Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập để nâng cao hiệu quả giảng dạy qua bài học Lịch sử lớp 10 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập để nâng cao hiệu quả giảng dạy qua bài học Lịch sử lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập để nâng cao hiệu quả giảng dạy qua bài học Lịch sử lớp 10 THPT
MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đầu...................................................................................................................1 1.1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................1 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................2 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................2 1.5. Những điểm mới của SKKN ..............................................................................2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm...........................................................................3 2.1. Cơ sở lý luận của SKKN ....................................................................................3 2.2.1. Phƣơng tiện dạy học........................................................................................3 2.1.2. Phiếu học tập ...................................................................................................3 a. Khái niệm...............................................................................................................3 b. Phân loại các hình thức của phiếu học tập.............................................................4 c. Vai trò của phiếu học tập .......................................................................................4 d. Các bƣớc thiết kế phiếu học tập............................................................................4 e. Sử dụng phiếu học tập ...........................................................................................4 2.2. Thực trạng của vấn đề ........................................................................................5 2.3 Các giải pháp thực hiện .......................................................................................6 2.3.1. Thiết kế phiếu học tập trong giảng dạy ...........................................................6 a. Phần dẫn của phiếu học tập ...................................................................................6 b. Phần hoạt động ......................................................................................................6 c. Phần quy định thời gian .........................................................................................6 d. Phần đáp án............................................................................................................7 2.3.2. Kinh nghiệm thiết kế phiếu học tập.................................................................7 2.3.3. Vận dụng phiếu học tập trong tiết giảng..........................................................7 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................................18 3. Kết luận và kiến nghị...........................................................................................19 3.1. Kết luận ............................................................................................................19 3.2. Một số kiến nghị...............................................................................................19 * Tài liệu tham khảo 0 học tập, cách sử dụng phiếu học tập và hiệu quả của phiếu học tập trong quá trình học tập nhằm nâng cao hiệu quả của bài học. 1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi vận dụng trong quá trình giảng dạy môn lịch sử lớp 10 của trƣờng THPT Vĩnh Lộc. Tôi vận dụng vào bài học cụ thể là bài 19:„„Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV‟‟. 1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau : + Nghiên cứu tƣ liệu để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu. + Khảo sát thực tiễn qua thông tin trên mạng và qua thực trạng học môn lịch sử của trƣờng THPT mà tôi đang dạy để có cái nhìn khái quát về thực trạng dạy học môn lịch sử và thực trạng của việc giáo dục truyền thống yêu nƣớc của học sinh hiện nay. + Vận dụng kiến thức soạn một tiết dạy cụ thể, đó là bài 19:„„Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV‟‟. 5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN - So với SKKN mà tôi làm năm trƣớc thì năm nay tôi đã bổ sung một số giải pháp để giải quyết vấn đề nhƣ: cách thiết kế phiếu học tập, thiết kế phiếu học tập trong một tiết học cụ thể. - Thiết kế lại cấu trúc của bài học: ghép giữa các mục để sử dụng phiếu học tập đạt hiệu quả cao. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ : 2.1.1. Phương tiện dạy học: Phƣơng tiện dạy học bao gồm những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc truyền tải những thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển quá trình dạy học. Đó là: mô hình, hình vẽ, sách giáo khoa, máy vi tính, máy chiếu... Theo Phạm Ngọc Quang, “ Phƣơng tiện dạy học bao gồm mọi thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp đƣợc dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo”. Phƣơng tiện dạy học giữ vai trò quan trọng góp phần hƣớng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, kích thích hứng thú học tập của học sinh, góp phần phát triển trí tuệ và giáo dục nhân cách cho học sinh. V.P. Golov cho rằng: “Phương tiện dạy học là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nội dung giáo dục và phát triển học sinh trong quá trình dạy học”. Những tri thức học sinh lĩnh hội đƣợc hình thành thông qua bằng con đƣờng trực quan, ngoài ra không có con đƣờng nào khác. Trực quan làm cho quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh trở nên dễ dàng, tự giác, có ý thức và vững chắc hơn, tạo ra hứng thú học tập của học sinh, là phƣơng tiện tốt nhất để giáo viên gần gũi với học sinh và là phƣơng tiện quan trọng để phát triển tƣ duy cho học sinh. V.L Lênin nhận xét: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu 2 - Bước 2: Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung của phiếu học tập và hình thức thể hiện trong phiếu học tập. Nội dung của phiếu học tập đƣợc xác định dựa vào một số cơ sở sau: mục tiêu của bài học, kiến thức cơ bản, phân bố thời gian, phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học, môi trƣờng lớp học để xác định nội dung, khối lƣợng công việc trong phiếu học tập cho phù hợp. - Bước 3: Viết phiếu học tập: Các thông tin, yêu cầu... trên phiếu học tập phải đƣợc ghi rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Phần dành cho học sinh điền các thông tin phải có khoảng trống thích hợp. Cách trình bày phiếu phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ. e.Sử dụng phiếu học tập: Phiếu học tập là công cụ để giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, đồng thời là cơ sở để học sinh tiến hành các hoạt động một cách tích cực, chủ động. Việc sử dụng phiếu học tập nên đƣợc sử dụng trong dạy kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra... và thƣờng đƣợc diễn ra theo quy trình sau: - Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập, giao phiếu học tập cho học sinh, tùy theo hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên giao cho mỗi học sinh một phiếu hay mỗi nhóm một phiếu. - Tiến hành quan sát, hƣớng dẫn và giám sát kết quả hoạt động của học sinh. - Tổ chức cho một số cá nhân hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập. Hƣớng dẫn toàn lớp trao đổi, bổ sung hoàn thành phiếu học tập. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trao đổi chéo nhau để sửa chữa, đánh giá kết quả làm việc với phiếu học tập của nhau trên cơ sở các kết luận của giáo viên. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Môn lịch sử ở nhà trƣờng phổ thông có tác dụng to lớn đối với việc giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử dân tộc, truyền thống dân tộc, hình thành nên thế giới quan khoa học... Song do đặc thù của bộ môn lịch sử, do một số giáo viên còn chƣa thực sự hiểu sâu về phƣơng pháp dạy học và kiến thức còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, tức là chƣa làm chủ đƣợc kiến thức dẫn đến giờ học khô khan, nhàm chán và nặng nề. Tình trạng này đã làm mất đi tính hấp dẫn của môn lịch sử. Hơn nữa, do tƣ tƣởng coi môn sử là “môn phụ”, học sinh “học gì thi nấy” nên nhiều học sinh quay lƣng với môn sử. Quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần trí nhớ không phải tƣ duy, động não, không có bài tập thực hành đã ảnh hƣởng đến việc đánh giá, tổ chức phƣơng pháp dạy học. Trong những năm gần đây Bộ giáo dục có nhiều thay đổi về kì thi THPT quốc gia, nếu các năm 2015, 2016 học sinh đƣợc lựa chọn môn thi để xét tốt nghiệp thì đa phần học sinh không chọn môn lịch sử vì khó học, khó đạt điểm cao. Còn trong vài năm gần đây khi Bộ đƣa môn sử vào tổ hợp xét tốt nghiệp, môn sử thuộc nhóm các môn khoa học xã hội gồm: sử - địa – gdcd, so với tổ hợp các môn khoa học tự nhiên thì tổ hợp này vẫn có nhiều học sinh lựa chọn. Nhƣng thực trạng đáng buồn là không phải các em yêu thích môn sử hơn mà đa phần những em lựa chọn môn sử vì nó nằm trong tổ hợp các môn khoa học xã hội và có môn địa và giáo dục 4 việc hoạt động nhóm, nâng cao khả năng lĩnh hội kiến thức để làm tiền đề cho việc học tập môn lịch sử ở những lớp trên. 2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN : 2.3.1. Thiết kế phiếu học tập trong giảng dạy: a. Phần dẫn của phiếu học tập: Phần dẫn của phiếu học tập là các chỉ dẫn của giáo viên quy định kiểu hoạt động, nội dung hoạt động hay nguồn thông tin. Ví dụ: Dựa vào kiến thức của sách giáo khoa...trang...em hãy hoàn thành những nội dung ghi trong phiếu học tập về.... b. Phần hoạt động: Là phần chỉ những công việc, thao tác mà học sinh cần thực hiện, có thể là một hoặc nhiều hoạt động. Ví dụ: Dựa vào kiến thức của sách giáo khoa...trang...em hãy hoàn thành những nội dung ghi trong phiếu học tập về.... - Các thao tác, công việc học sinh cần thực hiện là: + Đọc thông tin mục....SGK...trang.... + Hoàn thành nội dung của phiếu học tập. c. Phần quy định thời gian: Phiếu học tập cần quy định thời gian hoàn thành bao lâu là căn cứ vào trình độ HS, thời gian của tiết học. Các công việc, hoạt động phải đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian nhất định, tùy khối công việc mà giáo viên quy định thời gian cho học sinh hoàn thành có thể là 5 phút,10 phút, 15 phút hoặc có thể kéo dài hơn... d. Phần đáp án: Phần đáp án thƣờng tách biệt với các phần trên và đƣợc giáo viên dùng để chỉnh sửa, bổ sung cho học sinh. 2.3.2. Kinh nghiệm thiết kế phiếu học tập: Khi thiết kế phiếu học tập trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý: - Nội dung phù hợp, ngắn gọn, trọng tâm. Giáo viên cần nắm năng lực của học sinh để đƣa ra phiếu học tập vừa sức. - Từ ngữ ghi trong phiếu học tập phải trong sáng, dễ hiểu. - Nên thiết kế phiếu học tập kết hợp cả kênh chữ và kênh hình để kích thích hứng thú học tập của học sinh. - Số lƣợng phiếu học tập trong một tiết học vừa phải, không nhiều quá gây tốn thời gian và không cần thiết nhƣng cũng không quá ít. - Số câu hỏi không nên quá nhiều hay yêu cầu không nên quá dài. - Hình thức đẹp và khoa học, nên tách phiếu học tập ra từng phần rõ ràng để học sinh dễ theo dõi, kết hợp với làm việc nhóm. - Thông tin, dữ liệu cần đƣợc chủ động tích lũy, cập nhật thƣờng xuyên. 2.3.3. Vận dụng phiếu học tập trong bài giảng: Bài 19:„„Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV‟‟. (Tiết ppct: 25). I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 6 - Yêu cầu HS quan sát lƣợc đồ tóm tắt về những chiến thắng tiêu biểu của quân dân nhà Trần. Lập bảng so sánh giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lí- Trần với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 3. Gợi ý sản phẩm: - Qua nghiên cứu lƣợc đồ và sách giáo khoa, học sinh sẽ biết đƣợc những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiêu biểu của nhân dân ta, nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến, rút ra đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/KHỞI ĐỘNG/GIỚI THIỆU/DẪN DẮT/NÊU VẤN ĐỀ 1. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập cho học sinh khởi động để giáo viên giới thiệu bài học. 2. Phƣơng thức: Gv chuẩn bị một mảnh ghép gồm 4 ô cho Hs lựa chọn mảnh ghép, lật mở. Mỗi mảnh ghép tƣơng ứng với một bức tranh về các nhân vật lịch sử gắn liền với thắng lợi quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X-XV. Câu hỏi: Hãy cho biết hình ảnh trên gợi cho em về nhân vật lịch sử nào? - Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trả lời câu hỏi 3. Gợi ý sản phẩm: - Mảnh ghép 1: Hình ảnh Lê Hoàn. - Mảnh ghép 2: Hình ảnh Lí Thƣờng Kiệt. - Mảnh ghép 3: Hình ảnh Hƣng Đạo Đại Vƣơng Trần Quốc Tuấn. - Mảnh ghép 4: Hình ảnh Lê Lợi. 4. Giới thiệu bài mới: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là thời kì xây dựng và phát triển của nhà nƣớc phong kiến độc lập. Trong suốt gần 6 thế kỉ nhân dân ta liên tục đứng lên chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. Ở thế kỉ nào nhân dân ta cũng giành đƣợc thắng lợi vang dội, những thắng lợi đó gắn liền với các tên tuổi: Lê Hoàn, Lí Thƣờng Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi. Ở bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X-XV” cô và các em cùng nhau ôn lại những chiến thắng huy hoàng của quân dân ta. Ở bài 19, tiết ppct 25 gồm có 3 mục lớn. I. Những cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Tống. II. Các cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII. III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lƣợc Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. Ở bài học này cô ghép phần kiến thức của mục I, II, III nhằm giúp các em tích cực hoạt động và hiểu rõ hơn đồng thời so sánh những thắng lợi của quân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X-XV. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu, phƣơng thức hoạt động Gợi ý sản phẩm I. Những cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Tống. I. Những cuộc II. Các cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc Nguyên-Mông kháng chiến ở thế kỉ XIII. chống quân xâm 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_su_dung_phieu_hoc_tap_de_n.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập để nâng cao hiệu quả giảng dạy qua bài học L.pdf