Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ đọc văn lớp 10 Trung học phổ thông
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ đọc văn lớp 10 Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ đọc văn lớp 10 Trung học phổ thông
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI CHO GIỜ ĐỌC VĂN LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Sách giáo khoa 10 Ngữ văn có nhiều thay đổi, được biên soan theo hướng tinh giản và tích hợp. Vì thế muốn học tốt ở trên lớp, tích cực hoạt động trong quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tác phẩm thì đòi hỏi HS phải thực hiện tốt khâu chuẩn bị bài ở nhà, và chắc chắn một điều, nếu giờ Đọc văn nào mà có sự chuẩn bị công phu ở cả thầy lẫn trò thì giờ học đó sẽ đạt kết quả khả quan hơn. Tuy nhiên, một thực trạng khá phổ biến hiện nay là nhiều GV dạy Văn chưa thực sự chú trọng đến khâu hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà, hoặc có thực hiện thì cũng mới chỉ ở hình thức tự phát, thiếu tính khoa học. Về phía HS, các em chưa xây dựng cho mình thói quen chuẩn bị bài kĩ trong nhận thức và hành động... Vì những lí do và thực tế nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ đọc văn lớp 10 Trung học phổ thông, với mong muốn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả môn Ngữ văn trong tình hình hiện nay. II. Cơ sở lí luận và thực tiễn. 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn hiện nay và việc chuẩn bị bài của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là một trọng tâm của đổi mới giáo dục Trung học phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Có thể coi việc chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm của quá trình dạy học sang dạy học hướng vào người học, phát huy tính tích cực, tự học, sáng tạo của HS là quan điểm lí luận dạy học có tính định hướng chung cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Nói cách khác cốt lõi của đổi mới dạy và học là 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Về chương trình và Sách giáo khoa Ngữ văn 10 Như tên gọi của đề tài, tôi tập trung nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 10 (dành cho chương trình phân ban, cụ thể hơn đó là ban cơ bản và ban khoa học tự nhiên) Đọc văn là một phân môn nằm trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông, bao gồm các dạng bài: Đọc- hiểu văn bản; Lịch sử văn học; Lí luận văn học. Cấu trúc của bài đọc - hiểu văn bản trong sách giáo khoa là: Tên văn bản - Kết quả cần đạt - tiểu dẫn - văn bản - hướng dẫn học bài - ghi nhớ - luyện tập. Sau mỗi văn bản bao giờ cũng có mục hướng dẫn học bài của sách giáo khoa . Ngữ văn. Tùy theo phạm vi nội dung, đặc điểm, tính chất của mỗi bài học, mỗi văn bản mà phần hướng dẫn học bài được biên soạn khác nhau. Nhìn chung, các câu hỏi ở mục này thường được sắp xếp theo một hệ thống với các mức độ khác nhau nhằm gợi ý, dẫn dắt, định hướng cho học sinh tìm hiểu văn bản và cách học bài. Hệ thống các câu hỏi này không những là cách thức tìm hiểu văn bản mà còn bao hàm phương pháp kiển tra, đánh giá người học. Người biên soạn sách giáo khoa sắp xếp câu hỏi hướng dẫn theo trình tự từ dễ đến khó; từ từng phần, chi tiết, từ những phát hiện cụ thể đến tổng hợp khái quát. Chẳng hạn sách giáo khoa Ngữ văn 10 hướng dẫn đọc bài cho đoạn thơ Trao duyên( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) bằng hệ thống các câu hỏi như sau: 1. Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì? 2. Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì? 3. Kiều đối thoại với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua các lời thoại trong đoạn trích. Nhận xét mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích. Những câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa Ngữ văn là những định hướng quan trọng để giáo viên tìm hiểu khi soạn giáo án và định hướng học sinh chuẩn bị bài, điều đó có nghĩa là các em bước đầu tìm hiểu tác phẩm theo ra phổ biến. Giờ học vì thế vẫn còn nặng về thuyết giảng của giáo viên, tính tích cực, chủ động của HS chưa được phát huy. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi nhận thấy việc hướng dẫn HS chuẩn bị bài một cách hệ thống, khoa học sáng tạo là vấn đề vô cùng quan trọng, cần thiết. Một giờ Đọc văn thành công hay không, không khí giờ học như thế nào và chất lượng, hiệu quả giờ học Văn ra sao xét cho cùng phụ thuộc vào niềm say mê nghề, năng khiếu sư phạm và nghệ thuật tổ chức, hướng dẫn của GV và ý thức của học sinh. Và dĩ nhiên, hướng dẫn HS chuẩn bị bài là một trong những yếu tố làm nên chất lượng dạy học Ngữ văn trong nhà trường Trung học phổ thông hiện nay. III. NỘI DUNG, CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Định hướng cho việc đề xuất các biện pháp nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài. 1.1. Cần dựa vào các mục biên soạn trong SGK để hướng dẫn HS chuẩn bị bài Với người dạy và người học hiện nay ở nước ta, SGK là công cụ có tính chất pháp lí. Nội dung kiểm tra, thi cử bắt đầu và xuất phát từ chương trình và Sách giáo khoa. Nói cách khác dạy và học không thể thoát li chương trình và Sách giáo khoa. Phần Đọc văn trong SGK Ngữ văn 10 được biên soạn theo một cấu trúc cố định với những mục rõ ràng: - Trình tự các mục ở SGK Ngữ văn 10 (chuẩn) là: Tên văn bản – Kết quả cần đạt – Tiểu dẫn - Văn bản – Hướng dẫn học bài – Ghi nhớ - Luyện tập. - Trình tự các mục ở SGK Ngữ văn 10 (nâng cao) là: Tên văn bản – Kết quả cần đạt – Tiểu dẫn – Văn bản – Hướng dẫn học bài – bài tập nâng cao – Trí thức đọc – hiểu. Để chuẩn bị bài, nhất thiết HS phải có trong tay quyển SGK và tự làm việc với sách theo hướng dẫn của thầy cô giáo. Trang bị SGK đầy đủ, HS thường xuyên đọc sách, bám sát tất cả các mục ở trong SGK, mỗi mục có một vai trò cụ giảng dạy để có cơ sở định hướng cho việc hướng dẫn HS chuẩn bị bài sao cho thiết thực với đối tượng người học để đạt kết quả tốt. 1. 3. Cần gắn với từng bài học cụ thể phù hợp với đặc trưng thể loại để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Như đã trình bày, phân môn Đọc văn ở SGK Ngữ văn 10 bao gồm các dạng bài khác nhau với các phần văn học dân gian Việt Nam, văn học Trung đại Việt Nam và văn học nước ngoài. Mỗi bài học, mỗi văn bản được phân bố với một số lượng thời gian nhất định trong bảng phân phối chương trình. Vì thế, giáo viên nhất thiết phải gắn với từng bài học, từng tác phẩm với số tiết quy định cụ thể để hướng dẫn HS cách thức nội dung, mức độ soạn bài phù hợp. Chẳng hạn với những bài học trong một tiết thì có cách hướng dẫn chuẩn bị bài gọn, nhẹ hơn so với bài hai tiết. Giáo viên cũng cần phải xem xét đặc điểm, tính chất của từng văn bản cụ thể để yêu cầu HS chuẩn bị: Thơ khác với văn xuôi, bài văn học sử khác với đọc hiểu văn bản. Ví dụ hướng dẫn HS chuẩn bị bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, GV yêu cầu HS đọc bài giới thiệu trong SGK và phát hiện ra những luận điểm chính, những mốc quan trọng trong tiến trình vận động, phát triển của văn học. Dạy các văn bản cụ thể như Thu hứng của Đỗ phủ hay Tấm Cám... thì GV lại yêu cầu HS phát hiện ra những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật đặc sắc... Mặt khác, hiện nay định hướng giảng dạy phần Văn theo phương pháp mới đặc biệt chú trọng yêu cầu tích hợp và đặc trưng thể loại. Xuất phát từ yêu cầu tích hợp cũng như ý thức về việc bám sát đặc trưng thể loại là định hướng đúng đắn cung cấp tri thức đọc hiểu cho HS, mà trước hết là ở khâu giúp các em chuẩn bị tốt bài ở nhà. 1.4. Cần phải dựa trên phương pháp dạy học trong tiến trình tổ chức các bước lên lớp để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài Lựa chọn phương pháp dạy học nào là tùy thuộc vào từng giáo viên và phù hợp với mỗi bài học. Một giờ Đọc văn thường trải qua các bước với những hoạt động và thao tác khác nhau. Vậy tổ chức lên lớp, dẫn dắt HS tìm hiểu văn bản, Ở mỗi văn bản, mỗi bài học cụ thể có những mục đích khác nhau. Trong Sách giáo khoa Ngữ văn sau tên mỗi văn bản là mục kết quả cần đạt. Đây là phạm vi kiến thức trọng tâm bài học mà học sinh cần nắm được. Để đạt được kết quả đó người soạn sách đã có những định hướng đọc hiểu cho cả người dạy và người học ở mục hướng dẫn học bài. Để tổ chức cho học sinh đọc hiểu văn bản sát hợp, một yêu cầu vô cùng quan trọng là khi soạn bài, giáo viên phải đọc thật kỹ phần hướng dẫn học bài để nắm chắc mục đích của người soạn Sách giáo khoa. Đó là thao tác và kĩ năng cần thiết của người giáo viên trong việc giúp học sinh chuẩn bị bài ở nhà đúng trọng tâm. Ví dụ, khi học đoạn trích Trao duyên, để học sinh hiểu và cảm nhận sâu sắc bi kịch tình yêu của Thúy Kiều, giáo viên yêu cầu học sinh khi soạn bài cần tìm đọc đoạn thơ nói về việc thề nguyền hẹn ước của Kim Trọng - Thúy Kiều. Nắm mục đích của người soạn Sách giáo khoa ở phần hướng dẫn học bài sau mỗi văn bản sẽ giúp giáo viên xác định phương pháp dạy học phù hợp từng bài học cụ thể. Chẳng hạn, với mục đích đồng sáng tạo ở bạn đọc, trong phần hướng dẫn học bài của văn bản Tấm Cám, sách giáo khoa Ngữ văn 10 chuẩn có nêu câu hỏi: Anh chị suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám? Từ câu hỏi hướng dẫn này, giáo viên có thể lồng phương pháp vấn đáp, đàm thoại bên cạnh các phương pháp khác. Tất nhiên để đàm thoại được ở trên lớp thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà... 2.2. Chuẩn bị bài từ Sách giáo khoa Ngữ văn * Hướng dẫn học sinh đọc Sách giáo khoa và trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa. Sách giáo khoa là sự cụ thể hóa chương trình, là nguồn trí thức thống nhất và là chỗ dựa cơ bản cho GV khi dạy học. Ở nước ta, Sách giáo khoa có vai trò vô cùng quan trọng. Điều 25 của Luật Giáo dục đã khẳng định: “Sách giáo khoa để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác”. Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã khẳng định vai trò quan tránh viêc ghi lại, chép lại theo sách giải một cách đối phó, thụ động. Trong quá trình soạn bài chỗ nào các em chưa hiểu hay còn thắc mắc, giáo viên yêu cầu các em chú ý ghi lại hoặc gạch chân, đánh dấu để có thể trao đổi trong quá trình đọc hiểu văn bản trên lớp. Một điều nữa không kém phần quan trọng là khi hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa GV cần hướng các em vào những ý trọng tâm, câu hỏi trọng tâm điều này rất có ích cho việc đọc hiểu văn bản ở trên lớp. Muốn làm được điều này GV phải có đầu tư suy nghĩ trước một bước. Và như vậy, việc hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà sẽ mang lại hiệu quả hơn. Chẵng hạn khi soạn bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) giáo viên yêu cầu các em chú ý và trả lời kỹ những vấn đề sau: Quan điểm của tác giả về dại khôn như thế nào?, hoặc ở bài Tựa Trích diễm thi tập (Hoàng Đức lương) cần trả lời kĩ vế 2 của câu hỏi 2 trong phần hướng dẫn học bài: Anh chị có cảm nghĩ gì về công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn của ông? Như vậy, việc hướng dẫn HS đọc Sách giáo khoa và trả lời câu hỏi là việc làm vô cùng quan trọng, bởi đây là một bước chuẩn bị trước làm cơ sở cho việc đọc tác phẩm trên lớp. Nếu giáo viên làm tốt bước này thì khâu lên lớp sẽ nhẹ nhàng hơn, giờ học sôi nổi hơn và tất nhiên hiệu quả giờ học sẽ cao hơn. * Hướng dẫn học sinh lập graph, lập dàn ý khái quát cho bài học. Từ những hiểu biết của bản thân, HS tự lập thành sơ đồ, thành những dàn ý theo suy nghĩ của mình. Điều ấy có nghĩa rằng sau khi đọc phân tích, học sinh cần phải tổng hợp, tái tạo lại cấu trúc của bài học. Ghi chép tóm tắt những gì và như thế nào là phụ thuộc vào hiểu biết và kinh nghiệm của từng người. Điều quan trọng là người học phải tự mình nêu lại được các thông tin quan trọng đã tiếp nhận bằng từ ngữ riêng theo cách của mình. Có nhiều cách ghi tóm tắt, sau đây là một số cách ghi mà HS có thể dùng trong khi học môn Ngữ văn: - Trình bày dưới dạng dàn bài Ví dụ: I/
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_chuan_bi_bai_cho_gi.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ đọc văn lớp 10 Trung học phổ thông.pdf