Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức lí Luận văn học trong bài văn nghị luận
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức lí Luận văn học trong bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức lí Luận văn học trong bài văn nghị luận

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI “HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG KIẾN THỨC LÍ LUẬN VĂN HỌC TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN” Ngữ văn (01)/THPT Tác giả: PHẠM THỊ THANH NHÀN Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm Ngữ văn Chức vụ: Giáo viên Ngữ văn-Tổ trưởng tổ Ngữ văn Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng Nam Định, tháng 9 năm 2020 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lí luận - Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới sáng tạo trong dạy và học môn Văn. Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Việc đổi mới, sáng tạo trong dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức và kết quả học tập đạt cao hơn. - Xuất phát từ đặc trưng môn Ngữ văn trong trường THPT. Hiện nay, trong hệ thống giáo dụng THPT, môn Văn bao gồm Tiếng Việt, Làm văn và đọc hiểu văn bản văn học. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người học và để đánh giá kết quả của người học là dựa vào kết quả bài làm văn. Để bài làm văn của học sinh đạt kết quả cao, học sinh phải có vốn kiến thức phong phú về văn học cũng như đời sống. Học sinh nắm vững kĩ năng viết văn nghị luận. Và để bài viết có cơ sở chắc chắn mang chiều sâu và phát huy được vốn kiến thức vào bài viết gắn liền với đời sống, bài viết mang tính lí luận. - Xuất phát từ bản chất của lí luận văn học: Lí luận văn học là một chuyên ngành nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật khác, từ đó làm nổi bật đặc trưng, vị trí của văn học. Bên cạnh đó lí luận văn học nhằm nghiên cứu những kiến thức cốt lõi, bản chất của văn học như các xu hướng, trường phái văn học, các giai đoạn văn học, các đặc trưng thi pháp của văn học. Lí luận văn học rất cần thiết trong quá trình lập luận để tạo lập văn bản (bài làm văn của học sinh). Chính vì vậy việc nắm vững kiến thức về lí luận văn học một cách chủ động sáng tạo sẽ giúp học sinh hiểu sâu vấn đề, vận dụng hiệu quả vào bài làm của mình từ đó bài viết sẽ có kết quả cao hơn. Còn đối với giáo viên, cần có những phương pháp tích cực để hướng dẫn học sinh một cách hiệu quả. 2. Cơ sở thực tiễn - Việc áp dụng kiến thức lí luận vào bài làm văn có tác dụng rất lớn cho bài văn. Khi viết một bài văn nghị luận văn học, học sinh cần phải hiểu và nắm vững kiến thức lí luận để lồng ghép vào việc đánh giá, giải thích và nhằm để ý kiến đưa ra khi bình luận hoặc phân tích bình giảng có một cơ sở vững chắc, có chiều sâu. Khi bài viết có lí luận văn học thì lập luận, hành văn, cách diễn đạt có chủ kiến, lí lẽ lập luận sẽ chắc chắn hơn. Những kiến thức LLVH sẽ giúp học sinh phát hiện bàn những vấn đề văn học chắc chắn, chặt chẽ hơn. - Kiến thức lí luận văn học thường là kiến thức khô khan và việc áp dụng vào bài văn một cách nhuần nhuyễn không phải là dễ. Đòi hỏi người học phải có kiến thức tổng hợp ở nhiều phương diện của văn học, phải hiểu sâu tường tận về các vấn đề văn học và phải có kĩ năng vân dụng hiệu quả. 3 “Thơ là tình, nhưng không phải là những cảm xúc hời hợt, mà là lí trí đã chín muồi nhuần nhuyễn. Bài thơ hay bao giờ cũng gói ghém bên trong một chiều sâu suy nghĩ, chứa đựng ít nhiều chân lí tinh tế của cuộc đời”. (Phương Lựu, khơi dòng lí thuyết lí luận phê bình trên đà đổi mới văn hóa, văn nghệ, NXB Hội Nhà văn, 2014, Tr.71) Anh/ Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu) và “Từ ấy” (Tố Hữu), hãy làm sáng tỏ. 1.2. Tình hình thực tế của giáo viên và học sinh trước những kiến thức về lí luận văn học. a. Một số câu hỏi khảo sát. a 1. Với giáo viên. Câu hỏi 1: Các đồng chí có thường xuyên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức lí luận và yêu cầu học sinh vận dụng vào bài làm văn hay không? Vì sao? Đa số giáo viên trả lời là không quá trọng tâm, thường chỉ dạy xong bài học trong sách giáo khoa, ít có thời gian hướng dẫn cụ thể cho học sinh áp dụng vào bài làm văn cụ thể. Các thầy cô thường quan niệm vì đây là vấn đề khó, học sinh không thể tiếp nhận chỉ dành cho những học sinh “siêu sao”. Câu hỏi 2: Đồng chí cảm thấy như thế nào khi đọc một bài văn về lí luận văn học hoặc đọc bài văn học sinh có sử dụng lí luận văn học vào bài viết? Một số giáo viên trả lời: Những bài văn lí luận văn học thường khó nhưng nếu học sinh biết đưa lí luận văn học vào một cách hợp lí thì bài văn sẽ hấp dẫn hơn. Câu hỏi 3: Trong một bài văn thông thường học sinh có nên đưa kiến thức lí luận văn học vào không? Vì sao? Tất cả giáo viên trả lời là có. Vì nếu biết sử dụng lí luận văn học một cách hiệu quả thì bài viết sẽ sâu sắc hơn tăng sức thuyết phục. a 2. Đối với học sinh. Câu hỏi 1: Em cảm thấy như thế nào trong giờ học Văn? Vì sao? - Nhiều học sinh trả lời: Bình thường học sinh phải học vì bắt buộc trong chương trình phải thi. - Một số học sinh có ý kiến: Chán, buồn ngủ. Vì kiến thức dài, nhàm chán, mệt mỏi, thầy cô giảng triền miên, câu hỏi đơn điệu. - Một số ít học sinh thấy hứng thú. Vì thầy cô giảng hay, truyền cảm. Câu hỏi 2: Em có hiểu về lí luận văn học không? Trên lớp các thầy cô có dạy kĩ những bài về lí luận không? -Đa số học sinh trả lời: Học sinh không được học kĩ và không hiểu sâu. Các thầy cô cũng không nhắc đến nhiều. - Một số ít học sinh lớp 12 trả lời: Thỉnh thoảng thầy cô nhắc đến nhưng không hiểu rõ vấn đề và vận dụng vào bài viết khó. Câu hỏi 3: Em đã đọc những bài văn tham khảo có sử dụng lí luận văn học chưa? Em thấy các bài văn đó như thế nào? 5 *Trước thực trạng ấy, tôi luôn trăn trở và thực hiện đề tài: “Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức lí luận văn học trong bài văn nghị luận”. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức về LLVH. 2.1.1. Khái quát về lí luận văn học. + Lí luận văn học khám phá ra bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật, tổng kết ở cấp độ lí thuyết những quan điểm, kiến thức, phương pháp có kiến thức phổ biến nhất từ sáng tác phê bình đến nghiên cứu văn học sử. + Phạm vi về lí luận văn học rất phong phú: Đề tài văn học, nhân vật văn học, khuynh hướng văn học, tác giả văn học, các trào lưu văn học. + Nội dung của LLVH có nhiệm vụ khái quát về bản chất, đặc trưng của văn học, cấu tạo, quy luật tồn tại và phát triển của văn học. +Lí luận văn học nghiên cứu các tác phẩm, tác giả cụ thể, xem xét các trào lưu văn học và cuộc vận động của văn học. LLVH còn vận dụng phương pháp luận triết học để trình bày, phân tích tính chất, đặc điểm, quy luật của văn học, xây dựng nên các khái niệm, các phạm trù văn học. +Phạm vi của LLVH gồm 5 bộ phận: Bản chất, đặc trưng văn học. Cấu tạo của tác phẩm và thể loại. Quá trình sáng tác. Tiến trình phát triển văn học và sự tiếp nhận văn học. - Mục đích, yêu cầu và phương pháp học tập lí luận văn học. + Mục đích: Sử dụng kiến thức lí luận văn học vào bài làm văn hiệu quả. + Yêu cầu: Người giáo viên văn học đồng thời cũng là người nghiên cứu văn học, vì vậy tất yêu cầu phải có kiến thức về lí luận văn học. Học sinh phải nắm vững các khái niệm, lịch sử của chúng, phân biệt rõ sự khác nhau của các khái niệm (như đề tài khác chủ đề) +Phương pháp: Để học tốt lí luận văn học, người học phải thường xuyên liên hệ giữa lí luận với văn học sử và phê bình văn học, từ thực tế văn học. 2.1.2. Một số chủ đề lí luận thường gặp. - Đặc trưng văn học: + Văn học bắt nguồn từ đâu? + Đối tượng chủ yếu của văn học là gì? + Tác phẩm văn học được cấu trúc như thế nào? + Phương thức phản ánh của văn học là gì? - Chức năng văn học: Trả lời các câu hỏi: + Văn học tồn tại nhằm mục đích gì? + Văn học phục vụ như thế nào cho đời sống con người? - Nhà văn và quá trình sáng tác: + Khái quát quy luật sáng tạo nên tác phẩm văn học. + Những điều kiện về tài năng và phẩm chất, nhân cách của người viết. - Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật: Khái quát các đặc điểm về chất liệu văn học- ngôn từ nghệ thuật. - Đặc trưng thể loại: Khái quát các đặc trưng về nội dung và nghệ thuật 7 - Phân tích: Phân tích các biểu hiện của các vấn đề văn học trong hiện tượng văn học cụ thể như tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưu văn học, thời kỳ văn học. + Phân tích phong cách Nam Cao qua một số truyện ngắn trước cách mạng Tháng Tám. + Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Truyện Kiều”. + Phân tích những nét riêng về bút pháp của Thạch Lam và Nam Cao khi viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. - Đánh giá: Liên tục đặt các câu hỏi, tra vấn, phản biện: Có phải lúc nào cũng như vậy không? Nói như vậy cũng là chính xác hay chưa? Có ngoại lệ không? Vấn đề đó đã toàn vẹn hay chưa? 2.1.5. Phân loại các mức độ vận dụng kiến thức lí luận vào bài văn NLVH. Có thể tạm chia các đề NLVH thường gặp hiện nay thành ba cấp độ: *Cấp độ 1 Phân tích các yếu tố cơ bản trong một tác phẩm văn học. -Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.- Tô Hoài. -Cảm nhận về nhân vật người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu. *Cấp độ 2 Phân tích các yếu tố trong tác phẩm văn học để làm rõ một yêu cầu nào đó. -Phân tích giá trị nhân đạo trong đoạn trích “Trao duyên”. -Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. -Phân tích tích khổ cuối bài thơ “Tràng giang ” để cho thấy đặc điểm trong hồn thơ Huy Cận ở giai đoạn trước CMT8 1945. *Cấp độ 3 Giải quyết một nhận định lí luận văn học. -Bình luận về ý kiến của nhà thơ Tố Hữu: “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy”. - Bình luận ý kiến: “Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự tôn vinh con người bằng các hình thức nghệ thuật độc đáo”. * Nhận xét: Ở cả ba cấp độ đề trên, ta đều có thể vận dụng kiến thức lí luận văn học. - Ở cấp độ 1, kiến thức lí luận văn học sử dụng chủ yếu ở phần tổng kết để so sánh, đối chiếu, nâng cao vấn đề. Ví dụ: Khi phân tích nhân vật Mị và A Phủ (trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”), ta có thể so sánh đối chiếu với hình tượng nhân vật người nông dân trước CMT8 để thấy sự kế thừa và phát triển của nhà văn Tô Hoài trong truyền thống về đề tài người nông dân. Bằng các kiến thức lí luận văn học về trào lưu văn học, về quá trình phản ánh hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ, ta có thể lí giải phần so sánh, đối chiếu, qua đó làm cho bài viết sâu sắc hơn. 9 + Tình huống phải giống như một thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hình sắc và tư tưởng nhà văn. Xây dựng được một tình huống độc đáo là dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị và thể hiện một tác giả tài năng. 2.2.2. Cho học sinh sưu tầm các ý kiến. Để thực hiện công việc này, tôi thường hướng dẫn học sinh làm cụ thể theo các bài tập như sau Bài 1: Sưu tầm các ý kiến đánh giá về văn học (làm việc theo nhóm) - Nhóm 1: Tìm 10 ý kiến nhận xét về đặc trưng của văn xuôi (tập trung ở truyện) - Nhóm 2: Tìm 10 ý kiến nhận xét về đặc trưng của thơ ca. - Nhóm 3: Tìm 10 ý kiến nhận xét về sự sáng tạo trong văn chương. - Nhóm 4: Tìm 10 ý kiến nhận xét về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong văn chương. * Kết quả làm việc của các nhóm. Nhóm 1: Nhận định về thơ. 1, “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp, của người biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki) 2, “Thơ là chuyện đồng điệu.” (Tố Hữu) 3, “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng) 3, “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire) 4, “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. (Biêlinxki) 5, “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop) 7, “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi.” (Lưu Trọng Lư) 8, “Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.” (Sóng Hồng) 9, “Tính nhạc của thơ không chỉ là thứ nhạc bằng bằng trắc trắc êm tai. Thơ còn có một thứ nhạc nữa nói chung là nhạc của tâm hồn -Nguyễn Đình Thi”. 10, “Đường đi của thơ là con đường thẳng đến trái tim không quanh co qua những cột cây số”- Nguyễn Đình Thi. Nhóm 2: Nhận định về truyện. 1, “Đối với tôi, văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam) 2, “Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy”. (Sê khốp) 3, “Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”. (Banlzac)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_kien_thuc_l.docx