Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình để tạo hứng thú học tập môn Lịch sử ở học sinh - Phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (Ban Cơ bản)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình để tạo hứng thú học tập môn Lịch sử ở học sinh - Phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (Ban Cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình để tạo hứng thú học tập môn Lịch sử ở học sinh - Phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (Ban Cơ bản)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: "Khai thác kênh hình để tạo hứng thú học tập môn Lịch sử ở học sinh - phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (Ban Cơ bản)". Tác giả sáng kiến: Ngô Thị Hòa Mã sáng kiến: 38.57.01 Vĩnh Phúc, năm 2020 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT: Trung học Phổ thông THPTQG: Trung học Phổ thông Quốc gia NXB: Nhà xuất bản GDPT: Giáo dục Phổ thông 11. Danh sách những tổ chức đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu .......................................................................................................................91 PHỤ LỤC ............................................................................................................92 TƯ LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................97 Như vậy, việc dạy và học môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng và thường xuyên phải đổi mới đặc biệt là khi chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được triển khai. Chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 27/12/2018. Theo đó, nội dung giáo dục cấp THPT gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương); 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2); 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học): Nhóm môn khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm môn khoa học tự nhiên (Vật lí, Hoá học, Sinh học); Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Chương trình GDPT mới đã đáp ứng nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 29- NQ/TW là "Xây dựng và chuẩn hóa nội dung GDPT theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn". Thực hiện mục tiêu "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn", đối với mỗi môn học, việc lựa chọn, sắp xếp nội dung giáo dục bảo đảm sự tinh giản, gắn với thực tiễn, tạo thuận lợi cho việc thực thi các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới có một số điểm kế thừa và nhiều điểm khác so với chương trình giáo dục hiện hành. Theo tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới thì các môn học đều cần đổi mới, đổi mới trong chương trình, cách dạy, cách học Như vậy, đổi mới trong giáo dục hiện nay là vấn đề đang được ngành giáo dục tiến hành và được coi là nhiệm vụ cấp thiết cho tất cả các môn học, điều này còn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Tại kì họp Quốc hội khóa X năm 2000, đã thông qua nghị quyết số 40/2000/QH10 về vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông. Tiếp đó, ngày 11/6/2001 Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 14/2001/CT- TTg về đổi mới giáo dục phổ thông nhằm thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. 2 Phổ điểm thi môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 Năm 2017, số thí sinh có điểm dưới trung bình là 315.957 thí sinh – chiếm 61,9%. Số thí sinh có điểm liệt (<=1 điểm) là 869 thí sinh. Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhiều nhất là 4 điểm. Chúng ta hãy theo dõi phổ điểm thi THPTQG môn Lịch sử kì thi năm 2018: 4 Phổ điểm thi môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 (Nguồn:https://thanhnien.vn/giao-duc/70-bai-thi-mon-lich-su-co-diem-duoi- trung-binh-103129.html) Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, có gần 570.000 thí sinh dự thi môn Lịch sử. Theo thông tin VietNamNet có được, điểm trung bình của môn Lịch sử năm nay là 4,30 điểm. Số thí sinh có điểm dưới trung bình là 399.016 – chiếm 70,01%. Số thí sinh có điểm liệt (<=1 điểm) là 395 thí sinh. Môn Lịch sử có điểm trung bình là 4,3 với 70% số bài thi dưới 5 điểm, “đội sổ” về kết quả thi THPT quốc gia, mặc dù đề thi được đánh giá là “dễ thở” so với năm trước. Tại sao điểm thi Lịch sử lại luôn thấp như vậy? Tại sao học sinh ngày càng quay lưng với môn Lịch sử? Theo tôi, nguyên nhân của nó xuất phát từ nhiều phía như: Tác động của cơ chế thị trường, lối sống có phần thực dụng của xã hội hiện đại. Do vậy đại đa số các phụ huynh hiện nay cũng không muốn con em mình đầu tư và chú ý đến học các môn khoa học xã hội mà chú trọng học các môn khoa học tự nhiên vì suy nghĩ rằng để thi hoặc xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng 6 1.3. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm Tôi chọn đề tài này vì thấy rằng việc khai thác kênh hình trong giảng dạy Lịch sử sẽ có vai trò rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh tìm tòi suy nghĩ để đưa ra nhận định về một vấn đề lịch sử. Và khi tăng “kênh hình” thì tất nhiên sẽ giảm bớt “kênh chữ”, học sinh sẽ thấy học Lịch sử không chỉ là ghi chép, “nhồi nhét” các sự kiện như ý kiến của một số người từ đó học sinh sẽ có hứng thú học tập và sẽ góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. 2. Tên sáng kiến "Khai thác kênh hình để tạo hứng thú học tập môn Lịch sử ở học sinh - phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (Ban Cơ bản)". 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Ngô Thị Hòa - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Hai Bà Trưng - thành phố Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0984453412 - E_mail: ngothihoa.gvhaibatrung@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phục vụ việc giảng dạy môn Lịch sử lớp 10 “Phần ba. Lịch sử thế giới Cận đại” (Ban Cơ bản) ở trường Trung học Phổ thông. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Đổi mới cách khai thác “kênh hình” để nâng cao hiệu quả việc dạy và học Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông, tạo hứng thú học tập bộ môn Lịch sử ở học sinh. Đồng thời thông qua khai thác “kênh hình” học sinh còn được rèn luyện một số kỹ năng học tập bộ môn như: quan sát, miêu tả, phân tích, tổng hợp từ đó học sinh đạt kết quả học tập tốt với bộ môn Lịch sử và có kiến thức tốt chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Sáng kiến của tôi đã được áp dụng thử nghiệm từ ngày 28/2/2019, tại trường THPT Hai Bà Trưng - thành phố Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Tôi đã từng đọc câu nói sau của Earle Lytton Bulwer - Nam tước Lytton đời thứ nhất là tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà soạn kịch, và nhà chính trị người Anh như sau: “mong muốn tự dạy bản thân”. 8 Trước hết để khai thác kênh hình có hiệu quả, giáo viên cần nắm được các loại kênh hình bao gồm: Loại một: Lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị. Loại hai: Tranh ảnh (tranh ảnh, hình vẽ về một sự kiện hoặc chân dung nhân vật lịch sử). Loại ba: Phim tư liệu lịch sử. Phim tư liệu lịch sử có thể là những thước phim tài liệu thực tế quí giá còn được lưu giữ lại hoặc là những thước phim tài liệu khoa học được xây dựng trên những hình ảnh có thật hoặc những biến cố của sự kiện, nhân vật lịch sử xảy ra tại thời điểm nhất định trong quá khứ. Nhưng phim tư liệu lịch sử hiện nay còn hạn chế nên không phải bài học nào cũng có phim tư liệu tương ứng. Do đó trong quá trình khai thác phim tư liệu trong giảng dạy chúng ta sẽ gặp khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm những đoạn phim khoa học và phù hợp. Tiếp theo, giáo viên cần có sự tìm hiểu và chuẩn bị chu đáo về “kênh hình” trước khi tiến hành giảng dạy trên lớp như: Nắm được kiến thức cơ bản của “kênh hình” thông qua việc tìm đọc tài liệu tham khảo hoặc tìm hiểu trên mạng Internet; Xác định được mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình từ đó có sự định hướng trong quá trình học sinh học tập và tiếp thu tri thức để việc giảng dạy đạt hiệu quả.; Thiết kế các câu hỏi gợi mở hợp lý, trọng tâm. Ngoài những yêu cầu trên khi sử dụng kênh hình hoặc phim tư liệu trong giảng dạy, giáo viên cần lưu ý chúng phải được đưa ra đúng thời điểm và không đưa ra một lúc quá nhiều hình ảnh, dữ liệu để tránh sự phân tán của học sinh. Và trích dẫn các đoạn phim tư liệu cũng cần chọn lọc, phù hợp về kiến thức và thời gian của tiết học. Thứ hai là tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình trong dạy học. Giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh những kỹ năng: Quan sát, nhận xét, mô tả, phân tích, nhận định, đánh giá để hiểu bài sâu sắc. Các bước khai thác kênh hình: Thứ nhất là đối với tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị Lịch sử: Giáo viên nên sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ việc giảng dạy, đó là trình chiếu các loại “kênh hình” này trên máy chiếu. Nhưng nếu điều kiện không cho phép thì giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh, lược đồ biểu đồ, sơ đồ, đồ thị Lịch sử có sẵn trong thiết bị dạy học của nhà trường hoặc nếu không có sẵn thì 10 Mục đích khai thác: Học sinh thấy được so sánh lực lượng giữa quân đội nhà vua và Quốc hội. Hướng khai thác: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các kí hiệu trên lược đồ và đặt câu hỏi gợi mở: - Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc nội chiến? - Em đánh giá như thế nào về cuộc nội chiến? Phe nào chính nghĩa, phe nào phi nghĩa? Vì sao? Học sinh theo dõi lược đồ, sách giáo khoa, trả lời; Giáo viên nhận xét và chốt ý: Ở Anh, từ thế kỉ XII đã có Quốc hội. Song, từ đẩu thế kỉ XVII, các vua Anh không muốn thừa nhận sự tồn tại của quốc hội vì đã hạn chế phần nào sự chuyên quyền của vua. Năm 1640, vì cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Xcốt- len nên Sác-lơ I buộc phải triệu tập Quốc hội. Mâu thuẫn giữa vua và quốc hội không thể điều hoà đã dẫn tới cuộc nội chiến ngày 22- 8-1642. Giai đoạn 1 của cuộc nội chiến (1642 -1645): quân đội của quốc hội bị thất bại vì quân đội của nhà vua được trang bị tốt và thiện chiến hơn. Giai đoạn 2 của cuộc nội chiến (1645 - 1648): sau khi củng cố và tổ chức lại quân đội, lực lượng của quốc hội đứng đầu là Crôm- oen đã giành thắng lợi ở trận quyết định Nê-dơ-bi (miền Trung nước Anh). Vua Sác-lơ I bị thất bại phải chạy lên phía bắc nước Anh và bị người Xcốt-len, đồng minh của quốc hội bắt giữ trao cho Quốc hội. Năm 1648, nội chiến kết thúc. Ngày 30 -1-1649 vua Sác-lơ I bị xử tử. * Hay khi giảng dạy bài 30 - “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”: Khi dạy mục 1.“Sự phát triển của chủ nghĩa Tư bản ở Bắc Mỹ. Nguyên nhân bùng bổ chiến tranh” sẽ có lược đồ sau: 12 và bắt đầu khẩn thực vùng đất này. Từ bấy giờ đến hết thế kỉ XVII, họ đã thành lập được 12 thuộc địa. Thuộc địa thứ 13-Gioóc-gi-a ra đời năm 1732 dưới triều vua Gioc-giơ II. Về mặt địa lí, chính trị, cương giới của 13 thuộc địa: Bắc giáp Ca-na-đa, Nam giáp Phlo-ri-đa (thuộc Tây Ban Nha); Đông là Đại Tây Dương, Tây là Ạ-lê- ga-nít. Căn cứ vào tình hình kinh tế, chính trị, tôn giáo, thành phần dân người ta chia 13 thuộc địa của Anh thành ba miền: Bắc, Trung, Nam. Những thuộc địa miền Bắc là: Ma-xa-chu-xét (thủ phủ là cảng Bô-xtơn) ; Niu Hăm-sai; Rốt Ai-len; Cô-nếch-ti-cớt. Bốn thuộc địa này một tên chung là Niu In- gi-lân (nước Anh mới). Cần lưu ý rằng, danh từ Niu In-gi-lân không phải dùng để chỉ cho cả 13 thuộc địa của Anh. Đây là một bộ phận quan trọng của Hợp chủng quốc Mĩ sau này về kinh tế, chính trị và văn hoá. Bấy giờ, ở đây đã thành lập những trường trung học Ha-vớt, I-ê-lơ, sau trở thành những trường đại học có tiếng ở Mĩ. Những thuộc địa miền Trung là: Niu Oóc, NiuGiơ-xi, Đơ-la-oa (ba thuộc địa này, thực dân Anh đã cướp của Hà Lan), và Pen-xin-va-ni-a (thủ phủ là thành phố Phi-la-đen-phi-a gồm 25000 dân). Những thuộc địa miền Trung giàu khoáng sản rất cần cho sự phát triển công nghiệp (sắt, than đá) và nhiều gỗ phục vụ cho công nghiệp đóng tàu. Những thuộc địa miền Nam là: Viếc-gi-ni-a, Mê-ri-len, Ca-rô-lin-na Bắc, Ca- rô-lin-na Nam và Gioóc-gi-a. Miền này rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, từ sản xuất lưong thực (lúa mì, lúa gạo) đến cây công nghiệp (thuốc lá, bông, chàm). Cư dân ở 13 thuộc địa, phần lớn là người Anh và con cháu của họ di cư sang. Họ đã tiêu diệt, dồn đuổi đến cùng người In-đi-an (da đỏ) về phía tây bằng những cuộc chiến tranh chinh phạt thực sự để chiếm lấy đất đai và đem nô lệ da đen châu Phi đến khai khẩn đồn điền ở đây Hiện nay diện tích nước Mĩ đã mở rộng hơn rất nhiều và gồm 50 bang. Khi giảng dạy bài 31. “Cách mạng tư sản Pháp”, ở mục 1. “Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến” thuộc phần II. “Tiến trình cách mạng”, sẽ có lược đồ sau: 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_kenh_hinh_de_tao_hung_thu_ho.docx