Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống bài tập theo định hướng phát triển năng lực chương Động học chất điểm - Vật lý 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống bài tập theo định hướng phát triển năng lực chương Động học chất điểm - Vật lý 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống bài tập theo định hướng phát triển năng lực chương Động học chất điểm - Vật lý 10
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ GIANG =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Hệ thống bài tập theo định hướng phát triển năng lực chương Động học chất điểm- Vật lý 10. Tác giả sáng kiến: Đặng Thị Hằng Mã sáng kiến: 25.54.01 Vĩnh Phúc, năm 2019 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BT : Bài tập BTVL : Bài tập vật lý GV : Giáo viên HĐTH : Hoạt động tự học HS : Học sinh PPDH : Phương pháp dạy học SBT : Sách bài tập SGK : Sách giáo khoa TN : Thực nghiệm THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở 3 - Ở THCS các em gần như là không chú trọng nhiều khi học môn Vật lý nên lên lớp 10 các em không nhớ kiến thức ở THCS, không có phương pháp học tập và cảm thấy môn Vật lý rất khó. - Nội dung kiến thức và bài tập chương Động học chất điểm – Vật Lý 10 rất quan trọng, nó liên quan đến nhiều kiến thức ở các chương sau nên khi các em học tốt chương này thì khi học các chương sau các em sẽ tiếp thu kiến thức tốt nhất, đồng thời giúp các em yêu thích môn Vật Lý. - Ngoài ra, số lượng sách tham khảo và sách bài tập (SBT) có mặt trên thị trường rất phong phú và đa dạng. Điều đó gây khó khăn cho HS trong việc lựa chọn cho bản thân các em hệ thống BT thích hợp để học tập. Vì vậy, GV cần quan tâm đến việc xây dựng, khai thác, lựa chọn BT nhằm bồi dưỡng kĩ năng giải bài tập cho các em, qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập và hình thành thói quen tự học và kĩ năng giải bài tập cho HS. Chính vì thế tôi quyết định chọn đề tài: “ Hệ thống bài tập theo định hướng phát triển năng lực chương Động học chất điểm- Vật lý 10 ”. - Trên cơ sở nghiên cứu chi tiết nội dung chương “Động học chất điểm”, Vật lý 10 THPT, sáng kiến đã chia các dạng bài tập cơ bản và khai thác được hệ thống BTVL theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học và rèn luyện kĩ năng cho HS gồm các câu hỏi lý thuyết và 29 BT, sau mỗi bài có định hướng những kỹ năng HS sẽ được rèn luyện, định hướng giải BT và gợi ý sử dụng BT. Từ đó học sinh có thêm kỹ năng về cách giải các bài tập Vật lí, có thể nhanh chóng giải các bài toán về chương “Động học chất điểm” Vật lý 10 THPT, góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS lớp 10 ở trường THPT hiện nay. - Sáng kiến đề xuất được các biện pháp sử dụng BTVL trong việc bồi dưỡng kĩ năng cho từng đối tượng HS. - Nhằm xây dựng một chuyên đề sâu, tổng quát giúp học sinh có thể nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn, từ đó có cách học hiệu quả hơn. - Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh trong việc học đi đôi với hành. Hi vọng sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng của môn Vật lý nói chung và môn Vật lý học sinh khối lớp 10 nói riêng. 5 Quỹ đạo Chất điểm CĐ của chất điểm CÁC KHÁI CĐ cơ NIỆM Không gian, thời gian Tính tương đối Hệ qui chiếu của CĐ Vật mốc Tọa độ Phương trình CĐ ĐỘNG CÁC Tốc độ TB HỌC ĐẠI Vận tốc TB CHẤT LƯỢNG Vận tốc CĐ Vận tốc tức thời Tốc độ tức thời ĐIỂM Gia tốc tiếp tuyến Gia tốc Gia tốc tức thời Gia tốc pháp tuyến CĐ thẳng đều CÁC CĐ nhanh dần đều CĐ rơi tự do DẠNG CĐ CĐ thẳng BĐĐ ĐẶC BIỆT CĐ chậm dần đều CĐ tròn đều 7 BT này không những giúp HS khắc sâu khái niệm chất điểm, mà còn rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng thông tin để giải thích những vấn đề trong thực tiễn đời sống hàng ngày. * Định hướng giải BT Đối với HS, các hiện tượng này rất trừu tượng, nên trong quá trình giải GV có thể dẫn dắt HS như sau: cho HS quan sát một đoạn mô phỏng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động của Trái Đất tự quay quanh trục của nó (hình 2.a; 2.b). Nếu HS không tự trả lời được thì GV có thể định hướng cho HS bằng cách nêu gợi ý: quan sát chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động của Trái Đất khi tự quay quanh trục của nó, để ý khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất và để ý khoảng cách từ những điểm trên Trái Đất đến trục quay. Với những định hướng trên HS sẽ tìm ra câu trả lời. * Gợi ý sử dụng BT BT trên được dùng sau khi đã hình thành khái niệm về chất điểm, dùng trong khâu củng cố, vận dụng. Bài tập 3: Hai người ngồi trên xe buýt, sử dụng hai đồng hồ khác nhau. Khi xe bắt đầu khởi hành, người thứ nhất nhìn đồng hồ đeo tay, thấy đồng hồ chỉ 6 giờ, người thứ hai bấm đồng hồ bấm giây. Hỏi trong khi xe đang chuyển động, số chỉ của mỗi đồng hồ cho biết điều gì? Nếu cần biết xe đã chạy bao lâu thì nên hỏi người nào là tiện nhất? Khi xe đã đến bến, muốn biết lúc đó là mấy giờ thì nên hỏi người nào? * Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS BT này sẽ rèn luyện được cho HS thu thập, xử lý thông tin từ những quan sát, kỹ năng phân tích và suy luận. * Gợi ý sử dụng BT Sau khi HS học xong bài “Chuyển động cơ”, GV sử dụng BT này giúp HS nhận biết được mốc thời gian, phân biệt được thời điểm và thời gian chuyển động. Một số câu hỏi kiểm tra lý thuyết: Câu hỏi 1. Chất điểm là gì ? Câu hỏi 2. Nêu cách xác định vị trí của một ô tô trên một quốc lộ ? Câu hỏi 3. Nêu cách xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng ? 9 * Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS Đây là BT nhận dạng, giúp HS thu thập những thông tin, nhận xét định tính về quỹ đạo và tính chất chuyển động của các vật. * Gợi ý sử dụng BT BT này được dùng khi kiểm tra bài cũ “Chuyển động cơ” và đặt vấn đề vào bài “Chuyển động thẳng đều”. Bài tập 5: Một vật chuyển động trên đường thẳng. Trong 20m đầu tiên vật đi mất 4s, trong 40m tiếp theo vật đi mất 8s. a. Tính tốc độ trung bình của vật trên mỗi đoạn đường. b. So sánh giá trị của tốc độ trung bình trên mỗi đoạn đường. * Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS Sử dụng BT này để giúp HS rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và kỹ năng tính toán. * Định hướng giải BT Để HĐTH của HS đạt hiệu quả, GV có thể định hướng cho HS như sau: - Tốc độ trung bình trên mỗi đoạn đường được tính theo công thức nào? - Từ kết quả cho ta kết luận điều gì? Từ những định hướng trên, HS sẽ đáp ứng được yêu cầu BT. * Gợi ý sử dụng BT Đây là BT mà GV có thể dùng để dẫn dắt HS đến khái niệm chuyển động thẳng đều. Cũng có thể dùng trong khâu củng cố, vận dụng Bài tập 6: Một chất điểm x (m) chuyển động trên một đường thẳng. Đồ thị chuyển động của chất điểm được mô tả trên hình 4 3 (4). Hãy sắp xếp tốc độ trung (1) 2 (2) bình trên các đoạn đường (1), (2), 1 (3), (4), (5), theo thứ tự giảm dần. 2 3 4 6 -1 1 5 t (3) -2 (5) -3 (4) Hình 4. Đồ thị chuyển động của vật 11 - Tốc độ trung bình bằng trung bình cộng các tốc độ khi nào? Với những câu hỏi định hướng và với sự hướng dẫn của GV, HS sẽ xác định được: v t +v t - Tốc độ trung bình: v = 1 1 2 2 . t1 +t2 v +v - Trung bình cộng tốc độ: v = 1 2 . 2 - Tốc độ trung bình bằng trung bình cộng các tốc độ khi: v1t1 +v2t2 v1 +v2 t1 = t2 t1 +t2 2 Như vậy, qua BT này sẽ giúp HS thấy rõ được sự khác biệt giữa hai khái niệm tốc độ trung bình và trung bình các tốc độ, chúng chỉ bằng nhau khi t1 = t2. * Gợi ý sử dụng BT Đây là BT GV có thể dùng trong khâu củng cố, vận dụng kiến thức, cho HS kiểm tra hoặc giao nhiệm vụ về nhà cho HS sau khi các em học xong bài “Chuyển động thẳng đều”. Bài tập 8: Một xe máy xuất phát tại điểm M 0, cách gốc tọa độ 0 một đoạn x0, chuyển động thẳng đều với tốc độ v. Sau thời gian t (h) xe máy đến M cách M0 một đoạn s (km). Lấy mốc thời gian lúc xe máy qua M 0, chiều dương cùng chiều chuyển động. a. Viết phương trình tọa độ của xe tại thời điểm t? b. Với x0 = 10 km, v = 20 km/h, hãy vẽ đồ thị của phương trình trên. * Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS BT này không những rèn luyện cho HS kỹ năng thu thập, phân tích, vận dụng thông tin mà còn rèn luyện cho HS kỹ năng vẽ đồ thị. * Định hướng giải Nếu như HS bị bế tắc, GV có thể định hướng cho HS như sau: - Hãy minh họa lại BT qua hình vẽ? - Từ hình vẽ, xác định vị trí của xe sau thời gian chuyển động t? - Áp dụng số liệu cụ thể, sau đó vẽ đồ thị của phương trình vừa tìm được. Với những gợi ý trên, HS sẽ tìm được lời giải đúng theo yêu cầu của BT. * Gợi ý sử dụng BT 13 c. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. * Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS Với BT này không những rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, tính toán, vẽ và đọc đồ thị mà còn rèn luyện cho HS kỹ năng giải BTVL trong trường hợp hai xe chuyển động ngược chiều nhau. * Định hướng giải BT Vì đề bài chưa nêu rõ những dữ kiện x (km) như: chọn gốc tọa độ, gốc thời gian 140 cũng như chiều chuyển động. Nên 120 trong quá trình giải, HS có thể lúng 100 túng, GV nên định hướng cho HS cả 80 lớp chọn cùng một trường hợp. M 60 II Sau khi nghe GV định hướng, HS sẽ I 40 chọn: gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B và gốc thời gian là lúc hai xe 20 bắt đầu khởi hành. Trên cơ sở đó, HS 0 1 2 3 t (s) xác định được những yêu cầu mà đề bài Hình 6. I: Mô tả chuyển động của xe A nêu ra. Cụ thể: II: Mô tả chuyển động của xe B M: Vị trí hai xe gặp nhau - Phương trình chuyển động của hai xe: Xe A: xA = 70t (km); Xe B: xB = 130 - 60t (km). - Đồ thị hai xe như hình (6). - Thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau: hai xe gặp nhau sau 1h chuyển động và cách A là 70km. * Gợi ý sử dụng BT BT này GV có thể dùng trong khâu củng cố, vận dụng kiến thức, giao nhiệm về nhà hoặc cho HS kiểm tra sau khi các em học xong bài “Chuyển động thẳng đều”. Trong trường hợp chọn gốc tọa độ tại B, chiều dương từ B đến A và xe A khởi hành trễ hơn một giờ, GV cho HS về nhà làm, để các em khắc sâu được kiến thức và có thêm kỹ năng giải BT loại này. 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_he_thong_bai_tap_theo_dinh_huong_phat.doc