Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào dạy học bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ - Sinh học 10

pdf 21 trang sk10 18/07/2024 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào dạy học bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ - Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào dạy học bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ - Sinh học 10

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào dạy học bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ - Sinh học 10
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 TÊN ĐỀ TÀI 
 “LỒNG GHÉP MỘT SỐ KỸ NĂNG CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC 
KHỎE VÀO DẠY HỌC BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG 
 TẾ BÀO CHỦ - SINH HỌC 10.” 
 Lĩnh vực/ Môn: Sinh Học 
 Cấp học : THPT 
 Tác giả: Đoàn Văn L ợi 
 Đơn vị công tác: Trư ờng THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa 
 Chức vụ: Giáo viên 
 Năm học 2018- 2019 
 Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội 
 ĐỀ TÀI SKKN 
“LỒNG GHÉP MỘT SỐ KỸ NĂNG CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC 
KHỎE VÀO DẠY HỌC BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ 
BÀO CHỦ - SINH HỌC 10.” 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 
 1. Lí do chọn đề tài. 
 Xuất phát từ thực tế nhu cầu về nguồn nhân lực con Người có đầy đủ trình 
độ,năng lực, sức khỏe và phẩm chất đạo đưc. Hiện nay Bộ GD và ĐT đang tiến 
hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học. Trong đó, có cấp trung học 
phổ thông nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. 
 Công cuộc đổi mới này liên quan đến nhiều lĩnh vực như đổi mới chương 
trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy và học, đổi mới phương pháp 
dạy và học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới quản 
lí 
 Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất 
nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói 
trên trong từng tiết học. 
 Trong những năm gần đây đã có nhiều chương trình nghiên cứu và ứng dụng 
các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục như phương pháp 
dạy học tích cực, tích hợp liên môn, lồng ghép các chương trình vào giảng dạy... 
 Hưởng ứng những chủ chương của Bộ GD và ĐT hiện nay ở các trường phổ 
thông đã có những tiến bộ đáng kể. Phương pháp dạy học truyền thống “giáo 
viên làm trung tâm”, học sinh thụ động ghi chép là chính đã từng bước thay thế 
bởi phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên đóng vai trò 
chỉ đạo định hướng quá trình nhận thức của học sinh. Song việc đổi mới phương 
pháp dạy học còn gặp nhiều khó khăn do nhiều lí do (nhận thức của giáo viên, 
hứng thú học tập của học sinh, phương tiện dạy học, nôi dung chương trình sách 
giáo khoa, cơ sở vật chất.) còn nhiều điều bất cập. 
 Một thực tế trong cuộc sống là tình hình về sức khỏe của toàn bộ cộng đồng 
loài Người của Đất Nước Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang bị 
ảnh hưởng nghiêm trọng do rất nhiều các yếu tố khác nhau như: ảnh hưởng xấu 
của điều kiện môi trường, thói quen sinh hoạt không tốt và rất nhiều loại tác 
nhân gây bệnh trong đó Vrut là đối tượng vô cùng nguy hiểm. 
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm tạo hứng thú cho học sinh, nâng 
cao chất lượng dạy học và giúp các em có khả năng tự chăm sóc và bảo vệ sức 
khỏe bản thân. Tôi mạnh dạn đưa ra cho mình một phương pháp giảng dạy riêng 
thông qua đề tài nghiên cứu “lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ 
 1/19 Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội 
 Người thầy phải nắm vững bản chất và các quy luật của quá trình dạy học để 
có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng 
của mình nhất. 
- Cần nhấn mạnh rằng: vai trò hoạt động của học sinh trong mỗi giờ học là hết 
sức quan trọng. 
* Học sinh tham gia chủ động vào quá trình nhận thức, thông qua: 
+ Học sinh có nhu cầu nhận thức, khao khát tìm hiểu kiến thức mới trong mỗi 
bài học. 
+ Tự giác chủ động thực hiện các hoạt động học tập nhằm tìm tòi, phát hiện tri 
thức và học được cách tìm ra tri thức mới. 
+ Bộc lộ khả năng tự nhận thức. 
+ Tham gia vào hoạt động hợp tác, theo nhóm, giúp nhau , cùng nhau tìm tòi, 
phát hiện kiến thức. 
+ Tham gia thảo luận, tranh luận, góp ý kiến với bạn và bảo vệ ý kiến của cá 
nhân. 
+ Khuyến khích nêu thắc mắc, phát hiện vấn đề và tham gia giải đáp. 
+ Tự đánh giá và tham gia nhận xét đánh giá lẫn nhau. 
+ Tự bổ sung và hoàn thiện kiến thức. 
- Trong hoạt động dạy học, dạy học theo kiểu hoạt động nhóm được xem là phổ 
biến. Hoạt động tập thể sẽ giúp giải quyết những vấn đề gay cấn, nhanh hơn. 
Hình thức này cũng giúp cho các em quen dần và sớm thích ứng với đời sống xã 
hội nhất là trong giai đoạn hiện nay. 
- Để việc học tập đạt kết quả tốt các em cần có sức khỏe tốt. Sức khỏe là vô 
cùng quý giá đối với mỗi chúng ta, “có sức khỏe là có tất cả, không có sức khỏe 
là không có gì”. Nhưng trong thực tế không phải ai cũng biết cách chăm sóc và 
bảo vệ sực khỏe của bản thân, nhất là các em học sinh vì hiểu biết về vốn sống 
của các em còn hạn chế. Đa số các em có thói quen ăn uống, vui chơi, học tập, 
làm việc và sinh hoạt theo sở thích của bản thân một cách bốc đồng, ngẫu hứng 
không có kiến thức, mà bản thân không lường trước được hậu quả có thể mắc 
phải một số căn bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng lâu dài 
đến cả cuộc đời và tương lai của các em như các bệnh: HIV – AIDS, viêm gan 
B, cúm gia cầm, quai bị, đậu mùa và ung thư... Những tác nhân gây ra những 
căn bệnh trên có rất nhiều yếu tố, nhưng Virut được coi là chủ mưu và là nguyên 
nhân chính, mà chúng thì không rễ nhận ra được vì có kích thước vô cùng nhỏ 
bé lại có những phương thức lây lan vô cùng đa dạng mà các em chưa biết để 
phòng tránh. Đặc biệt nhiều loại chưa có thuốc đặc trị như Virut HIV, virut gây 
 3/19 Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội 
trứng suy hô hấp và rất rễ tử vong cho người bệnh. Vì vậy giáo dục kỹ năng 
phòng tránh sự lây nhiễm, gây bệnh của những loại virut này là vô cùng cấp 
thiết. 
 Từ những vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra được một số 
giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo hứng thú cho các em và giáo dục 
thêm cho các em một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chống lại các tác 
nhân gây bệnh qua bài 30: sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, trong chương 
“Virut và bệnh truyền nhiễm” . 
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ TÀI. 
1. Thực trạng về giáo dục kiến thức kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe 
cho học sinh ở trường phổ thông. 
 Ở trong trường phổ thông nói chung và toàn thể các cấp học việc giáo dục kỹ 
năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh vẫn còn rất hạn chế, chưa có 
nhiều đề tài nghiên cứu để hoàn thiện bản thân cho các em về những lĩnh vực 
này. 
 Cụ thể ở trường THPT Lưu Hoàng chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực 
giáo dục kỹ năng sống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy. 
 Theo quan niệm của nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới. Kỹ năng sống là 
một phạm trù rất rộng: ví dụ tổ chức (WHO) định nghĩa kỹ năng sống là những 
kỹ năng tâm lí xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình 
huống hàng ngày. Theo (UNICEF) Kỹ năng sống là kỹ năng tâm lý xã hội có 
liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thể hiện ra bằng hành 
vị làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu 
của cuộc sống. 
 Kỹ năng sống giúp con người luôn sống yêu đời, hạnh phúc, biết làm chủ 
cuộc sống của mình. Kỹ năng sống đặc biệt quan trọng đối với vấn đề chăm sóc 
và bảo vệ sức khỏe cho bản thân mỗi con người. 
 Trong đó kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân là một khái niệm 
tổng hợp , là khả năng tự chăm lo cho cuộc sống của mình, biết quản lý bản thân 
không để những cảm xúc tiêu cực, tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến bản 
thân và người khác. Kỹ năng chăm sóc sức khỏe bản thân là một phạm trù rất 
rộng, trong đó có kỹ năng phòng tránh, chống lại tác hại của các tác nhân gây 
bệnh, đặc biệt là những căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi các loại virut. Thực tế 
hiểu biết của các em học sinh về những kỹ năng này vẫn còn rất hạn chế. Chính 
vì vậy việc lồng ghép kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe có vai trò rất quan 
trọng trong sự nghiệp trồng người. 
2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài. 
 5/19 Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội 
các phương pháp giảng dạy, phối hợp đa dạng nguồn chi thức sẽ giúp các em 
phát triển toàn diện về mọi mặt tốt hơn và hiệu quả hơn. 
3. Số liệu khảo sát thống kê. 
 Tháng 9 năm học 2018-2019 tiến hành khảo sát kiến thức cơ bản về ”kỹ năng 
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chống lại sự gây bệnh của virut” trước khi thực 
hiện đề tài ở 4 lớp 10A1, 10A5, 10A7, 10A9 ( tổng số 150 học sinh) với 10 câu 
hỏi sau: 
Câu 1. Khả năng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh được gọi là ? 
A. Kháng thể B. Miễn dịch 
C. Kháng nguyên D. Đề kháng 
Câu 2. Bệnh truyền nhiễm sau đây không lây truyền qua đường hô hấp 
là ? 
A. Bệnh SARS B. Bệnh AIDS 
C. Bệnh lao D. Bệnh cúm 
Câu 3. Trong các bệnh được liệt kê sau đây , bệnh do virut gây ra là ? 
A. Viêm não Nhật bản B. Uốn ván 
C. Thương hàn D. Dịch hạch 
Câu 4. Sốt suất huyết là do đối tượng nào truyền bệnh, cách phòng tránh 
tốt nhất là? 
A. Muỗi- ngủ mắc màn B. Muỗi – tránh tiếp xúc với nguồn bệnh. 
C. Muỗi- tiêm vacxin thường xuyên. D. Ruồi- tiêm vacxin. 
Câu 5. Sốt xuất huyết có những dấu hiệu nào để nhận biết? 
A. Sốt cao kèm đau đầu, xuất hiện các vùng xuất huyết ngoài da. 
B. Sốt cao kèm đau đầu, suất hiện các vừng xuất huyết dưới da. 
C. Không sốt cao, đau đầu xuất hiện xuất huyết trong lòng bàn tay. 
D. Sốt nhẹ, đau đầu, suất hiện các vừng xuất huyết dưới da. 
Câu 6. Hoạt động nào sau đây không lây truyền HIV? 
A. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV 
B. Bắt tay qua giao tiếp 
C. Truyền máu đã bị nhiễm HIV 
D. Tất cả các hoạt động trên 
Câu 7. Các bệnh cơ hội xuất hiện ở người bị nhiễm HIV vào giai đoạn 
nào sau đây ? 
A. Giai đoạn sơ nhiễm không triệu chứng 
B. Giai đoạn có triệu chứng nhưng không rõ nguyên nhân 
C. Giai đoạn thứ ba 
D. Tất cả các giai đoạn trên . 
 7/19 Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội 
trống lại các tác nhân gây bệnh là virut và kỹ năng phòng tránh, chữa trị. Thông 
qua giao tiếp, nói chuyện để xác định. 
- Giải pháp thứ ba: quan sát, tiếp xúc, giúp đỡ, tư vấn cho học sinh rèn luyện 
kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các em. 
- Giải pháp thứ tư: cho học sinh trải nghiệm thông qua các buổi ngoại khóa, 
thăm quan trải nghiệm, giúp các em học tập một số kỹ năng như nhận biết tác 
nhân gây bệnh, biết xác định vị trí của các ổ bệnh, các con đường lây truyền, 
thực tế biểu hiện của bệnh tại địa phương hoặc các trung tâm y tế. 
- Giải pháp thứ năm: tổ chức cho học sinh thực hành kỹ năng chăm sóc và bảo 
vệ sức khỏe. Thông qua các tiết học cho học sinh thực hành xác định các biện 
pháp giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chống lại các tác nhânh gây bệnh như 
dùng bài kiểm tra hoặc xử lý các tình huống mà giáo viên đã chuẩn bị, để giúp 
các em có kiến thức và tự tin khi gặp các tình huống thực ngoài cuộc sống hàng 
ngày. 
2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện. 
- Nghiên cứu tài liệu để thu thập kiến thức có liên quan. 
- Nghiên cứu nội dung bài học, soạn giáo án, xác định thời điểm và vị trí của bài 
để lồng ghép. 
- Tiến hành tổ chức giảng dạy có lồng ghép các câu hỏi về kỹ năng chăm sóc và 
bảo vệ sưc khỏe qua bài học. 
- Tổ chức tuyên truyền cho học sinh trong các buổi ngoại khóa, hoặc dưới dạng 
tờ rơi. 
* Giáo án các bài học có sự lồng ghép kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe 
cho học sinh. 
 TIẾT 31. BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ. 
I.Mục tiêu. Sau khi học song bài này học sinh cần đạt. 
1. Kiến thức: HS 
- Nắm được đặc điểm mỗi giai đoạn nhân lên của virut. 
- Hiểu được HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch và chính do suy giảm miễn 
dịch mà xuất hiện các bệnh cơ hội - hội chứng AIDS. 
2. Kĩ năng: 
- Giúp học sinh phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, kỹ năng làm 
việc độc lập, làm việc nhóm. 
- Rèn cho học sinh kỹ năng tư duy, phân tích và so sánh. 
3. Thái độ: 
 9/19 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_mot_so_ky_nang_cham_soc_va_b.pdf