Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh kỹ năng trình bày trên mô hình trực quan để học chủ đề Cấu trúc tế bào trong Sinh 10

pdf 42 trang sk10 18/07/2024 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh kỹ năng trình bày trên mô hình trực quan để học chủ đề Cấu trúc tế bào trong Sinh 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh kỹ năng trình bày trên mô hình trực quan để học chủ đề Cấu trúc tế bào trong Sinh 10

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh kỹ năng trình bày trên mô hình trực quan để học chủ đề Cấu trúc tế bào trong Sinh 10
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP CẦN THƠ 
 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA 
 ------ š & › ------ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KỸ NĂNG TRÌNH BÀY 
 TRÊN MÔ HÌNH TRỰC QUAN ĐỂ HỌC CHỦ ĐỀ 
 CẤU TRÚC TẾ BÀO TRONG SINH 10 
 Giáo viên: BÙI THỊ TUYẾT MAI 
 Tổ chuyên môn: HÓA – SINH - CN 
 Năm học 2020 - 2021 
 PHẦN MỞ ĐẦU 
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Trong thời đại ngày nay, nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu như: sách, tạp chí, báo, 
mạng internetrất phong phú, chúng ta đang tiếp xúc với nguồn kiến thức mênh mông 
của thế giới. Với khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng tăng, nội dung kiến thức 
trong chương trình phổ thông cũng tăng lên, nên chúng ta không thể hi vọng trong một 
thời gian nhất định ở trường phổ thông giáo viên có thể cung cấp cho học sinh cả một 
kho tàng tri thức mà loài người đã tích lũy được, tuy đã được chọn lọc. Nhiệm vụ của 
giáo viên hiện nay không chỉ cung cấp cho học sinh tri thức mà quan trọng là cung cấp 
cho học sinh phương pháp học, rèn cho các em hệ thống kỹ năng nhận thức để học sinh 
chủ động giải quyết những vấn đề trong học tập cũng như trong thực tiễn, qua đó giúp 
phát triển năng lực và thái độ của người học. 
 Từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường, 
tôi thấy rằng trong công tác giáo dục, ngoài vấn đề truyền đạt kiến thức cho học sinh, 
chúng ta cần hướng học sinh đến một phương pháp học tập tích cực và tự chủ để lĩnh hội 
tri thức, và giáo viên cũng cần có phương pháp nghiên cứu để luôn cập nhật kịp thời tri 
thức của thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này thì cần phải đổi mới giáo dục toàn 
diện, trên mọi mặt từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện 
dạy học...Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là trọng tâm và có ý nghĩa 
chiến lược. Trong các ppDH tích cực, việc phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS 
là vô cùng quan trọng, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết các 
vấn đề thực tiễn, rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá ra những 
vấn đề mới. 
 Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy hiện nay, hầu hết các giáo viên chỉ chú trọng 
việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho học sinh, rèn luyện kĩ năng làm các bài thi, bài 
kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm ... theo logic, khuôn mẫu nên việc rèn 
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn đời sống, vào giải quyết các vấn 
đề thực tiễn còn chưa được chú trọng, học sinh chưa biết cách làm việc độc lập một cách 
khoa học để lĩnh hội tri thức, chưa được hướng dẫn cũng như làm quen với các phương 
pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn. 
 Với “biển thông tin” như thế, để tiếp cận tốt cần có phương pháp giúp hệ thống lại 
những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các 
kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận 
thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo Trong lí luận dạy học, sự thống nhất 
giữa trực quan và tư duy trừu tượng là một luận điểm có tính nguyên tắc nhằm đảm bảo 
cho quá trình dạy học đạt được hiệu quả cao. Nội dung chương trình sinh học giúp các 
em tiếp thu nguồn tri thức sinh học từ đó vận dụng vào thực tiễn đời sống. Và phương 
tiện trực quan là nguồn thông tin phong phú và đa dạng giúp học sinh lĩnh hội tri thức 
một cách cụ thể, chính xác, là con đường tốt nhất giúp học sinh tiếp cận hiện thực khách 
 3 
 PHẦN NỘI DUNG 
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 Ý tưởng về mô hình hóa trong dạy học được dề xuất bởi bởi Aristodes C. Barreto từ 
rất sớm. Phương pháp mô hình hóa ra đời dựa trên những thành tựu về khoa học tâm lý, 
khoa học giáo dục, toán học, logic học và dựa trên kĩ thuật hiện đại. Bồi dưỡng cho học 
sinh năng lực phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề là mục tiêu của phương pháp mô hình 
nói riêng và phương pháp dạy học tích cực nói chung. 
 Do Sinh học là môn học đòi hỏi nhiều tư duy để suy luận và vận dụng thực tiễn, 
kiến thức môn học đa dạng phong phú, đặc biệt là các quá trình về sự sống, các cơ chế 
của quá trình, lượng kiến thức dài, đa phần là mới và khó, ngoài ra còn có nhiều hình ảnh 
và đoạn phim mô tả các quá trình tương đối trừu tượng trong sinh học như cấu trúc và 
chức năng của các bào quan trong tế bào, các giai đoạn trong quá trình quang hợp, hô hấp 
tế bào, diễn biến quá trình nguyên phân, quá trình giảm phân 
 Như vậy, trong quá trình dạy và học chúng ta sẽ thường gặp một số khó khăn như 
học sinh sẽ tập trung ghi bài mà không tham gia thảo luận nhóm, hoặc chỉ tập trung thảo 
luận nhóm, trao đổi và quan sát hình ảnh mà không ghi bài. Như vậy, học sinh không thể 
nắm được ý chính của bài để định hướng học tập. Mặt khác, hạn chế của học sinh là chưa 
biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một 
cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự 
kiện nổi bật” trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không biết liên tưởng, liên kết 
các kiến thức có liên quan với nhau. Mà để làm một bài kiểm tra đòi hỏi học sinh phải 
đảm bảo được kiến thức trọng tâm, những vấn đề chính và trình bày các vấn đề theo một 
hệ thống logic. Tuy nhiên qua quan sát từ thực tế giảng dạy thì học sinh còn hạn chế 
trong việc tư duy để lập luận và trình bày đầy đủ kiến thức. 
 Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt 
động của học sinh sao cho các em có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới 
dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học 
hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác, không có 
phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người giáo viên chỉ đem lại những kết quả hạn 
chế. Trong đó chương trình sinh học 10 các bài học được cấu trúc theo hệ thống nội dung 
mang tính khái quát, trừu tượng ở cấp độ tế bào, từ cấu trúc của các thành phần tế bào 
dẫn đến sự phù hợp với chức năng của nó. 
 Và phương pháp dạy học truyền thống vẫn là phương pháp được sử dụng phổ 
biến, giáo viên hỏi học sinh theo hệ thống của SGK, học sinh có thể trả lời hoặc không 
trả lời, vì giáo viên sẽ cung cấp kiến thức đó cho học sinh, khả năng vận dụng kiến thức 
để giải quyết các tình huống thực tiễn còn ít. Với lượng kiến thức phong phú với nhiều 
quá trình và cơ chế như môn Sinh học, để học sinh có thể nắm vững và đầy đủ kiến thức 
thì rất khó, nên việc hướng dẫn học sinh có thể hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, qua đó 
 5 
 STT Phương án Số HS Tỷ lệ % 
 A Chuẩn bị kĩ bài. 38 49.4 
 B Thỉnh thoảng. 20 26 
 C Không chuẩn bị bài. 2 2.6 
 D Chỉ đọc sơ qua. 17 22 
 F Với kết quả thu thập 49.4% HS chuẩn bị kỹ bài trước khi đến lớp đối với môn 
sinh học. Điều này có nghĩa : Các em đã có ý thức tự giác, tự lực nghiên cứu, chuẩn bị 
bài ở nhà. Các em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài, chuẩn bị kiến 
thức để có thể tiếp thu kiến thức mới tốt hơn, ôn và nhớ lại kiến thức đã học, phục vụ cho 
các đơn vị bài học tiếp theo. 
 F Tỷ lệ "Thỉnh thoảng" chuẩn bị bài cũ là 26%. Có nghĩa những em này bình 
thường tới lớp không chuẩn bị bài, hoặc là các em đã hiểu đủ bài học hoặc là chưa hiểu. 
Nếu hiểu đủ bài học nhưng không chuẩn bị bài thì ý thức của các em trong học tập là 
không cao, có thể các em chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài. Các ý kiến 
này có thể gây khó khăn cho giáo viên khi giảng bài. 
 F Tỷ lệ chỉ đọc sơ qua 22% và không chuẩn bị bài 2.6% sẽ gây chênh lệch trong 
tương quan giữa dạy và học. 
 Câu 4. Để xem mức độ tiếp thu bài học của học sinh, tôi đặt câu hỏi: Khi giáo 
viên giảng bài, em có thấy hiểu bài không? 
 STT Phương án Số HS Tỷ lệ % 
 A Em hiểu tất cả các nội dung bài học. 48 62.3 
 Trên lớp em thấy khó hiểu, về nhà đọc thêm 
 B 20 26 
 SGK thì em đã hiểu. 
 Em hiểu lý thuyết nhưng chưa áp dụng được để 
 C 9 11.7 
 trả lời câu hỏi. 
 D Không hiểu gì cả. 0 0 
 F Với các mức độ ý kiến trên thì việc hiểu được tất cả các nội dung bài học chiếm 
62.3% là khá ổn. 
 F Tỷ lệ 26% phương án B cho thấy trên lớp các em thấy khó hiểu nhưng về nhà 
đọc thêm SGK thì đã hiểu thêm. Điều này nói lên rằng các em đã có sự đầu tư tìm hiểu 
môn học, có sự tự giác tìm tòi kiến thức để hiểu . 
 F Nhưng điều đặc biệt quan tâm và đáng chú ý: 11.7% các em nhận định: Hiểu lý 
thuyết nhưng không áp dụng được để trả lời câu hỏi. Điều này chứng tỏ các em cần 
phương pháp ghi nhớ tốt hơn để có thể áp dụng vào việc giải đề kiểm tra. 
 Câu 5. Để quan tâm đến sự hứng thú của học sinh khi học sinh học tế bào, tôi 
đặt câu hỏi: Em cảm thấy thế nào khi học về sinh học tế bào? 
 STT Phương án Số HS Tỷ lệ % 
 A Khó hiểu do không nhìn thấy thực tế. 42 54.5 
 B Dễ hiểu và tưởng tượng khi học. 25 32.5 
 C Thấy chán do không biết gì. 10 13 
 D Không hiểu gì cả. 0 0 
 7 
 Từ những thực trạng nêu trên cùng với vai trò đặc biệt của việc thực hiện mô hình ở 
nhà, tôi thiết nghĩ, là một giáo viên, chúng ta phải làm thế nào để phát huy tối đa vai trò 
của thí nghiệm, mô hình sinh học ở nhà của học sinh, giúp học sinh tích cực chủ động, 
sáng tạo hơn. Từ đó làm học sinh hứng thú, say mê học môn sinh học. 
 III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 1. Tổng quan nghiên cứu về năng lực tự học 
 1.1. Chỉ đạo của các cấp về đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng 
lực học sinh 
 1.1.1. Bộ Giáo dục và đào tạo 
 Từ những định hướng của Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu 
cầu phải đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng 
tạo của các cơ sở giáo dục. Đa dạng hoá nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của 
các cấp học và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người; chương trình giáo dục và sách 
giáo khoa phải phù hợp với các vùng miền khác nhau của cả nước. Những năm qua Bộ 
Giáo dục và Đào tạo và sở SD và ĐT Cần Thơ đã có nhiều văn bản chỉ đạo làm cơ sở cho 
việc triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh. 
 Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn 
thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2017-2018 tiếp tục chỉ đạo: Tiếp tục chỉ đạo 
thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất 
lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. 
 1.1.2. Sở Giáo dục và đào tạo 
 Công văn 2717/SGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên 
môn bộ môn Sinh học năm học 2020 – 2021 có chỉ đạo: Tiến trình dạy học ở mỗi bài học 
được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và 
sản phẩm cụ thể để giao cho học sinh thực hiện trong lớp học, ngoài lớp học, ở trường, ở 
nhà, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di sản văn hóa và cộng đồng. Tăng cường giao 
cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để tiếp nhận và vận dụng 
kiến thức; dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, 
thảo luận, luyện tập, bảo vệ kết quả tự học của học sinh. 
 1.1.3. Tổ chuyên môn 
 Căn cứ vào Kế hoạch giáo dục của tổ Hóa-Sinh-CN năm học 2020 - 2021 về việc 
Điều chỉnh cấu trúc nội dung dạy học trong chương trình hiện hành và xây dựng kế 
hoạch giáo dục mới ở môn Sinh/hoạt động giáo dục và kế hoạch giáo dục của nhà trường. 
 1.2. Tìm hiểu về năng lực tự học 
 Học là quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ, dù bạn có thông minh tới đâu nhưng 
nếu không học, không trau dồi kiến thức liên tục thì thông minh cũng chỉ giống như vật 
trang trí mà thôi. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng không phải mỗi ngày cắp sách tới 
trường, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, hay cứ ra đời rồi mình sẽ tự có kiến thức. Đó là 
suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Để có được kiến thức bạn cần phải có kỹ năng học và tự học, 
 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_ky_nang_trinh_bay_t.pdf