Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành ý tưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp 10
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành ý tưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành ý tưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp 10
PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: 1. Về mặt lý luận: cần nhận thấy vai trò của ý tưởng trong quá trình viết văn. Với xu hướng học tập theo lối mở để kích thích sự vận động trí óc của học sinh như hiện nay, việc hình thành ý tưởng- đặc biệt là các ý tưởng mới, độc đáo có vai trò cực kì quan trọng trong giảng dạy Ngữ văn. Bởi lẽ nó cho thấy khả năng nhận thức về vấn đề của học sinh trong bối cảnh xã hội mới. Mặt khác, nó còn phản ánh “màu sắc riêng” của từng học sinh trong quá trình cảm thụ và thể hiện quan điểm cá nhân trước vấn đề đặt ra. 2. Về thực tiễn: Cần ý thức được sự cần thiết của kỹ năng trình bày vấn đề. So với hai phân môn còn lại của Ngữ Văn thì Làm văn bị xem là phần học khô cứng, dễ gây nhàm chán với học sinh. Trong khi đó, Làm văn lại là phân môn giúp hình thành kĩ năng nói, viết cho học sinh, giúp các em thêm tự tin trong giao tiếp và thể hiện chính kiến của mình. Vì thế, tôi thiết nghĩ việc hình thành các kỹ năng nói và viết trong làm văn là việc làm vô cùng cần thiết. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài "Hình thành ý tưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp 10" làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Hy vọng sẽ đem đến những hiệu quả thiết thực cho việc giảng dạy phân môn Làm văn ở trường phổ thông. II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Như đã nói trong phần lý do chọn đề tài, ở bài viết này, tôi hy vọng sẽ góp thêm một vài kinh nghiệm mới được đúc kết từ quá trình giảng dạy thực tế của bản thân trong việc "Hình thành ý tưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp 10" nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn 10 ở trường ta. Với mục đích trên, thiết nghĩ nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu trong sáng kiến này là giúp các em có thể tự hình thành nên các ý tưởng, kỹ năng trình bày cho bài viết, nói của mình. PHẦN 2: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận của vấn đề Do xuất phát từ yêu cầu thực tế giảng dạy môn làm văn trong điều kiện mới và mục tiêu nâng chất lượng giảng dạy của tổ Ngữ văn nên việc tìm hiểu các khái niệm là một nhu cầu thiết yếu: “Ý tưởng” được biên dịch từ “ Idea “ (tiếng Anh) tức là quan niệm, ý kiến, ý tưởng. Một “ ý tưởng” tốt sẽ được kích thích bằng nguồn cảm hứng, sáng tạo với những rung động cảm xúc đặc biệt. “Ý” trong sáng tạo còn là khả năng gợi mở, tự vận động, làm phát triển các hoạt động sáng tạo , “Ý” chính là sản phẩm của tư duy, từ người sáng tác. Như vậy, ý tưởng trong làm văn chính là sự sáng tạo trong tư duy để đưa ra những quan điểm, ý kiến mới của bản thân trước một yêu cầu của đề văn. “Kỹ năng” là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Như vậy, kỹ năng trong làm văn chính là khả năng vận dụng một cách thuần thục những kiến thức, phương pháp đã học để tạo nên những bài văn hay, có chất lượng. II . Cơ sở thực tiễn của vấn đề Hiện nay, không chỉ ở nội dung chương trình học mà cả các bộ đề thi môn Ngữ Văn đều được đưa ra theo hướng mở để phù hợp với tình hình thực tế của đất nước sau nhiều năm đổi mới. Điều này đã tác động đến học sinh theo hai hướng. Một mặt, nó kích thích sự năng động trong tư duy và tự do trong sáng tạo ý tưởng của các em. Nhưng mặt khác, nó cũng làm cho học sinh cảm thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm. Bởi dẫu sao đi nữa, các em vốn đã quen với cách học truyền thống- được móm sẵn kiến thức, ít chú trọng kỹ năng. III. Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề: 1. Giúp học sinh hình thành ý tưởng trong quá trình tiếp cận yêu cầu đề Như đã nói ở trên, quá trình hình thành ý tưởng là quá trình cực kì quan trọng trong quá trình thực hiện yêu cầu đề. Vì thế, để làm tốt công việc này, chúng ta cần lưu ý một số điểm: - Đặc điểm người nghe (tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ,) - Điều kiện của người trình bày (mức độ am hiểu vấn đề, sự hứng thú với vấn đề trình bày,) - Thời gian trình bày Sau đó, ta thực hiện một số bước sau: - Đọc kĩ yêu cầu đề - Xác định phạm vi yêu cầu đề cần triển khai - Định hướng và chọn lựa lại các ý tưởng phù hợp nhất với yêu cầu đề đã cho - Xác định các ý cho ý tưởng vừa hình thành Ví dụ minh họa 1: Chẳng hạn chúng ta được yêu cầu trình bày đề tài “Thời trang và tuổi trẻ” trong một buổi sinh hoạt câu lạc bộ thời trang, ta sẽ làm các công việc sau sau khi đã đọc kĩ yêu cầu đề: - Xác định phạm vi: vấn đề xã hội, lĩnh vực: thời trang - Định hướng ý tưởng cho đề tài: liên quan đến đề tài ta có thể khai thác các vấn đề sau: + Vấn đề “Thời trang là gì?” + Vấn đề “Trang phục với vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ” + Vấn đề “Thời trang với xu hướng của giới trẻ hiện nay” + Vấn đề “Những quan niệm khác nhau về thời trang” - Xác định các ý cho ý tưởng vừa hình thành + Tên cơ sở sản xuất rau sạch + Hình thức trình bày quảng cáo + Ưu điểm: về vệ sinh, về chất lượng, tác động thế nào đến sức khỏe con người 2. Đảm bảo tốt khâu chuẩn bị Khâu chuẩn bị cần đầu tư nhiều nhất là việc sắp xếp các ý vào một trật tự hợp lý (lập dàn ý cho phần trình bày), tạo tiền đề cho việc trình bày yêu cầu đề được khoa học, đảm bảo tính thống nhất Ví dụ minh họa 1: Ở vấn đề “Trang phục với vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ” các ý tưởng khi được hình thành chưa theo hệ thống. Vì thế ta cần sắp xếp lại cho thật khoa học với những ý lớn, nhỏ cụ thể: - Trang phục là bạn đồng hành với con người. Đặc biệt là với người phụ nữ. + Trang phục là nhu cầu thiết yếu của con người. + Trang phục làm đẹp cho con người, đặc biệt là người phụ nữ. - Trang phục đẹp không thể thay thế được vẻ đẹp tính nết tâm hồn con người. + Trang phục là vẻ đẹp bên ngoài, dễ thấy nhưng chóng phai, vẻ đẹp tâm hồn khó thấy nhưng chính nó lại làm tăng vẻ đẹp bên ngoài. + Đẹp người cần đi liền với đẹp nết - Cái đẹp trong trang phục cá nhân phải thống nhất hài hòa với cái đẹp chung của tập thể. + Cái đẹp không phải là cái lập dị, tách biệt cộng đồng + Cái đẹp phải hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa cá nhân và tập thể Việc hình thành kỹ năng nói có thể thấy là khó hơn việc hình thành kỹ năng viết. Bởi lẽ, các em phải đứng trước một tập thể trình bày quan niệm của mình. Điều này khiến các em rất dễ mất bình tĩnh. Mặt khác, khi trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói, còn đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ giữa nội dung trình bày với điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ, nét mặt,... (hay người ta hay gọi là ngôn ngữ hình thể). Và để đảm bảo được sự đồng bộ này, bên cạnh việc chuẩn bị chu đáo nội dung trình bày, ta cần lưu ý thêm các bước: - Bước 1: Bắt đầu trình bày: chào hỏi, tự giới thiệu khi xuất hiện Ví dụ minh họa + Chào các bạn, hôm nay tôi rất vui được đến đây để trình bày cho các bạn nghe về vấn đềTôi tên là.đến từ đơn vị + Mến chào các bạn, tôi rất vinh dự có mặt tại đây để thuyết trình về vấn đề mà các bạn quan tâm: Xin tự giới thiệu tôi là.đến từ + Chào mừng các bạn đã đến đây dự buổi thuyết trình về Trước hết cho tôi tự giới thiệu về bản thân: tôi là.đến từ - Bước 2: Giới thiệu nội dung chính, trình bày từng ý chính + Trình bày vấn đề lần lượt theo trình tự đã lập trong dàn ý + Khi nói từ ý này sang ý kia phải có sự chuyển ý. Ví dụ minh họa: + Vừa rồi tôi vừa triển khai ý thứ nhất. Sau đây tôi sẽ nói sang ý tiếp theo. Đó là + Ngoài yếu tố vừa nêu, ta còn thấy rằng + Song song với đó, một điều không kém phần quan trọng phải được nói đến nữa là - Bước 3: Kết thúc bài nói: tóm tắt, nhấn mạnh một số ý; cảm ơn người nghe. Lớp 10A14 Học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Số lượng 1 7 10 7 0 Tỷ lệ 4% 28% 40% 28% 0% Lớp 11A8 Học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Số lượng 1 14 12 4 0 Tỷ lệ 3.2% 45.2% 38.7% 12.9% 0% Như vậy so với học kì 1, ở học kì 2 số lượng học sinh khá giỏi tăng lên, số lượng học sinh yếu, kém giảm rõ rệt, đặc biệt là hai lớp của khối 10. Đây là điều rất đáng mừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 tập 1 2. Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 tập 2 3. Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 10 tập 1 4. Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 10 tập 2 5. Địa chỉ web: 6. Địa chỉ web: NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH --- ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... 1. Giúp học sinh hình thành ý tưởng trong quá trình tiếp cận yêu cầu đề..5 2. Đảm bảo tốt khâu chuẩn bị..............................................................................7 3. Rèn kỹ năng trình bày cho học sinh.................................................................8 IV. Thực nghiệm và kết quả thực hiện................................................................10 Phần 3: Kết luận................................................................................................12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_y_tuong_va_ren_ky_nang_trin.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành ý tưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp 10.pdf