Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả dạy và học chủ đề tích hợp Các nguyên tố hóa học và sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả dạy và học chủ đề tích hợp Các nguyên tố hóa học và sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả dạy và học chủ đề tích hợp Các nguyên tố hóa học và sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh
MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu............................................................................................................................................1 2. Tên sáng kiến:..........................................................................................................................................3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sinh học lớp 10 .......................................................................................3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2018. ......................................................3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:................................................................................................................3 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không..........................................................................39 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:....................................................................................39 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) :.....................................................................................................................................................40 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: .................................................................................................................................................................................40 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:...................................................................................................................................................................41 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): .....41 PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH DẠY HỌC ................................................................................................42 PHỤ LỤC 2. ĐỀ KIỂM TRA. ..............................................................................................................70 PHỤ LỤC 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO GV CUNG CẤP CHO HS.................................................79 PHỤ LỤC 4. BẢNG ĐIỂM 15 PHÚT VÀ 45 PHÚT LỚP 10A2 VÀ 10A3.......................................84 PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.........................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................88 1 - Hình thành ở học sinh thế giới quan duy vật biện chứng đó là các quá trình vật lý, hóa học được thể hiện trong hệ sống nhưng bị chi phối bởi các qui luật của tổ chức sống, đó chính là sự thống nhất của giới tự nhiên. - Tạo hứng thú học tập cho học sinh vì những kiến thức trong bài học có thể vận dụng vào thực tế đời sống. * Về kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát tranh, kênh hình, phát hiện kiến thức. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh – phân tích – tổng hợp kiến thức để rút ra nội dung chính cần đạt được. - Kỹ năng khái quát hóa kiến thức. - Rèn kỹ năng trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể. * Về thái độ: - Đề xuất được cách sống hòa nhập cộng đồng: tôn trọng, đoàn kết và tích cực tham gia hoạt động tập thể. - Giải thích được bản chất các hiện tượng của thế giới sống. - Biết vận dụng kiến thức học được vào giải quyết các tình huống thực tế đời sống. - Xây dựng ý thức tự giác, ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. * Định hướng năng lực đạt được: - Năng lực tự chủ và tự học: HS có thể tự lập kế hoạch học tập xây dựng mục tiêu, kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ, sản phẩm cần hoàn thành. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện tình huống có vấn đề, nảy sinh mâu thuẫn, đề xuất cách giải quyết. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hình thành năng lực giao tiếp thông qua làm việc nhóm, tranh luận nhóm, trình bày báo cáo. - Năng lực ngôn ngữ: Báo cáo kết quả nghiên cứu và hoạt động nhóm. - Năng lực tin học: Biết sử dụng internet để thu thập thông tin. Từ những nghiên cứu đó tôi lựa chọn đề tài: “Hiệu quả dạy và học chủ đề tích hợp Các nguyên tố hóa học và sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất theo phương 2 Nội dung: + Nghiên cứu tổng quan về dạy học tích hợp tích hợp và một số kỹ thuật dạy học tích cực. + Nghiên cứu tổng quan về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh PHẦN II. NỘI DUNG Nội dung: Thiết kế một chủ đề tích hợp theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh. PHẦN III. THỰC NGHIỆM Nội dung: Tổ chức dạy học - phân tích kết quả và đánh giá. PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. DẠY HỌC TÍCH HỢP. Theo Xavier Roegiers, “Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự định trước những điều 4 cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ có năng lực sống tự lập. Ngoài ra, DHTH còn giúp người học xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, HS có thể lần lượt học các môn học khác nhau trong mỗi môn học nhưng HS phải biểu đạt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng , phong phú thì tính hệ thống càng phải cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ chưa từng gặp. a. Các quan điểm tích hợp Trong DHTH, điều cần thiết đầu tiên là phải “vượt lên trên cách nhìn bộ môn” tức là vượt lên trên cách nhìn quen thuộc về vai trò của từng môn học riêng rẽ, quan niệm đúng hơn về quan hệ tương tác giữa các môn học . Theo dhainaut (1977), có 4 quan điểm khác nhau đối với các môn học. - Quan điểm “đơn môn” có thể xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của mỗi môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ. - Quan niệm “đa môn” thực chất là những tình huống, những “đề tài” được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau, nghĩa là theo những môn học khác nhau. - Quan điểm “liên môn” trong dạy học, những tình huống chỉ có thể tiếp cận hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết những tình huống cho trước. Quan điểm “xuyên môn” có thể phát triển những kỹ năng mà HS có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Tác giả đã đi nghiên cứu sâu vào một số kĩ thuật dạy học tích cực được ứng dụng để dạy chủ đề tích hợp. b. Một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học tích hợp. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực chính là phát huy được tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Trong dạy học tích cực, học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn. 6 Tóm tắt ý chính: HS chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giải thích cho nhau thắc mắc (nếu có), thống nhất với nhau ý chính của bài/phần đọc đọc. HS nêu câu hỏi để GV giải đáp (nếu có). * Kĩ thuật viết tích cực Trong quá trình thuyết trình, GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định. GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp. Kĩ thuật này cũng có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để phản hồi cho GV về việc nắm kiến thức của HS và những chỗ các em còn hiểu sai. * Kĩ thuật hỏi và trả lời câu hỏi Đây là kĩ thuật dạy học giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi. Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau: GV nêu chủ đề. GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác trả lời câu hỏi đó. HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời. HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,... Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại. * Kĩ thuật đặt câu hỏi Trong dạy học theo phương pháp cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ. Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS với GV và HS với HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều thì HS sẽ học tập tích cực hơn. Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để: 8 Mỗi nhóm nhận một câu hỏi như trong bảng dưới đây. Sau khi thảo luận và ghi kết quả vào giấy A4 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy A4 ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 4 và nhóm 4 chuyển cho nhóm 1. Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn, sau đó lại luân chuyển cho các nhóm tiếp theo đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy của nhóm mình. Các nhóm sẽ hoàn thiện lại câu trả lời của mình và dán lên bảng. * Kỹ thuật động não: Động não là kỹ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng. Động não có thể tiến hành theo các bước sau: - GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm. - Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. - Liệt kê và phân loại các ý kiến. - Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng. - Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận. * Kỹ thuật tia chớp: Là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề. c. Cấu trúc bài học tích hợp 1. Mục tiêu - Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ - Định hướng năng lực hình thành 2. Thời lượng dự kiến 3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 4. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá 10 Làm việc cá nhân Cá nhân làm việc độc lập nhưng vẫn có thể tranh thủ hỏi hoặc trả lời bạn trong nhóm, vẫn thực hiện các yêu cầu của nhóm trưởng (nếu có) để phục vụ cho các hoạt động cá nhân. Làm việc theo cặp Tùy theo hoạt động học tập, có lúc HS sẽ làm việc theo cặp trong nhóm. Lưu ý không để HS nào bị lẻ khi hoạt động theo cặp. Giúp HS tự tin và tập trung tốt vào công việc nhóm. Làm việc chung cả nhóm Cả nhóm cùng hoạt động, cùng hợp tác sẽ phát huy khả năng sáng tạo. Để đạt hiệu quả, mỗi nhóm nên có từ 4 đến 6 HS. Làm việc cả lớp Tổ chức hoạt động chung cả lớp để HS được trình bày, thảo luận về kết quả hoạt động nhóm. 2. Mục đích nghiên cứu: Nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học nói chung và Sinh học lớp 10 nói riêng thông qua việc dạy học tích hợp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu tổng quan về quan điểm tích hợp + Nghiên cứu cơ sở thực tiễn vấn đề dạy học theo hướng tích hợp ở Việt Nam. + Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài trong chương trình sinh học lớp 10 theo quan điểm tích hợp. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Dạy học sinh học theo quan điểm tích hợp ở một số bài trong chương trình Sinh học lớp 10. - Khách thể nghiên cứu là HS lớp 10A2 và 10A3 trường THPT Bình Xuyên. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp và một số kỹ thuật dạy học tích cực áp dụng cho học sinh THPT. 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_hieu_qua_day_va_hoc_chu_de_tich_hop_ca.docx