Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học môn Thể dục cho học sinh khối 10 trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc

docx 45 trang sk10 23/12/2024 630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học môn Thể dục cho học sinh khối 10 trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học môn Thể dục cho học sinh khối 10 trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học môn Thể dục cho học sinh khối 10 trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC 
 TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:Lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học môn thể 
 dục cho học sinh khối 10 trường PT DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc
 Tác giả sáng kiến: Trần Xuân Thiện 
 Mã sáng kiến: 04.60.
 Vĩnh Phúc, Năm 2021 MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu................................................................................................1
2. Tên sáng kiến ...............................................................................................3
3. Tác giả sáng kiến .........................................................................................3
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến .......................................................................4
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến........................................................................4
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử ........................4
7. Mô tả bản chất của sáng kiến .....................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................4
1.1. Vị trí vai trò của công tác GDTC trong việc giáo dục con người toàn 
diện ....................................................................................................................4
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trường học ...........5
1.3 Nội dung chương trình giảng dạy môn thể dục ở trường PT DTNT cấp 2-3 
Vĩnh Phúc..........................................................................................................6
1.4. Các khái niệm được sử dụng trong đề tài...................................................8
1.4.1. Giáo dục thể chất.....................................................................................8
1.4.2. Phát triển thể chất....................................................................................8
1.4.3. Chất lượng giáo dục thể chất...................................................................9
1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi (từ 15 - 18 tuổi)........................................9
1.5.1. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi THPT........................................................9
1.5.2. Đặc điểm sinh lý học sinh trung học phổ thông ....................................10
CHƯƠNG 2. NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN 
CỨU ................................................................................................................13
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................13
2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................13
2.2.1. Phương pháp đọc tổng hợp và phân tích tài liệu ...................................13
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn.........................................................................13
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm.............................................................14
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.............................................................14 DANH MỤC BIỂUBẢNG
Biểu bảng Nội dung Trang
 Nhu cầu ham thích môn thể dục của học sinh khối 10 
Bảng 3.1 19
 trường PT DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
 Thực trạng kết quả học tập môn thể dục của học sinh khối 
Bảng 3.2 20
 10 trường PT DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy của 
Bảng 3.4 22
 trường PT DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu 
Bảng 3.5 quả giờ học môn thể dục cho học sinh khối 10 trường PT 24
 DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
 Kết quả kiểm tra trình độ thể lực theo tiêu chuẩn RLTT 
Bảng 3.6 32
 của 2 lớp TN và ĐC trước TN.
Bảng 3.7 Kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐCtrước TN. 32
 Kết quả kiểm tra trình độ thể lực theo tiêu chuẩn RLTT 
Bảng 3.8 33
 của 2 lớp TN và ĐC sau TN.
Bảng 3.9 Kết quả học tập của lớp TNvà lớp ĐC sau TN. 33
 So sánh kết quả học tập xếp loại tốt của 2 lớp TN và ĐC 
Bảng 3.10 34
 trước và sau TN.
 So sánh kết quả học tập xếp loại đạt của 2 lớp TN và ĐC 
Bảng 3.11 35
 trước và sau TN.
 So sánh kết quả học tập xếp loại yếu của 2 lớp TN và ĐC 
Bảng 3.12 36
 trước và sau TN.
 So sánh kết quả học tập xếp loại tốt của 2 lớp TN và ĐC 
Biểu đồ 1 34
 trước và sau TN.
 So sánh kết quả học tập xếp loại đạt của 2 lớp TN và ĐC 
Biểu đồ 2 35
 trước và sau TN.
 So sánh kết quả học tập xếp loại yếu của 2 lớp TN và ĐC 
Biểu đồ 3 36
 trước và sau TN. TDTT trong giai đoạn mới, Đảng ta cũng đánh giá: “Phát triển TDTT là một 
bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và 
Nhà nước...công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ làm 
phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao 
động xã hội...đồng thời thực hiện GDTC trong tất cả các trường học. Làm 
cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, 
sinh viên”[2]. GDTC trong trường học các cấp là một mặt giáo dục quan 
trọng trong sự nghiệp giáo dục toàn diện góp phần thực hiện mục tiêu “Nâng 
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đáp ứng nhu 
cầu đổi mới sự nghiệp kinh tế-xã hội nước ta”. Như nghị quyết Đại hội VII 
của Đảng đã nêu [11].
 TDTT trường học bao gồm GDTC và hoạt động thể thao là một bộ 
phận quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện. 
Tăng cường công tác GDTC trong trường học nhằm thực hiện mục tiêu phát 
triển thể chất cho học sinh, góp phần đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân 
tương lai của đất nước trở thành những con người có sự phát triển hài hoà 
toàn diện cả vể thể chất lẫn tinh thần và tri thức, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu 
xây dựng phát triển đất nước trong thời kì mới. Vì vậy, trong văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ VII có viết: “Công tác TDTT cần coi trọng nâng 
cao chất lượng GDTC trong trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động 
đông đảo nhân dân tham gia rèn luyện thân thể hàng ngày”.
 GDTC trong trường học là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục 
XHCN. Nó góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện. Dưới chế độ 
của chủ nghĩa xã hội nó là vốn quý nhất bảo vệ tăng cường sức khoẻ cho nhân 
dân lao động mà trước hết là đối tượng học sinh trong các nhà trường luôn là 
nhiệm vụ hàng đầu trong nền giáo dục. Một trong những mục tiêu cụ thể của 
ngành TDTT là tăng cường công tác GDTC trong trường học, làm cho việc 
rèn luyện cơ thể trở thành hoạt động nền nếp hàng ngày của học sinh các cấp.
 2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Xuân Thiện – Giáo viên trường PT 
DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học môn thể dục cho học sinh 
khối 10 trường PT DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:09/2020
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 CHƯƠNG 1
 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí vai trò của công tác GDTC trong việc giáo dục con người 
toàn diện
 GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu 
được của nền giáo dục XHCN. Dưới chế độ XHCN con người là vốn quý báu 
nhất. Bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho nhân dân lao động mà trước hết là 
đối tượng học sinh trong các nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng cấp 
bách, bởi vì thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, quyết định sự phát triển của 
một quốc gia.
 Hiện nay GDTC là môn học bắt buộc được dạy chính thức trong kế 
hoạch giảng dạy của các trường từ mầm non đến đại học. Bởi để phát triển về 
mọi mặt con người cần được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ.
 Ở bậc mầm non, hoạt động GDTC được tiến hành thông qua việc 
hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động. Những hoạt động này 
giúp trẻ tăng khả năng vận động, phát triển thể chất bước đầu giáo dục trẻ các 
kỹ năng vận động cơ bản, đồng thời còn mở rộng trí tuệ, giúp trẻ hiểu được 
tác dụng của trò chơi, hiểu được tâm trạng của các bạn cùng lứa tuổi...GDTC 
còn giáo dục cho trẻ tính kiên trì, sự thẳng thắn, tính trung thực, ý chí, tinh 
thần tập thể nhân ái, có hứng thú với việc học tập của mình. Đây đều là những
 4 kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC ở tất cả các trường 
học”...[2]
 Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII tháng 6 năm 1991 về công tác 
GDTC khẳng định: “Về công tác GDTC cần coi trọng chất lượng GDTC 
trong trường học...tổ chức hướng dẫn và động viên đông đảo nhân dân tham 
gia rèn luyện thân thể hàng ngày” [11]. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc 
lần thứ IX với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và 
sự hoà nhập với nền công nghệ tri thức. Đảng ta càng coi trong hơn sự nghiệp 
GD - ĐT, những cụm từ “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “Xã hội 
hóa giáo dục”, “Công nghệ tri thức” đã và đang trở thành hiện thực hóa trong 
sự nghiệp giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước.
 Ngày 21/10/2002 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 
17/CT-TW về phát triển TDTT đến năm 2010 trong đó nêu rõ những phương 
hướng, nhiệm vụ, biện pháp thực hiện việc đẩy mạnh phong trào TDTT rộng 
khắp trong cả nước. Với thể thao trường học chỉ thị nêu: “Đẩy mạnh hoạt 
động TDTT ở trường học. Tiến tới bảo đảm mỗi trường đều có giáo viên thể 
dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao 
chất lượng GDTC, xem đây là một tiêu chí xét công nhận trường chuẩn quốc 
gia” [3].
 GDTC đã và đang từng bước cải thiện, hoàn thiện, đáp ứng được sự 
phát triển của đất nước.
1.3 Nội dung chương trình giảng dạy môn thể dục ở trường PT DTNT 
cấp 2-3 Vĩnh Phúc
 Chương trình là cội nguồn của kiến thức, quyết định đầu ra của người 
học. Có thể khái quát chương trình như sau: Chương trình là toàn bộ nội dung 
giảng dạy, học tập nêu vắn tắt, quy định chính thức cho từng môn học, từng 
lớp và từng cấp học.
 6 1.4. Các khái niệm được sử dụng trong đề tài
 GDTC trong trường học được đánh giá là một bộ phận quan trọng 
không thể thiếu của ngành giáo dục XHCN. Hoạt động GDTC trong các 
trường học được tiến hành với mục đích tăng cường thể chất cho học sinh 
nâng cao trình độ thể thao của các em, góp phần làm phong phú đời sống văn 
hóa giáo dục của học sinh nhằm phát triển toàn diện.
1.4.1. Giáo dục thể chất
 GDTC là một loại hình giáo dục nên nó là quá trình giáo dục có tổ 
chức, có mục đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức, kỹ năng, kỹ 
xảo...từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều đó có nghĩa là GDTC cũng như loại 
hình giáo dục khác là quá trình sư phạm với đầy đủ các đặc điểm của nó (vai 
trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với 
nguyên tắc sư phạm).
 Vậy GDTC là một hình thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh vốn 
kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết trong cuộc sống và những tri thức 
chuyên môn phát triển các tố chất thể lực và tăng cường sức khỏe.
 GDTC mang đầy đủ các đặc điểm của quá trình sư phạm. Đó là vai trò 
chủ đạo điều khiển của giáo viên trong giảng dạy tính chủ động của học sinh 
trong tập luyện. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của GDTC là 
dạy học động tác và phát triển tố chất vận động của con người. Chúng có mối 
quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng hoàn toàn không đồng nhất.
1.4.2. Phát triển thể chất
 Thể chất bao gồm các đặc điểm về hình thái và chức năng của cơ thể. 
Vì vậy, phát triển thể chất là sự thay đổi về hình thái, kích thước và chức năng 
của cơ thể diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân. Sự phát triển thể chất vừa 
là quá trình tự nhiên vì nó tuân thủ những quy luật tự nhiên, quy luật sinh học, 
vừa là quá trình xã hội vì nó có tác động một cách tích cực và chủ động đến 
cơ thể con người.
 8

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_cac_bien_phap_nang_cao_hieu_q.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học môn Thể dục cho học sin.pdf