Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh xây dựng một số dự án thiện nguyện vì cuộc sống cộng đồng thông qua dạy học Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

docx 53 trang sk10 04/10/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh xây dựng một số dự án thiện nguyện vì cuộc sống cộng đồng thông qua dạy học Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh xây dựng một số dự án thiện nguyện vì cuộc sống cộng đồng thông qua dạy học Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh xây dựng một số dự án thiện nguyện vì cuộc sống cộng đồng thông qua dạy học Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT KIM LIÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ 10
ĐỀ TÀI
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH XÂY DỰNG, THỰC HIỆN MỘT SỐ 
 DỰ ÁN THIỆN NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG 
 THÔNG QUA DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 NHẰM PHÁT
 TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH
 Họ và tên: Nguyễn Minh Chiến
 Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội
 Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ địa lí học
 Địa chỉ Email: chiennm.c3kimlien@nghean.edu.vn
 Số ĐT: 0982172679
 Trang 1 3.1. Lựa chọn dự án "giáo dục phòng chống giảm nhẹ rủi ro" 20
3.2. Dự án "trồng cây xanh" ở địa phương 34
CHƯƠNG IV- THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI 37
4. Thực nghiệm sư phạm 37
4.1. Chuẩn bị thực nghiệm 37
4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 37
4.3. Hiệu quả của đề tài 41
 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
I - KẾT LUẬN 44
II - KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 44
Phụ lục 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
 Trang 4 PHẦN MỞ ĐẦU
 I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Dạy học theo dự án là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế 
trong việc xác định nội dung dạy học ở trường phổ thông và trong xây dựng chương trình 
môn học của nhiều nước trên thế giới. Dạy học dự án được đưa ra trên cơ sở những quan 
điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm dự 
án dạy học trong giáo dục sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức 
tạp và làm cho việc học trở nên có ý nghĩa với học sinh so với việc các môn học, các mặt 
giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Dự án là một trong những quan điểm giáo dục nhằm 
nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất 
và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Dự án là tư tưởng, là nguyên 
tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay 
việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp dạy học theo dự án có thể đem lại những hiệu quả 
cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông.
 Môn Địa lí lớp 10 có nhiều kiến thức gần gũi với cuộc sống học sinh, giúp học 
sinh có điều kiện đóng góp công sức, trí tuệ và hành động giúp đỡ cộng đồng bằng việc 
xây dựng, thực hiện các dự án bảo vệ môi trường, tài nguyên, giúp đỡ bạn bè trong học 
tập và trong cuộc sống
 Từ những lí do trên, tác giả đã chọn "Hướng dẫn học sinh xây dựng một số dự 
án thiện nguyện vì cuộc sống cộng đồng thông qua dạy học Địa lí lớp 10 nhằm phát 
triển năng lực hợp tác cho học sinh" làm đề tài nghiên cứu.
 II- MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
 1. Mục đích
 - Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về phương pháp dạy học dự án theo hướng phát triển 
năng lực của học sinh. Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng, thực hiện một số dự án 
thiện nguyện vì cuộc sống cộng đồng trên cơ sở học tập môn Địa lí 10.
 - Các dự án gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội; có sự 
kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng vào hoạt động thực tiễn, thực hành cho
 Trang 6 - Thống kê theo kết quả điểm số học sinh sau khi áp dụng đề tài.
 - Sử dụng bộ tiêu chí đánh giá cảm xúc, năng lực học sinh và xử lí bằng các công 
thức tính toán trên phần mềm Excel máy tính.
 2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 Sau khi thực hiện ở các lớp thực nghiệm và đối chứng đạt kết quả cao. Ngoài việc 
chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, tác giả sẻ tiếp tục làm tốt hơn nữa trong những 
năm tới.
 2.5. Phương pháp tham vấn chuyên gia
 Thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hà, tiến 
sĩ Võ Vinh giảng viên bộ môn phương pháp dạy học Địa lí - Viện sư phạm xã hội thuộc 
trường Đại học Vinh và những giáo viên Địa lí có nhiều kinh nghiệm trong các trường 
THPT ở tỉnh Nghệ An.
 3. Thời gian nghiên cứu, áp dụng và những đóng góp mới của đề tài
 a. Thời gian nghiên cứu: từ năm học 2019-2020
 b. Thời gian áp dụng: từ năm học 2020 - 2021.
 4. Những đóng góp mới của đề tài
 - Thông qua dạy học môn Địa lí 10, giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng một số 
dự án thiện nguyện vì cuộc sống cộng đồng, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp 
với điều kiện thực tế ở trường phổ thông.
 - GV đánh giá đúng năng lực học tập, trải nghiệm, đóng góp công sức, trí tuệ của 
từng học sinh. Giúp học sinh học yêu thích và học tập tốt môn Địa lí.
 Trang 8 Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore “Học theo dự án (Project work) là 
hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực 
học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống” .
 Từ các khái niệm trên, có thể hiểu dạy học theo dự án (DHTDA) là một phương 
pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, hướng người học đến việc lĩnh hội tri thức 
và kỹ năng thông qua các dự án có liên quan đến các vấn đề có thực trong cuộc sống gắn 
liền với nội dung dạy học.
 1.2. Mục tiêu dạy học theo dự án, phân loại
 1.2.1. Mục tiêu dạy học dự án
 - Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế.
 - Phát triển cho người học kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng tư duy 
bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá).
 - Rèn luyện nhiều kĩ năng (tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, kĩ năng làm việc theo 
nhóm, giao tiếp).
 - Cho phép người học làm việc “một cách độc lập” để hình thành kiến thức và cho 
ra những kết quả thực tế.
 - Nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra 
sản phẩm.
 1.2.2. Phân loại các dạng của dạy học dự án
 1.2.3. Phân loại theo qũy thời gian thực hiện dự án
 Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ.
 Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng giới 
hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học.
 Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo 
dài trong nhiều tuần.
 1.2.4. Phân loại theo nhiệm vụ
 Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
 Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.
 Trang 10 - DHDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho PP thuyết trình 
và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống.
 - DHDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
 1.4. Những lưu ý khi thực hiện dạy học theo dự án
 - Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn 
đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào hoạt 
động thực tiễn, thực hành.
 - Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng 
của HS.
 - HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng 
thú cá nhân.
 - Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác 
nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
 - Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác 
làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.
 - Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản phẩm 
này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
 1.5. Các bước tổ chức dạy theo học dự án
 Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
 1. Chuẩn bị • Xây dựng bộ câu hỏi định • Làm việc nhóm để lựa chọn chủ đề
 • Xây dựng hướng: xuất phát từ nội dung học và dự án.
 ý tưởng, mục tiêu cần đạt được. • Xây dựng kế hoạch dự án: xác
 • Lựa chọn • Thiết kế dự án: xác định lĩnh định những công việc cần làm, thời gian
 chủ đề, tiểu chủ vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp
 đề ai cần, ý tưởng và tên dự án. tiến hành và phân công công v iệc trong
 • Lập kế • Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm.
 hoạch các nhiệm HS: làm thế nào để HS thực hiện • Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng
 vụ học tập xong thì bộ câu hỏi được giải quyết tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án.
 và các mục tiêu đồng thời cũng đạt • Cùng GV thống nhất các tiêu chí
 được. đánh giá dự án.
 Trang 12 đã đề ra là hướng đến, đem lại những hành động hết sức tốt đẹp cho xã hội, vì cuộc sống 
cộng đồng.
 Thiện nguyện ở giới trẻ Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều hình thức như tình 
nguyện, quyên góp, học thông qua phục vụ cộng đồng và khởi sự các dự án cộng đồng. 
Một số nghiên cứu gần đây nhấn mạnh, xu hướng quyên góp tiền cho các tổ chức từ 
thiện gia tăng ở nhóm thanh niên chưa tham gia lực lượng lao động. Nhóm tuổi này rất 
nhiệt tình, sẵn sàng tham gia các hoạt động thiện nguyện. Ngoài việc giúp đỡ người khác, 
việc tham gia vào hoạt động thiện nguyện còn giúp những bạn trẻ mở rộng các mối quan 
hệ xã hội, thu thập kinh nghiệm thực tế và cải thiện kỹ năng.
 1.7. Năng lực hợp tác
 1.7.1. Khái niệm hợp tác
 Theo Đại từ điển Tiếng Việt, hợp tác có nghĩa là “chung sức, giúp đỡ qua lại với nhau” 
[28]. Còn theo tác giả Nguyễn Lân, “hợp tác là cùng làm một việc với nhau” [14].
 Nhiều tác giả khi nghiên cứu về dạy học hợp tác hay KN học tập hợp tác cũng đưa 
ra khái niệm về hợp tác. Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Phương cho rằng các cá nhân chng 
sức hỗ trợ nhau để đạt được hiệu quả công viêc chung thì đó là quá trình hợp tác [20]. 
Theo tác giả Nguyễn Thị Thúy Hạnh, hợp tác là sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt 
động để hoàn thành một mục đích chung [5].
 Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm, hợp tác là sự kết hợp giữa hai đề tài 
thành một nhóm, trong đó mỗi người đảm nhận một vai trò khác nhau và cùng phối hợp, 
giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ chung nào đó. Trong quá trình hợp 
tác thể hiện rõ tính cá nhân hóa cũng như tập thể hóa, đó là sự tác động qua lại, phụ 
thuộc, giúp đỡ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau để cùng hoàn thành mục tiêu đặt ra.
 1.7.2. Năng lực hợp tác
 Theo tác giả Đinh Quang Báo [1] thì sau khi học xong giáo dục phổ thông HS cần 
đạt một số năng lực. Trong đó NL chia thành hai loại .Trong đó NL hợp tác được xếp 
vào nhóm NL về quan hệ xã hội .
 Năng lực luôn gắn liền với một hoạt động cụ thể nào đó, trong đó NL mà luôn gắn 
liền với những hoạt động hợp tác trong nhóm thì được gọi là NL hợp tác. Trong nghiên
 Trang 14 1.7.4. Vai trò của việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học
 Đối với nhà trường, dạy học theo hướng rèn luyện NL hợp tác cho HS giúp nâng cao 
hiệu quả của nhà trường trong nhiệm vụ phát triển nhận thức, nhân cách, tình cảm của HS. 
Nhà trường là một xã hội thu nhỏ lại, mà mỗi HS đều có vai trò như nhau, có sự giáo dục 
và phát triển đồng đều.
 Đối với HS, sự hình thành NL hợp tác có ý nghĩa tích cực. Nó góp phần làm cho 
HS có được thành tích học tập hiệu quả hơn; đảm bảo sự phát triển phù hợp giữa cá nhân 
và môi trường xã hội, chiếm lĩnh nhiều giá trị xã hội, hoàn thiện về nhân cách và hành 
vi cá nhân. Điều này tạo tiền đề vững chắc để khi bước vào xã hội với những mối quan 
hệ phức tạp, HS không những nhanh chóng thích nghi mà còn có thể xây dựng và hưởng 
lợi từ các mối quan hệ xã hội đó. Đây là một trong những cơ sở dẫn đến sự thành công 
của mỗi cá nhân trong cuộc sống.
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Mục tiêu của chương trình SGK Địa lí lớp 10 – THPT
 Môn Địa lí lớp 10 mục tiêu định hướng mà HS cần có được:
 Về kiến thức: Giúp HS hiểu và trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ 
bản về: Trái Đất với ý nghĩa: môi trường sống của con người bao gồm các thành phần 
cấu tạo và tác động qua lại của chúng, một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí. Địa lí 
dân cư và một số khía cạnh văn hóa, xã hội của dân cư. Các hoạt động kinh tế chủ yếu 
của con người trên Trái Đất. Mối quan hệ giữa dân cư, các hoạt động sản xuất với môi 
trường và sự phát triển bền vững.
 Về kĩ năng: Cũng cố và tiếp tục phát triển ở học sinh các kĩ năng: Quan sát, nhận 
xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí cũng như kĩ năng đọc và 
sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê. Kĩ năng thu thập, trình bày thông tin địa lí. Vận 
dụng kiến thức trong chừng mực nhất định để giải thích các sự vật, hiện 
tượng địa lí và bước đầu tham gia giải quyết các vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần 
gũi với học sinh trên cơ sở tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán.
 Trang 16

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_xay_dung_mot_so_du.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh xây dựng một số dự án thiện nguyện vì cuộc sống cộng đồng t.pdf