hướng đến của các giờ dạy học văn hiện nay. Về chất lượng các giờ học, đặc biệt tiết học Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), các đồng chí đã thực hiện, không ai khẳng định các giờ dạy của mình đều thực hiện tốt, 4 người (33.3%) tự nhận đã đạt mức khá, đã có chủ ý dạy học hướng đến các năng lực cần có cho học sinh, tuy vậy vẫn còn mờ nhạt, chủ yếu vẫn thói quen truyền thụ kiến thức. 8 người (66.7%) cho rằng giờ dạy của mình đạt mức trung bình trong việc hướng đến rèn luyện các năng lực cho học sinh. Về việc đánh giá thái độ của học sinh đối với các tiết học văn, tiết học Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), 3 người (25%) cho rằng học sinh thường xuyên chuẩn bị bài đầy đủ, có chất lượng, phát biểu xây dựng bài, tham gia hoạt động nhóm trên lớp hăng hái, thực hiện bài tập giáo viên giao về nhà đầy đủ, 7 người (58.3%) cho rằng học sinh có thái độ bình thường, 2 người (16.7%) khẳng định học sinh không thích thú môn học này, ít phát biểu, làm việc không hăng hái, chủ yếu do giáo viên chỉ định. Về phương pháp và phương tiện dạy học mà các giáo viên đã sử dụng, 8 giáo viên (66.7%) đã sử dụng thuyết giảng, 3 người (25%) dùng vấn đáp, 1 người (8.3%) sử dụng phương pháp khác có kèm công nghệ thông tin trong một số giờ dạy. Sau khi học các tiết học, kĩ năng vận dụng các năng lực cần có của học sinh trong lớp học cũng như trong các hoạt động khác, 4 giáo viên (30%) cho biết, nhiều em đã vận dụng linh hoạt các năng lực như hợp tác, giải quyết tình huống, năng lực tự quản cá nhân ... một cách có hiệu quả. Nhiều em đã có sự vận dụng sáng tạo kiến thức đã học để tạo ra những sản phẩm có giá trị như những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi hoặc những văn bản thơ, văn xuôi trong các kì thi viết báo tường nhân ngày 20/11. Một số em có thể thực hiện dẫn chương trình, biên kịch, tổ chức các hoạt động tập thể như các hoạt động ngoài giờ lên lớp, lễ tri ân và 11 phương pháp còn có số đông thầy cô khác lại vẫn “giậm chân tại chỗ” trong hầu hết các tiết dạy. Ho ̣ chỉ dạy phương pháp dạy học mới mang tính đối phó và nặng thành tích khi và chỉ khi co ́ người dư ̣ giờ, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.... Trong quá trình dạy học văn, nhiều giáo viên cũng đã cố gắng hướng học sinh đến những năng lực khác. Một số phương pháp và kĩ thuật được áp dụng như lồng ghép trò chơi vào bài dạy, tạo nhóm, đóng vai, dạy theo dự án Giáo viên phải tiếp thu cách dạy theo cảm nhận, theo trải nghiệm sáng tạo của phương pháp dạy giá trị sống, kĩ năng sống. Với những phương pháp này, học sinh có hứng thú hơn trong việc học Ngữ văn, có thể phát huy được nhiều năng lực. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị công phu, bởi vậy giáo viên thường thiếu kiên trì với cái mới. 2. Thực trạng học Tôi đã tiến hành phát phiếu trắc nghiệm thăm dò ý kiến của 127 học sinh ở các lớp 10A, 11C, 12I của trường mình về việc học môn Ngữ văn cũng như học bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Về việc học văn của học sinh: Khi được hỏi về vai trò của phân môn Ngữ văn trong chương trình THPT, 95 học sinh (74.8%) có ý kiến đó là môn học quan trọng đối với mình, 32 em (25.2%) xem môn học này cũng bình thường như những môn học khác và không có em nào cho đó là môn học không cần thiết. Như vậy, các em đều thấy được đây là môn học rất quan trọng trong quá trình theo học trên ghế nhà trường. Khi được hỏi về mục đích của việc học văn, 100 em (78,7%) cho rằng học văn để biết được những tác phẩm văn học từ trước đến nay, biết các quy tắc sử dụng Tiếng Việt cũng như quy tắc tạo lập các văn bản. 25 em (19,7 %) cho việc học văn là để hoàn thành các môn học trong chương trình của Bộ Giáo dục đưa ra, còn 2 em (1,6 %) không biết học văn để làm gì. Có thể nói, học sinh đã phần nào thấy được mục đích của việc học văn. Tuy nhiên, các em đang nhìn nhận học văn như một môn học khác, đồng thời chỉ nhìn nhận môn văn ở trạng thái cung cấp kiến thức cơ bản chứ chưa có vai trò lớn trong việc hình thành các năng lực cần có cho mình. Khi giáo viên hỏi: theo em, môn văn khác với những bộ môn nào? thì các em cho biết, môn văn không học các phép tính, các tính chất, các định luật, quy luật..., môn văn cung cấp kiến thức về phần tiếng Việt, cách làm văn và những văn bản có giá trị. Như vậy, có thể hiểu, học sinh chỉ nhận thấy sự khác biệt giữa môn Ngữ văn và các môn học khác ở phương diện hình thức chứ chưa hiểu được bản chất bên trong. Nó là một môn khoa học đồng thời là môn học nghệ thuật, bởi thế, môn học này sẽ được các em ứng dụng trong thực tế rất nhiều, trong giao tiếp, tạo lập 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_gop_phan_hinh_thanh_nang_luc_giai_quye.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học si.pdf