Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở địa phương cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm chủ đề Địa lí Nông nghiệp lớp 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở địa phương cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm chủ đề Địa lí Nông nghiệp lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở địa phương cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm chủ đề Địa lí Nông nghiệp lớp 10
PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục được Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục quan tâm hàng đầu, nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong thời đại mới. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực cộng tác làm việc của người học. Trong quá trình chuẩn bị thực hiện đề tài sáng kiến, chúng tôi có tìm hiểu các đề tài SKKN đã làm của các giáo viên, chúng tôi thấy đã có nhiều đề tài đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp cho học sinh như dạy học chủ đề, dạy học dự án hay dạy học stem, dạy học trải nghiệm Trong các công trình nghiên cứu, sách, bài viết sưu tìm được về vấn đề dạy học theo hướng dạy học gắn với việc tổ chức trải nghiệm thực tế chúng tôi thấy các đề tài đã được công nhận cơ bản triển khai theo hướng cho học sinh trải nghiệm thực tế trước sau đó về triển khai các phương án dạy học, còn lại chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụng kiến thức đã học để liên hệ ở địa phương nhằm giáo dục tình yêu quê hương , đồng thời hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa thông qua sản xuất ở địa phương . Đó là cơ sở để chúng tôi triển khai đề tài theo hướng này. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với dạy học gắn liền với thực tiễn cho học sinh, góp phần làm tăng khả năng nắm bắt kiến thức và hứng thú học tập cho học sinh. 2. Lí do chọn đề tài Dạy học gắn liền với thực tiễn để nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức quan tâm. Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Quan điểm của chương trình Giáo dục phổ thông mới cũng đã nhấn mạnh đến việc dạy học gắn với thực tiễn để phát huy tối đa các phẩm chất năng lực của người học nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước cũng như tiến 1 thông qua dạy học trải nghiệm chủ đề: Địa lí Nông nghiệp lớp 10” để nhằm góp phần chia sẻ với các đồng nghiệp đồng thời mong muốn giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, thông qua đó chúng tôi cũng mong muốn định hướng nghề nghiệp trên chính quê hương mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm gắn liền giữa kiến thức lí thuyết với thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở địa phương, nâng cao chất lượng dạy học làm tăng hứng thú học tập cho học sinh, từ đó phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập cũng như thực tiễn cuộc sống. Đồng thời nhằm giúp học sinh hiểu rõ được khả năng phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở địa phương từ đó giáo dục tình yêu quê hương, có mong muốn cống hiến nguồn nhân lực cho địa phương. Ngoài ra đề tài cũng mong muốn rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho học sinh: làm việc hợp tác nhóm, phân tích trao đổi vấn đề, khảo sát thực tiễn, công nghệ thông tin.. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ chính của đề tài là trình bày các vấn đề cốt lõi về dạy học chủ đề nói chung và xây dựng chủ đề Địa lí Nông nghiệp lớp 10 thông qua dạy học trải nghiệm nói riêng. Đồng thời trình bày một số vấn đề hoạt động trải nghiệm trong giáo học tập và giáo dục. Ngoài ra hướng dẫn học sinh các biện pháp tiến hành hoạt động trải nghiệm cũng như hướng dẫn học sinh thực hiện các giải pháp để đưa một sản phẩm của địa phương thành sản phẩm hàng hóa trong thời đại 4.0. 5. Phạm vi nghiên cứu - Kiến thức: Vận dụng kiến thức chủ đề Địa lí nông nghiệp lớp 10 đề giúp học sinh tư duy về phát triển nền nông nghiệp ở địa phương theo hướng hàng hóa. - Học sinh: Áp dụng cho một số lớp học sinh khối 10 tại đơn vị chúng tôi công tác năm học 2020 – 2021. 6. Đối tƣợng nghiên cứu Hình thành tư duy cho học sinh về phát triển nền nông nghiệp ở địa phương, từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, tư duy lãnh thổ, thống kê để làm rõ các vấn đề lí luận, khảo sát đối chiếu của đề tài. Chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn, thực địa để giải quyết vấn đề trải nghiệm thực tiễn. 3 Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ có Kiến thức thu được là các khái niệm mối liên hệ tuyến tính (một chiều theo trong một mối liên hệ mạng lưới với thiết kế chương trình học). nhau Trình độ nhận thức sau quá trình học Trình độ nhận thức có thể đạt được ở tập thường theo trình tự và thường mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh dừng lại ở trình độ biết, hiểu và vận giá. dụng (giải bài tập). Kết thúc một chương học, học sinh Kết thúc một chủ đề học sinh có một không có một tổng thể kiến thức mới tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt mà có kiến thức từng phần riêng biệt chẽ và khác với nội dung trong sách hoặc có hệ thống kiến thức liên hệ giáo khoa. tuyến tính theo trật tự các bài học. Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học người học đang sống do sự chậm cập sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật của nội dung sách giáo khoa. nhật thông tin khi thực hiện chủ đề. Kiến thức thu được sau khi học thường Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ là hạn hẹp trong chương trình, nội đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung học. dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh. Không thể hướng tới nhiều mục tiêu Có thề hướng tới, bồi dưỡng các kĩ nhân văn quan trọng như: rèn luyện năng làm việc với thông tin, giao tiếp, các kĩ năng sống và làm việc: giao ngôn ngữ, hợp tác. tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành, ra quyết định 1.1.4.Các bước xây dựng chủ đề - Xác định chủ đề. - Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả - Biên soạn câu hỏi/ bài tập - Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề - Tổ chức thực hiện 1.1.5. Quy trình xây dựng chủ đề dạy học A. Xác định tên chủ đề, thời lƣợng thực hiện: ( Tổ nhóm thực hiện) 5 Nội dung/chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao đề/chuẩn ND1..... ND2....... D. Biên soạn câu hỏi/ bài tập: ( Tổ nhóm thực hiện) Với mỗi chủ đề đã xây dựng, xác định được mô tả 4 mức độ yêu cầu ( Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng. Lưu ý: Hệ thống câu hỏi/bài tập đã xây dựng được cụ thể trong bảng bước 3 và trong thiết kế tiến trình dạy học ở bước 6. E. Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề: ( Tổ nhóm thực hiện) Thiết bị Hình thức tổ Thời Thời Nội dung DH, Học Ghi chú chức dạy học lƣợng điểm liệu ND1..... ND2..... G. Tổ chức thực hiện: - Thiết kế tiến trình dạy học: ( Cá nhân giáo viên thực hiện) Tiến trình dạy học chủ đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Hoạt động 1. Khởi động 1. Mục tiêu:... 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh.. 3. Cách thức tiến hành... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1. Mục tiêu: 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: 3. Các bước hoạt động: 7 - Báo cáo kết quả và thảo luận: Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. Mỗi chủ đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. - Phân tích, rút kinh nghiệm bài học Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả của hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiếm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau: Nội dung Tiêu chí Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. 1. Kế Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm hoạch và cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. tài liệu Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ dạy học chức các hoạt động học của học sinh. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. 2. Tổ chức Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của hoạt động học sinh. học cho Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. 9 học sinh. Sau đây là một số hình thức về HĐTNST hiện nay ở trong các trường phổ thông: 1. Tổ chức thảo luận Đây có lẽ là cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm đơn giản và dễ thực hiện nhất với điều kiện nước ta cũng như mặt bằng chung của các trường phổ thông hiện nay. - Thảo luận có thể diễn ra trong phạm vi hẹp trong lớp học dưới sự hướng dẫn điều khiển của giáo viên học sinh cùng nhau trao đổi tìm ra nguyên nhân và giải pháp thực hiện chủ đề cùng trao đổi. - Giáo viên chỉ là người tổ chức còn học sinh là người chủ trì, dẫn dắt, thực hiện. Tuy nhiên đây cũng chỉ là bước đầu của học tập trải nghiệm hình thức tổ chức này sẽ khó phát huy hết năng lực người học và đặc biệt là những em học sinh còn chưa chú ý tới học tập. Bởi vậy giáo viên cần có những hình thức tổ chức hấp dẫn với tất cả đối tượng học sinh nhằm phát triển năng lực ở người học. 2. Tổ chức các trò chơi Trò chơi là một hoạt động giải trí, thư giãn đồng thời là món ăn tinh thần thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Việc lựa chọn trò chơi phù hợp sẽ có tác dụng tích cực tới con người nói chung và đặc biệt đối với thanh niên học sinh nói riêng. Muốn để trò chơi là một hoạt động học tập tích cực đòi hỏi phải có sự chọn lọc, tư duy của người giáo viên trong cách lựa chọn trò chơi để tổ chức học tập trải nghiệm. Trò chơi mang lại những thuận lợi trong quá trình tổ chức dạy học trải nghiệm rõ nét nhất là: việc phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn... Bên cạnh những thuận lợi là khó khăn về mặt tổ chức lựa chọn đại điểm thời gian phù hợp để đảm bảo nội dung chương trình chuẩn. Một số trò chơi được sử dụng nhiều trong các trường phổ thông hiện nay như: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi mô phỏng game truyền hình...Có thể thấy tổ chức trò chơi là hoạt động quen thuộc dễ thực hiện trong quá trình học tập trải nghiệm và có ý nghĩa giáo dục tích cực. 3. Tổ chức các cuộc thi Tổ chức các cuộc thi có thể trong nhà trường, lớp học hay ngoài không gian trường học. Nội dung cuộc thi rất phong phú và dễ lồng ghép bất cứ nội dung giáo dục nào. Và đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cuộc thi đều phải mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Việc lựa chọn cách thức thực hiện hay làm cho cuộc thi trở nên hấp dẫn mang tính giáo dục hiệu quả đòi hỏi chất xám từ các nhà tổ chức mà không ai khác 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_tu_duy_phat_trien_nen_nong.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở địa phương cho học sin.pdf