Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa trong dạy học môn Lịch sử 10
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa trong dạy học môn Lịch sử 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa trong dạy học môn Lịch sử 10
BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HÒA Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƢỚNG DẪN HỌC VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 Người thực hiện: HOÀNG THỊ HOA Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác............................................................. Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2011-2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm: HƢỚNG DẪN HỌC VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực tế chúng ta thấy rằng đối với hệ Giáo dục thường xuyên chưa có Sách giáo khoa riêng nên vẫn sử dụng chung Sách giáo khoa của THPT. Sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa lịch sử nói riêng có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó là tài liệu cơ bản, chủ yếu không thể thiếu được đối với học viên cũng như giáo viên trong quá trình học tập và giảng dạy. Theo quan điểm của nhiều nước kể cả các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong điều kiện hiện nay và sau này, sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập khác luôn có vị trí hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Dù cho khoa học kĩ thuật có bổ sung nhiều phương tiện, thiết bị giảng dạy và học tập hơn nữa cũng không thể thay thế được sách giáo khoa hoàn toàn. Có thể nói rằng sách giáo khoa có vai trò trung tâm trong tổ hợp sách và tài liệu dùng ở nhà trường và giữ vị trí chủ đạo đối với các phương tiện dạy học. Là tài liệu thể hiện nội dung chương trình của sách giáo khoa, cung cấp cho học viên những cơ bản chính xác, hiện đại, có hệ thống bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức, trí tuệ, những tình cảm của những người lao động mới và cả phương pháp lĩnh hội kiến thức cho học viên. Vậy,Giáo viên và học viên cần khai thác, sử dụng sách giáo khoa như thế nào cho hợp lí, chính xác, dễ hiểu và nắm được những nội dung chính của bài? Chúng ta thấy điều bất cập hiện nay sách giáo khoa quá tải đối với học viên làm cho học viên không hứng thú học tập, giáo viên dạy quá ôm đồm, quá tải trong các giờ học. Giáo viên chưa thống nhất trong việc dạy như thế nào? Dạy nội dung gì? Rèn luyện kỹ năng gì đối với học viên?..... Hơn thế nữa, đối với học viên Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông việc sử dụng Sách giáo khoa càng hạn chế hơn. Trước đây, Sách giáo khoa mang tính chất bắt buộc giáo viên và học viên phải theo nhưng hiện nay sách giáo khoa là tài liệu cơ bản dùng cho học 2 Ngoài ra, môn Lịch sử còn có nhiệm vụ: Giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, sự kính trọng đối với các anh hùng dân tộc, các thế hệ cha ôngđã đổ bao xương máu để xây dựng cho đất nước như ngày hôm nay Qua đó ta thấy, bộ môn lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ ngày nay và mai sau. Nhưng điều đáng buồn là trên thực tế môn lịch sử lại chưa được trả lại vị trí xứng đáng của nó. Theo điều tra mới đây của viện nghiên cứu: Nhiều em học sinh phổ thông không biết về ngày 3/2, 30/4, những nhân vật lịch sử nổi tiếng của dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ.Phổ biến nhất là nhiều em không biết về nhân vật lịch sử mà ngôi trường mình lấy tên.Giáo dục và hội đồng đội trên địa bàn 4 tỉnh:Bình Thuận, Lâm Đồng, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh thì trong 700 em học sinh các lớp 6, 10, 11, 12 được hỏi chỉ có 3,9% học sinh thích môn sử. Nhìn vào các bài thi đại học các năm gần đây mà các nhà giáo dục đại học thật sự đau lòng khi điểm bình quân chỉ có trên 2,0.1 Không biết rồi đây những thế hệ học sinh, những người chủ tương lai của đất nước sẽ làm chủ nước nhà làm sao khi mà ngọn nguồn đất nước, lịch sử dân tộc lại không muốn biết đến và liệu rằng họ còn tha thiết với lợi ích của đất nước và dân tộc mình hay không? Thực tế hơn, khi dựa vào kết quả của các bài kiểm tra viết và kiểm tra miệng sau mỗi tiết học, chúng ta thấy rằng học viên còn rất là thụ động và chưa biết cách sử dụng triệt để tài liệu tham khảo rất gần gũi là sách giáo khoa. III.NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Sách giáo khoa có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong dạy học ở trường học nên được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu, các bài viết về phương pháp sử dụng sách giáo khoa liên quan đến bài tiểu luận: • Phạm Kim Anh trong “đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh là trung tâm” với bài viết “Sử dụng sách giáo khoa với việc phát huy tính độc lập của 1 Trích theo Phạm kim Anh, Luận ánh tiến sĩ lịch sử, sđd,tr.54. 4 - Sử dụng tranh ảnh, bản đồ và sơ đồ để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. - Sử dụng Bài tập nhận thức trong mỗi bài giảng để tăng cường tính tích cực của học viên. 2.2. Phân tích các điểm mới chưa ai đề cập đến hoặc đã có đề cập nhưng chưa đủ, chưa đúng. Là giáo viên dạy Lịch sử nói đến sơ đồ Đai-ri thì ai cũng biết, đó là chỉ mối quan hệ giữa nội dung sách giáo khoa với nội dung bài giảng trên lớp. Có người nói sơ đồ Đai-ri đã lạc hậu. Nhưng tôi nghĩ còn sách giáo khoa lịch sử là còn phải nói đến sơ đồ Đai-ri, nhất là những điều kiện và phương tiện dạy học như ở Việt Nam hiện nay. Trong sơ đồ đó có phần xác định kiến thức cơ bản của bài dạy và nội dung bài dạy ấy viết trong sách giáo khoa. Còn ở phần nội dung kiến thức thêm vào bài giảng mà ở sách giáo khoa lịch sử không có và ngược lại ở sách giáo khoa có, nhưng không đưa vào bài giảng, tôi thấy như sau: Bài giảng của giáo viên 1 2 2 3 Bài viết của SGK Nội dung kiến thức bổ sung vào bài giảng mà ở sách giáo khoa lịch sử không có thì có lẽ đương nhiên giáo viên nào cũng đưa vào rất phong phú, đa dạng Ngược lại, với phần thêm vào, tôi lại không thấy giáo viên nào dám cắt bỏ phần nội dung trong sách giáo khoa. Từ đó dẫn đến chỗ quá tải về nội dung, điều này liên quan trực tiếp tới phương pháp dạy học. Để đảm bảo truyền thụ đầy đủ nội dung trong sách giáo khoa, có giáo viên tiến hành tiết dạy từ đầu đến cuối, cứ mỗi đầu tiểu mục gọi học viên lên đọc. Sau đó giáo viên phân tích, giải thích hoặc nhận xét rồi đặt câu hỏi. Kiểu bám sách giáo khoa như vậy là là không sáng tạo, chủ động phù hợp yêu cầu chung và điều kiện cụ thể của giờ học. 6 việc quan sát các kênh hình trong sách giáo khoa kết hợp với nghe giảng cũng có tác dụng giúp học viên khắc sâu được kiến thức, nâng cao hiệu quả học tập. Ví dụ: Khi nghe giảng mục I “Nước Pháp trước cách mạng” trong bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp cuối TK XVIII. Lớp 10, ban cơ bản”. Học viên vừa nghe giáo viên giảng bài vừa quan sát bức hình 56 để thấy rõ tình cảnh của người nông dân Pháp trước cách mạng. Nhằm thấy rõ được bộ mặt của chế độ phong kiến thối rữa ở nước Pháp. Qua đó, giáo viên sẽ hướng dẫn học viên hiểu sâu sắc hơn nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng tư sản đồng thời cũng thấy rõ những mặt hạn chế của nó. Học viên nghiên cứu sách giáo khoa kết hợp với suy nghĩ độc lập để trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra (như yêu cầu phân tích, giải thích một sự kiện, hay hiện tượng và khái niệm lịch sử). đồng thời dựa vào nội dung sách giáo khoa để tiến hành các cuộc thảo luận trao đổi. Những tài liệu để học viên tiến hành tư duy là những kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp mà các em đã có hoặc được cho trước, trên cơ sở đó các em khám phá ra kiến thức mới. Các sự kiện, hiện tượng lịch sử trình bày trong sách giáo khoa giúp cho học viên có tư liệu để suy nghĩ trả lời câu hỏi mà giáo viên đặt ra hoặc giải quyết vấn đề trong trao đổi, thảo luận. Một biện pháp thường hay sử dụng trong khi giảng dạy trên lớp là cho học viên tự đọc sách giáo khoa rồi các em tóm tắt, kể lại những nội dung cơ bản. Đó là những nội dung ít phức tạp, không cơ bản, dễ hiểu như diễn biến một cuộc khởi nghĩa, một trận đánh hay tiểu sử của một nhân vậtGiáo viên có thể yêu cầu học viên tự đọc hoặc một em đọc cho cả lớp cùng nghe, sau đó yêu cầu một hay hai em khác trình bày lại, tất nhiên sự trình bày của học viên sẽ không đầy đủ, trọn vẹn, do đó cần phải được giáo viên nhận xét bổ sung. Những biện pháp trên có tác dụng nâng cao tính tích cực, chủ động, hứng thú của học viên trong hoạt động nhận thức, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa giáo viên và học viên và giữa sách giáo khoa với bài giảng của giáo viên và học viên. * Giáo viên hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa ở nhà ▪ Thứ nhất Đọc trước sách giáo khoa để hình dung bài học mới, muốn học viên “làm việc” với sách giáo khoa một cách có hiệu quả khi chuẩn bị bài học, giáo viên không 8 - Đọc lại sách giáo khoa và vở ghi, có thể đọc sách giáo khoa trước rồi đọc vở sau hoặc ngược lại. Trên cơ sở đối chiếu sách giáo khoa với vở ghi cố gắng tái hiện lại bài giảng trên lớp của giáo viên và ghi nhớ những kiến thức cơ bản. - Sử dụng sách giáo khoa kế hợp với vở ghi để ôn tập, hệ thống hóa lại kiến thức đã học. Giáo viên không nên dặn dò chung chung: “ Các em về nhà ôn tập theo sách giáo khoa và vở ghi mà cần hướng dẫn các em các biện pháp như dựa vào nội dung sách giáo khoa và vở ghi rồi tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức cơ bản bằng các sơ đồ, niên biểu, đồ họaVí như học xong bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp (1789- 1794)”giáo viên yêu cầu học sinh lập niên biểu. Các giai đoạn Tầng lớp nắm chính Những sự kiện quan quyền trọng Hoặc cũng có thể yêu cầu học viên vẽ sơ đồ về sự phân chia đẳng cấp trong xã hội phong kiến Pháp trước cách mạng. Quý tộc Hƣởng đặc quyền, đặc lợi Muốn duy trì CĐPK Tăng lữ Muốn xóa bỏ Đẳng cấp thứ ba Chịu mọi thứ thuế và CĐPK nghĩa vụ Những biện pháp trên vừa có tác dụng giúp học viên ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cơ bản vừa phát triển tư duy cho học sinh, đồng thời phù hợp với trình độ, đảm bảo tính vừa sức của học viên GDTX. 10 IV. KẾT QUẢ Xen kẽ dạy bài mới, giáo viên kiểm tra việc đọc sách trước ở nhà và chuẩn bị bài mới bằng cách đưa ra câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ kết quả cho thấy rất rõ ràng: Những học viên đọc sách trước ở nhà sẽ nắm bắt vấn đề và trả lời nhanh hơn những học viên chưa chuẩn bị bài trước ở nhà. Khi giảng về Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, giáo viên yêu cầu học viên quan sát hình 56 - tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng thì những học viên chưa nghiên cứu sách giáo khoa ở nhà chỉ thấy bề nổi của bức tranh: Đó là 1 người đàn ông cầm cuốc cõng hai người đàn ông trên lưng có mang kiếm dài, dưới đất có vài con chim, thỏ và chuột mà chưa liên hệ về kiến thức qua bức tranh. Giáo viên gọi học viên có chuẩn bị bài ở nhà thì học viên đó đã nhận ra được tình cảnh khổ cực của người nông dân khi phải chịu sự áp bức bóc lột của hai thế lực có tiền và có quyền, chiếc cuốc thể hiện nền nông nghiệp Pháp lạc hậu, còn chim, thỏ, chuột là những con vật phá hại mùa màng của người nông dân. Mặc dù, học viên chưa trả lời đầy đủ ý nghĩa sâu sa của bức tranh nhưng từ kết quả đó cũng cho thấy tác dụng của việc sử dụng sách giáo khoa ở nhà trước khi tới lớp sẽ làm học viên hiểu bài học nhanh hơn và nắm bắt vấn đề linh hoạt hơn, ghi nhớ, khắc sâu nội dung chính của bài học ngay trên lớp. Với phương pháp này, giáo viên khuyến khích học viên bằng cách cộng điểm vào điểm miệng hoặc điểm 15 phút để học viên thấy hứng thú, lôi cuốn học viên tham gia sôi nổi vào bài học. Sau bài học, Giáo viên cho học viên làm bài tập củng cố bằng hình thức trắc nghiệm: Câu 1: Nguyên nhân sâu sa dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp là? A. Nông nghiệp lạc hậu, đời sống nhân dân cực khổ B. Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế, địa vị chính trị giữa đẳng cấp 3 với đẳng cấp 1,2 C. Xã hội chia thành 3 đẳng cấp, mâu thuãn gay gắt D. Chế độ phong kiến cản trở sự phát triển kinh tế công thương nghiệp Câu 2: Chế độ chính trị của Pháp trước cách mạng là gì? A. Phong kiến C. Quân chủ lập hiến 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_vien_su_dung_sach_giao_k.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa trong dạy học môn Lịch sử 10.pdf